“Nóng bỏng” chạy đua vũ trang toàn cầu

Diendandoanhnghiep.vn Trước diễn biến căng thẳng của chiến sự Nga - Ukraine, hàng loạt các quốc gia đã ra thông báo sẽ tăng mạnh chi tiêu quốc phòng.

chiến sự Nga - Ukraine chỉ là chất xúc tác cho cuộc chạy đua vũ trang

Chiến sự Nga - Ukraine là chất xúc tác cho cuộc chạy đua vũ trang nóng bỏng hơn.

>> Loạt thay đổi vũ trang đáng lo ngại của Trung Quốc!

Trên thực tế, chiến sự Nga - Ukraine chỉ là chất xúc tác cho cuộc chạy đua vũ trang bởi trước khi Tổng thống Putin phát động chiến sự tại Ukraine, chi phí quân sự toàn cầu vốn đã chạm mức hậu Chiến Tranh lạnh là 2,1 nghìn tỷ USD. Hiện nay, với các quốc gia đồng loạt tuyên bố tăng chi tiêu quân sự, con số này nhiều khả năng sẽ vượt mức 2,3 nghìn tỷ USD. 

Vào năm 2014, Nga tiến hành sáp nhập Crimea, NATO đã cho thông qua bản Cam kết đầu tư quốc phòng, kêu gọi các nước thành viên đóng góp 2% GDP vào lĩnh vực quân sự. Kể từ đó, chi tiêu quân sự của khu vực châu Âu đã tăng 25%. Tính tới thời điểm hiện tại, 29 quốc gia châu Âu cam kết sẽ đóng góp tổng cộng 209 tỷ USD vào quỹ quốc phòng chung.

Làn sóng tăng cường chi tiêu quốc phòng lan tỏa mạnh mẽ tới mức thu hút cả các quốc gia vốn không quá chú tâm vào quân đội. Điển hình như Đức, vào ngày 27/2/2022 đã công bố kế hoạch thành lập quỹ quân sự đặc biệt trị giá 104 tỷ USD nhằm nâng cấp năng lực quốc phòng. Hay Thụy Điển, một quốc gia vốn trung lập, nay đã ngỏ ý muốn gia nhập NATO và tăng 60% chi tiêu quốc phòng.

Đặc biệt, một số thành viên NATO còn cân nhắc rót thêm tiền vào quân đội. Trong đó, Ba Lan dự kiến sẽ tăng chi tiêu quốc phòng từ 2,1% lên 3% GDP bắt đầu từ năm 2023. Số tiền bổ sung cho quân sự được kỳ vọng sẽ chi trả cho lực lượng quân đội lớn gấp đôi của nước này. Romania cũng không phải ngoại lệ khi từ năm sau sẽ dành tới 2,5% GDP cho chi tiêu quân sự. 

Nổi bật nhất trong xu hướng này là Mỹ với chi phí quốc phòng khoảng 778 tỷ USD, gần bằng 40% tổng chi tiêu quân sự toàn cầu. Số tiền này được chi cho quân đội, nghiên cứu và mua bán vũ khí lâu dài.

Về phía Nga, từ cuộc bầu của Tổng thống năm 2000, nước này đã cho tiến hành 3 chương trình vũ trang quốc gia, theo đó, chi phí quân sự liên tục tăng cao. Tính riêng năm 2021, vào thời điểm quân đội Nga tập trung lực lượng quanh biên giới Ukraine, chi tiêu quốc phòng của Nga đã lên tới 65,9 tỷ USD - tương đương với 4,1% GDP.

>> "Nóng" cuộc đua vũ khí hạt nhân

Tuy nhiên, con số chi tiêu quân sự của Nga vẫn còn quá khiêm tốn so với Trung Quốc. Sau cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan năm 1995-1996, Bắc Kinh bắt đầu chiến dịch hiện đại hóa quân đội trên diện rộng. Xuyên suốt 2 thập kỷ qua, số tiền quốc gia này chi cho quân đội đều đặn tăng trung bình 10% mỗi năm. Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã nêu rõ tham vọng đuổi kịp “lực lượng quân đội hàng đầu thế giới” và hoàn thiện việc hiện đại hóa quân đội vào năm 2035, hướng tới việc nâng đẳng cấp quân đội Trung Quốc lên tầm thế giới vào năm 2049.  Đến nay, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc khoảng 230 tỷ USD, cao thứ hai trên thế giới sau Mỹ.

Đến nay, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc khoảng 230 tỷ USD, cao thứ hai trên thế giới sau Mỹ.

Đến nay, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc khoảng 230 tỷ USD, cao thứ hai trên thế giới sau Mỹ.

Ông Alexandra Marksteiner, Chuyên gia Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm, cho rằng trong bối cảnh Nga tấn công Ukraine, việc tăng chi tiêu quân sự có vẻ hợp lý. Tuy nhiên sẽ sai lầm và nguy hiểm nếu các quốc gia cho rằng phải mở rộng chi tiêu quốc phòng để bảo vệ đất nước. “Việc gia tăng chi tiêu quốc phòng có thể điều hướng nguồn lực nhà nước tới cuộc chạy đua vũ trang ngày một nóng bỏng hơn, đồng thời xa rời các mục tiêu khác như cải thiện dịch vụ y tế, xóa đói giảm nghèo, chống biến đổi khí hậu... Những vấn đề này cũng rất quan trọng đối với nền an ninh và ổn định thế giới”, ông Alexandra Marksteiner nhấn mạnh và cho biết thêm, việc giải quyết các vấn đề an sinh xã hội sẽ gặp nhiều khó khăn nếu ngân sách quốc gia ưu tiên quân đội hơn.

Vào ngày 30/6, Bộ Kinh doanh, Năng lượng và Chiến lược Công nghiệp Vương quốc Anh ra thông báo sẽ cắt giảm một phần nguồn quỹ khí hậu để viện trợ cho Ukraine. Theo phân tích của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc, Quỹ Quốc tế về Phát triển Nông nghiệp và Chương trình Lương thực Thế giới cần 265 tỷ USD mỗi năm từ nay đến năm 2030 để chấm dứt thành công nạn đói trên thế giới. Con số này có vẻ nhiều, nhưng chỉ bằng 12% chi tiêu quân sự năm 2021 trên toàn cầu.

“Các quốc gia hoàn toàn có thể thực hiện các kế hoạch môi trường, xã hội… trong khi vẫn duy trì đầu tư cho các lực lượng vũ trang. Nhưng ngân sách nhà nước là hữu hạn và chính phủ các nước đã tích lũy khoản nợ chưa từng có để ứng phó với đại dịch và trang trải chi phí quốc phòng. Vì thế, cần cân nhắc kỹ lưỡng khi đẩy mạnh chi tiêu quốc phòng. Bởi vì, việc trang bị vũ khí quá mức có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề an sinh xã hội”, ông Alexandra Marksteiner cảnh báo.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Nóng bỏng” chạy đua vũ trang toàn cầu tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714121461 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714121461 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10