Ô nhiễm không khí Hà Nội: Hệ quả của sự “không vội”

Diendandoanhnghiep.vn Sau hàng loạt những câu chuyện và cảnh bảo về chất lượng nguồn nước, không khí tại Thủ đô đang ô nhiễm nặng nề, thì sự chậm chễ của chính quyền thành phố trong việc xử lý đang đặt ra nhiều bức xúc.

Chất lượng không khí tại Hà Nội luôn ở mức báo động trong nhiều tháng gần đây

Chất lượng không khí tại Hà Nội luôn ở mức báo động đỏ trong nhiều tháng gần đây

Khi Hà Nội... không vội

Chưa bao giờ người dân Hà Nội lại hoang mang về ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước kéo dài trong nhiều tháng qua như hiện tại khi hàng loạt điểm đo của các hệ thống quan trắc tại Hà Nội luôn ghi nhận chất lượng không khí ở ngưỡng kém đến rất xấu (rất có hại cho sức khỏe tất cả mọi người).

Tuy nhiên, việc Hà Nội ô nhiễm chỉ được quan tâm sau khi người dân thành phố phát hiện và truyền thông đưa tin. Ví dụ, chỉ khi ứng dụng đo lường chất lượng không khí trên điện thoại mang tên Air Visual đưa ra chỉ số cho thấy chất lượng không khí Hà Nội đang ở mức thấp, lớp sương mù bao trùm thành phố bấy lâu này mới lộ là... một lớp bụi.

Tuy nhiên, sau khoảng 3 tuần ô nhiễm kéo dài, báo cáo về nguyên nhân ô nhiễm chất lượng không khí tại thành phố Hà Nội mới được chỉ rõ và xác định, nguồn chính gây ô nhiễm không khí hiện nay là phát thải từ gia tăng khí thải ô tô, xe máy; phá dỡ và vận chuyển vật liệu xây dựng không đúng quy định; hệ thống thoát nước thải bốc mùi hôi…

Tương tự, câu chuyện xử lý nước sông Đà của thành phố cũng được tiến hành chậm trễ. Sau 5 ngày xảy ra sự cố nước có mùi, thành phố mới có thông tin chính thức về việc này. 

Mặc dù đã có nhiều biện pháp được đưa ra, nhưng việc chậm thông tin cũng như chậm trong việc xử lý... đã khiến Hà Nội không kịp trở thay trong việc xử lý tình trạng ô nhiễm nặng nề. 

Cụ thể, một trong những nguyên nhân chủ quan gây ô nhiễm xuất phát từ việc chậm di dời các cơ sở sản xuất không phù hợp với quy hoạch hoặc gây ô nhiễm môi trường ra khỏi nội thành. Lý do được Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội nêu ra trong phiên trả lời chất vấn của đại biểu tại kỳ họp thứ 11 HĐND thành phố do tâm lý các cơ sở ngại di dời vì người lao động ngại đi xa; năng lực của các đơn vị trong việc đảm bảo sản xuất, xây dựng mới cũng còn khó khăn.

Tuy nhiên, trên thực tế, mặc dù đã có chủ trương, kế hoạch đã được xây dựng cụ thể nhưng tiến độ di dời của các cơ sở ô nhiễm này quá chậm. Thậm chí, nhiều đơn vị đã xây dựng nhà máy mới và đi vào hoạt động nhưng cơ sở cũ vẫn sản xuất gây ô nhiễm.

Một biện pháp khác cũng được nhanh chóng thúc đẩy là giảm tải lượng phương tiện cá nhân trong nội đô. Để thực hiện điều này, bên cạnh việc xây dựng lộ trình hướng đến việc dừng hoạt động của xe máy trong nội đô, chính quyền thành phố cũng triển khai đồng bộ việc phát triển hệ thống phương tiện công cộng như tàu điện trên cao, xe buýt nhanh BRT...

Nhưng cho đến nay, hai đề án phục vụ việc giảm tải phương tiện giao thông vào nội đô là Đề án: “Phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng tiến tới dừng hoạt động của xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030”; và “Thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường để hạn chế số lượng xe cơ giới đi vào” vẫn đang lấy ý kiến. Trong khi đó, xe buýt nhanh BRT vẫn xảy ra tình trạng ít khách, bị lấn làn đường riêng, còn đường sắt trên cao vẫn chưa đi vào hoạt động dù nhiều lần đốc thúc. 

Có thể thấy, việc tăng dân số quá nhanh cùng quá trình đô thị hóa đã khiến Hà Nội đối mặt với vấn đề ô nhiễm ngày càng gia tăng. Nandikesh Sivalingam - Giám đốc chương trình của Greenpeace East Asia cho biết, việc đô thị hóa nhanh chóng diễn ra tại Hà Nội nói riêng và các thành phố châu Á nói chung đã mang lại cho chính quyền sự quá tải trong việc giải quyết vấn đề bùng nổ dân số, quy hoạch đô thị, giao thông...

Cùng với đó, một số quy định đã được các chính quyền thành phố ban hành nhưng không quyết liệt trong việc thực thi, cũng như chỉ khi nào tình trạng lên mức báo động và gây phản ứng dữ dội từ công chúng, mọi chuyện mới được tiến hành, nhưng vẫn chưa được giải quyết triệt để. 

Bài học từ thế giới

Theo các chuyên gia trong và ngoài nước, để giải quyết vấn đề ô nhiễm của thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh không chỉ diễn ra trong vài ngày hay vài tuần. Những bài học của các thành phố lớn cũng cho thấy, những hành động từ phía chính quyền và người dân trong nhiều năm đã đem lại nhiều chuyển biến hiệu quả.

Chuyên gia Olivier Chretien - Trưởng phòng Tác động Môi trường của Ủy ban Sinh thái Đô thị thành phố Paris cho rằng, bài học từ Paris cho thấy việc xác định được nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí là vấn đề cốt lõi trong việc giúp chính quyền đưa ra các giải pháp phù hợp.

Bên cạnh đó, để tiến hành giảm lưu lượng phương tiên lưu thông, đồng thời kiểm soát và cắt giảm tối đa lượng khí thải độc hại phát ra từ các phương tiện, chính quyền thành phố đã phải thực hiện trong vòng 20 năm, song song với việc cải tạo 7 quảng trường lớn trong thành phố, triển khai một mạng lưới tàu điện mới ở khu vực vành đai, đảm bảo xe bus và bus nhanh đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân. 

Từ kinh nghiệm của những quốc gia cho thấy, việc giải quyết ô nhiễm không khí cần sự vào cuộc tích cực của người dân và chính quyền. 

Mặt khác, cùng một vấn đề giảm sử dụng bếp than, chính phủ Trung Quốc đã thực thi chính sách buộc các hộ gia đình thay thế các nguồn nhiên liệu rắn ô nhiễm như than, gỗ hoặc lõi ngô bằng các nguồn năng lượng sạch hơn như điện hay khí đốt tự nhiên. 

Bắc Kinh cũng đã thi hành chính sách cấm xe theo biển số vào khu vực Vành đai 5 mỗi ngày. Chẳng hạn như xe có biển số kết thúc bằng 1 và 6 bị hạn chế vào thứ hai, 2 và 7 vào thứ ba... Thời gian đầu cấm xe theo biển số, người dân cảm thấy rất khó thích nghi, nhưng trải qua thời gian dài, người dân đều học cách thích nghi và quen với việc sử dụng phương tiện giao thông. 

Mặc dù không thể phủ nhận cần rất nhiều thời gian để giải quyết câu chuyện này, nhưng chính quyền cần trở thành những nhà tiên phong với hành động quyết liệt cụ thể để lôi kéo người dân vào cuộc.

Trong trường hợp này Hà Nội... không vội là thất sách. Xin hãy "vội vàng hơn, quyết liệt hơn" để cứu lấy bầu không khí của Thủ đô trước khi quá muộn.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ô nhiễm không khí Hà Nội: Hệ quả của sự “không vội” tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713577451 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713577451 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10