Sức ép với môi trường, ô nhiễm nguồn nước ngày càng trở nên nghiêm trọng ở những địa phương phát triển hoạt động chế biến nông sản, chăn nuôi.
Theo phản ánh của cử tri tại Kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh Sơn La khóa XIV vừa diễn ra, nhiều năm nay, nước thải từ các cơ sở chế biến cà phê, trại chăn nuôi gia súc, nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình thuộc địa phận xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn chảy theo hệ thống rãnh dọc đường quốc lộ 4G, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống tinh thần, sinh hoạt và sức khỏe của nhân dân trong khu vực.
Nguy cơ ô nhiễm nguồn nước
Theo ông Nguyễn Đắc Lực, Giám đốc Sở TN&MT Sơn La, khu vực ô nhiễm trên thuộc địa phận xã Chiềng Mung, là khu vực tập trung đông dân cư, có nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, trong đó, có trên 10 cơ sở sơ chế cà phê bằng phương pháp ướt, 1 trại lợn quy mô công nghiệp, nhiều cơ sở chăn nuôi quy mô hộ gia đình…
Các chuyên gia cho rằng, với áp lực về nước thải cà phê và nước thải từ các khu vực dân cư, có thể đánh giá, nước ngầm, nước mặt khu vực Chiềng Mung – Nà Sản đang bị ô nhiễm lớn, đặc biệt là vào mùa khô, mùa thu hoạch và chế biến nông sản.
Hoạt động gây ô nhiễm chủ yếu do sơ chế cà phê bằng phương pháp ướt của các hộ gia đình, các hoạt động góp phần gây ô nhiễm là nước thải sinh hoạt của các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ khác.
Có thể bạn quan tâm
04:30, 04/12/2019
04:30, 02/12/2019
23:04, 05/11/2019
12:06, 24/10/2019
14:05, 01/10/2019
16:09, 30/09/2019
17:30, 29/08/2019
Đầu tư hạ tầng xử lý nước thải là bắt buộc
Câu chuyện ô nhiễm môi trường tại Chiềng Sinh, TP Sơn La chỉ là một ví dụ điển hình. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, hiện cả nước có gần 5.000 nhà máy chế biến nông sản thực phẩm với quy mô công nghiệp, còn lại là các cơ sở chế biến nông sản thực phẩm do tư nhân làm chủ. Hầu hết các cơ sở chế biến đều được xây dựng gắn với vùng nguyên liệu tập trung. Ở phía Bắc, chủ yếu là các hoạt động chế biến chè, lúa, cây dược liệu, dứa; Tây Nguyên chế biến sản phẩm từ cây công nghiệp và lâm sản; ở phía Nam chế biến thủy sản… Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở chế biến nông sản hiện nay đều có quy mô nhỏ, phân tán, phát triển tự phát, sử dụng thiết bị công nghệ lạc hậu.
Chẳng hạn, trong ngành cà phê, tỷ lệ sơ chế thủ công, công nghệ lạc hậu còn chiếm trên 70%; trong ngành chế biến chè, nhiều nhà máy vẫn dùng thiết bị quá cũ của Liên Xô và Trung Quốc… Đây chính là nguyên nhân gây ô nhiễm và tạo sức ép lên môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước.
Nguy hại hơn, hàng năm các nhà máy chế biến nông sản thực phẩm thải vào môi trường khối lượng lớn các chất thải ở cả 3 dạng khí, lỏng, rắn thông qua quá trình sản xuất tiêu thụ năng lượng, tiêu thụ nước,
Theo các chuyên gia, để xử lý dứt diểm ô nhiễm cần kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường phù hợp, trong đó có hệ thống thu gom nước thải, thu gom nước mưa; quản lý được nguồn phát thải từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Vì vậy, ngoài vận động, cơ chế hộ trợ, địa phương phải có kết cấu hạ tầng về thu gom và xử lý nước thải như là yêu cầu bắt buộc, để hạn chế nguy cơ ô nhiễm.