Nới room tín dụng và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng mạnh dường như là một thông điệp rõ ràng hơn về nới lỏng tiền tệ cuối năm.
>>> Có nên thận trọng với “bơm tiền”?
Tính đến cuối tháng 11, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đã vượt 10%, và mức tăng trưởng này có thể vượt 12% trong năm nay.
Theo Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà, dư nợ toàn hệ thống ngân hàng đã tăng trên 10% tính đến cuối tháng 11, phù hợp với mục tiêu 12% đề ra. Đồng thời, NHNN cũng sẵn sàng phát đi tín hiệu có thể nới thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng trong tháng 12/2021.
Đây là điều được nhiều doanh nghiệp mong đợi trong bối cảnh trước đó, NHNN nhiều lần đề cập đến nỗi lo lạm phát và dự kiến sẽ giữ nguyên chính sách điều hành như ở quý trước. Cộng hưởng với việc NHNN mới đây vừa điều chỉnh nới room cho một loạt các ngân hàng, trong đó có nhiều nhà băng như TPBank, MSB được nới tới mức 25%..., sự rộng rãi của các ngân hàng trong bơm vốn tín dụng cấp vốn cho doanh nghiệp thời gian còn lại và đang gần kề Tết Nhâm Dần hứa hẹn tích cực hơn.
>>> Còn dư địa cho chương trình kích thích phục hồi kinh tế
TS. Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên ĐH Fulbright, cho rằng tăng trưởng tín dụng năm 2021 có thể sẽ đạt cao hơn 12%. Dự báo này tương ứng với chia sẻ của lãnh đạo NHNN đề cập ở trên và khá hợp lý khi với tốc độ tăng trưởng tín dụng đang tăng nhanh và thông thường sẽ tăng gấp đôi ở quý cuối năm, mạnh nhất vào tháng cuối năm.
Theo Công ty Chứng khoán SSI, trong tháng 11, NHNN đã bơm một lượng tiền đồng lớn ra thị trường thông qua kênh mua ngoại tệ, gồm cả mua giao ngay và các hợp đồng kỳ hạn đáo hạn. Cần nhớ thêm là ngay đầu tháng 12, Bộ Tài chính Mỹ đã tái khẳng định Việt Nam không thao túng tiền tệ. Do đó, dự địa cho NHNN mạnh dạn hơn trong hỗ trợ thanh khoản cho thị trường thông qua nhịp bơm tiền đồng– hút ngoại tệ mùa cuối năm sẽ nối dài mục tiêu tăng hiệu quả của nới lỏng tiền tệ.
Nhưng theo các chuyên gia, áp lực lạm phát vẫn là “thanh búa” treo lơ lửng đối với mọi nền kinh tế và dịch chuyển theo mức độ chuyển của đại dịch lẫn các giải pháp ứng phó tài chính của những quốc gia lớn có thể chi phối áp lực lạm phát trên toàn cầu. Trong trường hợp Việt Nam thực sự phải đối mặt cùng áp lực này, NHNN hẳn sẽ điều chỉnh chính sách tiền tệ. Với việc phải cân đối giữa nới lỏng, hỗ trợ thanh khoản ngân hàng để qua đó hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế, kỳ vọng của giới chuyên môn về khả năng NHNN sẽ đẩy độ nới tiền tệ thêm vì vậy, sẽ có giới hạn nhất định.
Có thể bạn quan tâm