Cuộc chiến giữa Nga - Ukraine đã bước sang tháng thứ 7 và có chiều hướng gia tăng sự khốc liệt.
>>Ukraine tung "chiến lược phương Tây" để phản công Kherson
Sự viện trợ vũ khí của Mỹ - Phương Tây với các vũ khí hiện đại như hệ thống pháo phản lực phóng loạt HIMARS, tên lửa phòng không, ra da phản pháo... khiến cuộc chiến tiếp tục kéo dài, chưa hẹn ngày kết thúc.
Ukraine đang tiến hành cuộc phản công nhằm giành lại quyền kiểm soát khu vực Kherson và một phần tỉnh Mykolaiv. Có điều, với trình độ và năng lực tác chiến cũng như số vũ khí hiện tại của Ukraine, thật khó có thể đẩy lùi quân Nga khỏi bờ tây sông Dnipro vốn được sử dụng như một chiến hào tự nhiên.
Hiện tại, các tín hiệu dẫn đến con đường hòa bình đều mù mịt. Chắc chắn cuộc chiến sẽ thêm mức độ khốc liệt khi Nga phải tuyển thêm tân binh, tung quân đoàn 3 mới thành lập tăng cường sang Ukraine. Điều này chứng tỏ Nga cũng chịu rất nhiều thiệt hại, tổn thất về nhân lực, vũ khí trang thiết bị chiến tranh trong thời gian tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt.
Tốc độ tiến quân của Nga chậm lại, nhưng khả năng đó chính là điều nằm trong ý đồ của Tổng thống Nga - Putin.
Các tuyên bố của ông Putin không thể hiện rõ như Tổng thống Zelensky. Phát ngôn của một cựu sĩ quan tình báo ẩn chứa sự bí ẩn như: “Tại Ukraine, Nga chưa bắt đầu thực sự làm gì....’’, làm cho giới lãnh đạo Mỹ - Phương Tây và Ukraine hết sức đau đầu.
Mục đích của chiến dịch quân sự đặc biệt, đặc biệt ngay từ tên gọi với việc Nga tuyên bố tiến hành hoạt động quân sự nhằm “yêu cầu Ukraine cam kết trung lập, phi quân sự hóa, phi phát xít hóa Ukraine, yêu cầu công nhận bán đảo Crimea thuộc Nga, công nhận độc lập của vùng Donbass”.
Càng ngày, ý đồ của Putin càng không đơn giản. Với ẩn ý sâu xa trong câu tuyên bố “Ukraine sẽ không tồn tại trên danh nghĩa nhà nước…’’ thì việc vẽ lại bản đồ mới của nước Nga theo cái ý liên quan đến lịch sử trước cả thế chiến thứ II mới là mục đích chính.
Putin giải thích: “Ukraine được tạo ra từ Matxcova và chỉ tiếp tục tồn tại khi được sự đồng ý của Matxcova’’. Cho nên việc Ukraine ngả theo Mỹ - Phương Tây trở thành bàn đạp, tiền đồn chống Nga thì sẽ không có cuộc đàm phán hòa bình nào. Nga sẽ làm theo cách của Nga sát nhập một số vùng lãnh thổ vào Nga như từng làm với bán đảo Crimea.
Quân Nga dừng tiến quân nhưng vẫn thực hiện các cuộc tấn công bằng vũ khí chính xác cao vào cơ sở hạ tầng quân sự của Ukraine. Nga cố gắng tránh thương vong cho dân thường, hy sinh binh lính mà không bị sa lầy. Áp dụng chiến thuật “tằm ăn lá dâu”, đánh chậm, tiến chắc củng cố chính quyền thân Nga tại các vùng đã được bình định.
>>Chiến sự Nga - Ukraine: Ukraine "xuyên thủng" tuyến phòng thủ ở Kherson
>>Chiến sự Nga- Ukraine: Phương Tây "hụt hơi" viện trợ vũ khí cho Ukraine
>>Chiến sự Nga- Ukraine: Báo động nguy cơ thảm họa hạt nhân
Ngày 27/8/2022, Tổng thống Putin ký quyết định trợ cấp hàng tháng và trợ cấp một lần cho những người buộc phải di tản đến Nga từ Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk tự xưng, cũng như từ Ukraine từ ngày 18/2/2022.
Ngoài ra, ông Putin còn ký thêm sắc lệnh cho phép người dân thuộc vùng nói trên được tạm trú tại Nga vô thời hạn.
Đồng thời, Nga sử dụng dầu mỏ, khí đốt, tài nguyên thiên nhiên, năng lượng như một loại vũ khí để tấn công nền kinh tế châu Âu, tạo ra mâu thuẫn, bất ổn trong nội tại châu Âu khi cuộc sống người dân bị ảnh hưởng, do lạm phát tăng cao, thiếu hụt năng lượng, gánh nặng viện trợ cho Ukraine...
Nga vừa tiến hành chiến dịch quân sự vừa nghe ngóng, chờ đợi những dấu hiệu bất ổn, chia rẽ từ giới lãnh đạo cho đến người dân châu Âu để đi các nước cờ tiếp theo, nhất là khi mùa đông lạnh giá đang đến gần.
Cuộc chiến hiện tại như một cuộc kéo co bằng dây thun, hai bên giữ hai đầu mà bên nào đuối sức buông tay trước thì sẽ bị sợi dây bật trở lại gây thương tích nặng cho chính bản thân mình.
Các lệnh trừng phạt áp dụng với Nga của Mỹ và phương Tây tuy gây khó khăn nhưng chưa đủ để hạ gục Nga, trong khi việc Nga dùng chính lệnh cấm vận ấy để giảm bớt nguồn cung khí đốt cho châu Âu làm cho hành động của châu Âu như lấy đá ghè chân mình.
Theo Washington Post, các mỏ khoáng sản giàu nhất Ukraine, trị giá 12,4 ngàn tỉ USD nằm trong tay Nga, gồm 63% mỏ than đá, 11% dầu mỏ, 20% khí đốt, 42% kim loại và 33% nguyên tố đất hiếm. Thêm nữa, không tính các vùng trù phú về nông nghiệp với nền đất đen màu mỡ - nơi là “vựa lúa mỳ của thế giới”, Nga còn chiếm nhà máy điện hạt nhân (NPP) Zaporoznya với hàng chục tấn Plutonium và Uranium đã được làm giàu với trị giá hàng trăm tỉ USD.
Như vậy, kinh tế thu về quả thực lớn hơn nhiều con số 300 tỷ USD mà Mỹ - Phương Tây chặn, phong tỏa của Nga. Ngay bản thân Mỹ cũng chịu khủng hoảng về lạm phát tại Mỹ do cuộc chiến này, ngay trong nội bộ giới lãnh đạo Mỹ cũng có nhiều quan điểm trái ngược nhau đối với việc viện trợ Ukraine. Chưa kể nỗi lo số vũ khí viện trợ sẽ lọt ra thị trường chợ đen, đến ngày nào lọt vào tay khủng bố đó lại trở thành nguồn đe dọa cho chính an ninh nước Mỹ.
Còn với người dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, họ chỉ luôn mong cuộc chiến này mau chóng chấm dứt, để nhân dân Nga – Ukraine lại được nắm tay chung sống hòa bình.
Có thể bạn quan tâm
04:30, 31/08/2022
14:13, 30/08/2022
04:30, 30/08/2022
04:00, 29/08/2022
04:00, 28/08/2022
04:00, 27/08/2022
05:00, 26/08/2022
05:23, 25/08/2022
04:30, 25/08/2022