Hòa bình đang "vẫy gọi" bán đảo Triều Tiên

Diendandoanhnghiep.vn Ông Kim và ông Moon tay trong tay tiến về phía nhà Hòa Bình bằng những bước đi thanh thoát, như những người con trong một gia đình hội ngộ để thấy mình chưa hề có cuộc chia ly.

Ngoại giao thế giới đương đại chứng kiến không ít cuộc gặp mang tính quyết định sự tồn tại của nhân loại. Trong chiến tranh lạnh (1946 - 1986), hai cực Ianta thẳng vào nhau rằng “đội trời chung”. Tưởng chừng sẽ có chiến tranh thế giới thứ ba ngay sau khi thế chiến II chưa tan mùi thuốc súng.   

Bất ngờ, mùa thu năm 1959 Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô lúc đó là Nikita Khrushchev bất ngờ thăm Mỹ và có cuộc hội đàm với Tổng thống Eisenhower. Đây là lần đầu tiên một lãnh tụ Liên bang Xô viết thăm chính thức kẻ thù lớn nhất! Cuộc viếng thăm khiến cả thế giới vừa bất ngờ vừa mừng vui, nhưng mãi đến 1986 hai cực mới “ấm” lại.

Ngày 23/3/2016, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đặt chân đến thủ đô La Havana, thăm chính thức Cộng hòa Cuba, đây là lần đầu tiên sau 88 năm, một Tổng thống đương nhiệm Hoa Kỳ chính thức hội đàm với lãnh tụ đảo quốc vùng Caribe.

Điều khiến thế giới bị thu hút bởi cuộc gặp này nằm ở chổ, Mỹ và Cuba từng là cực thù, sau khi giành độc lập, chính Eisenhower là người hạ lệnh cấm vận Cuba về thương mại, kinh tế và tài chính. Kể từ đó, vết hằn giữa hai quốc gia ngày càng sâu và xa dù chỉ cách nhau 120km qua eo biển Florida!

Tuy không nghiêm trọng như những ván cờ ngoại giao giữa các nước lớn, nhưng Hội nghị thượng đỉnh liên Triều với sự có mặt của hai lãnh đạo cao nhất hai miền Triều Tiên (ông Kim Jong-un và ông Moon Jae-in) cũng được xem là cuộc gặp lịch sử.

Hội nghị thượng đỉnh lịch sử Nam Bắc triều đánh dấu cột mốc ngoại giao hai miền (Ảnh: AFP)

Hội nghị thượng đỉnh lịch sử liên Triều đánh dấu cột mốc ngoại giao hai miền (Ảnh: AFP)

Sở dĩ gọi là “lịch sử” bởi bán đảo Triều Tiên - kể từ cuộc nội chiến năm 1956 đất nước này chia cắt, hơn nửa thế kỷ qua mâu thuẫn chồng chất mâu thuẫn, có thời điểm hai bên đứng ở bờ vực chiến tranh.

Đây là lần thứ hai Kim Jong un gặp gỡ một nguyên thủ nước ngoài, cũng có thể gọi là lần “đầu tiên” bởi cuộc gặp với ông Tập hồi tháng trước không mang nhiều ý nghĩa ngoại giao. Với Moon Jea in, chắc hẳn lịch sử Hàn Quốc sẽ dành nhiều trang để viết về ông.

Hai bên gặp nhau tại nhà Hòa Bình (peace house) ở Bàn Môn Điếm, Trung Quốc, một địa điểm bí mật bậc nhất trên thế giới. Trước đó, một loạt hành động mang thông điệp hòa bình được cả hai diễn đạt vô cùng tinh tế.

Hầu như truyền thông thế giới chưa khi nào có cơ hội tận thấy ông Kim bắt tay với quan chức nước khác, chỉ một và một cảm xúc duy nhất trên khuôn mặt là sự tập trung cao độ có phần căng thẳng. Ở trong nước, nơi nào ông xuất hiện là nơi đó bao trùm không khí trang trọng, quyền lực và những tràng pháo tay.

Lần này sau khi bắt tay ông Moon và nở nụ cười rạng rỡ trước ống kính, hai nhà lãnh đạo tay trong tay lần lượt bước qua vĩ tuyến 38 về phía lãnh thổ của nhau.

Hai nhà lãnh đạo nắm tay nhau tiến về nhà Hòa Bình (Ảnh Reuters)

Hai nhà lãnh đạo nắm tay nhau tiến về nhà Hòa Bình (Ảnh Reuters)

Chủ tịch Triêu Tiên vẫn trong bộ đồ đại cán truyền thống từ thời ông nội Kim Nhật Thành, có lẽ vẫn mang một 

thông điệp cứng rắn “truyền đời” nào đó đến với Nam Hàn, như một sự khẳng định trung thành với lý tưởng? Điều đó không thể không bởi Nam – Bắc triều chưa thể xóa nhòa khoảng cách hơn nửa thế kỷ trong một vài thông điệp.

Phía Tổng thống Moon Jae in, ngoài comple thường thấy, ông sử dụng chiếc cà-vạt mang màu xanh hòa bình. Đây là tuyên bố không thể rõ ràng hơn: “chúng tôi muốn hòa bình” và có thể “chúng ta hãy hòa bình”…?

Không hiếm thấy các nguyên thủ nắm tay nhau cùng bước, nhưng với cái nắm tay Kim - Moon thật sự nhiều xúc cảm, họ tay trong tay tiến về phía nhà Hòa Bình bằng những bước đi thanh thoát, như những người con trong một gia đình hội ngộ để thấy mình chưa hề có cuộc chia ly.

Những gì diễn ra phía sau cánh cửa nhà Hòa Bình đều bí mật, những gì người ta biết về cuộc thượng đỉnh lịch sử này chỉ là “thông điệp phi ngôn ngữ”. Ngoại giao luôn luôn thế, rất khó để khẳng định rằng hai bên đã biểu diễn màn gặp gỡ thượng thặng.

Thú vị với màn ngoại giao của những con người lẽ ra không cần phải nhờ “thông điệp” chuyển thành ngôn ngữ. Nhưng không thể quên trước cuộc gặp này ông Kim đã đến Bắc Kinh hội kiến với Tập Cận Bình, nội dung cuộc gặp đó cho đến nay và có lẽ nhiều năm nữa vẫn tối mật.

Vì thế, không quá khó để suy đoán một cách logic rằng, Liên Xô - Mỹ; Trung - Triều có thể bắt tay nhau một cách bất ngờ thì mọi biến cố cũng có thể xảy ra một cách vô cùng bất ngờ như thế.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hòa bình đang "vẫy gọi" bán đảo Triều Tiên tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713551159 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713551159 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10