Một số công ty khởi nghiệp Đông Nam Á đã thành công và trở thành “kỳ lân” và trở nên rất nổi tiếng. Tuy nhiên, mặc dù sự hiện diện trong thị trường là rất lớn nhưng công ty Omise đến từ Thái Lan lại không phải là một trong số đó. Sử dụng các dịch vụ của Omise thường xuyên nhưng rất ít người tiêu dùng nhận thức được sự tồn tại của công ty này.

Mua sắm trực tuyến lên ngôi thời COVID-19

Nếu bạn đã mua sắm trực tuyến ở Thái Lan hoặc Singapore - như thói quen của nhiều người thời đại dịch COVID-19, thì rất có thể đã và đang sử dụng các dịch vụ của Omise. Và với sự lên ngôi của thương mại điện tử, thế giới sẽ sớm nghe nhiều hơn về công nghệ tài chính của Omise - đặc biệt là việc sử dụng blockchain.

Warisa Wattanapanit, một người Thái Lan 27 tuổi, đã sử dụng dịch vụ tài chính của Omise vào dịp cuối tuần khi cô quyết định đặt một bữa ăn của McDonald để tránh việc phải ra ngoài. "Tôi thậm chí còn không biết mình đang sử dụng dịch vụ nào", nhưng khi đặt hàng trực tuyến, điều tôi qua tâm là càng nhanh thì càng tốt".

Sự bùng phát của đại dịch COVID-19 đã thay đổi thói quen tiêu dùng của nhiều người. Thay vì đến mua trực tiếp, họ quay ra đặt hàng thông qua các ứng dụng thương mại điện tử

Sự bùng phát của đại dịch COVID-19 đã thay đổi thói quen tiêu dùng của nhiều người. Thay vì đến mua trực tiếp, họ quay ra đặt hàng thông qua các ứng dụng thương mại điện tử

Về cơ bản, đó là những gì Omise cung cấp - công ty này giúp việc mua hàng trực tuyến trở nên nhanh chóng và thuận tiện hơn. Thông thường, khi thanh toán, một số nền tảng thương mại điện tử chuyển hướng khách hàng đến kênh thanh toán của một tổ chức tài chính thứ ba.

Ngược lại, công nghệ của Omise cho phép người tiêu dùng có thể hoàn thành các giao dịch thanh toán trực tiếp với các sàn thương chứ không phải thông qua một tổ chức tín dụng khác. Hệ thống của Omise có thể xử lý cả thẻ tín dụng và dịch vụ tiền điện tử như Alipay.

Trong một thị trường bán lẻ trực tuyến cạnh tranh khốc liệt, nơi các công ty đang tìm kiếm mọi lợi thế, tăng tốc giao dịch bằng cách loại bỏ từng tiểu tiết nhỏ, thì hệ thống của Omise quả là ghi điểm.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng nổ, thương mại điện tử ngày càng được nhiều người tiêu dùng sử dụng hơn. Tuần trước, Thái Lan đã áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt nhằm thực hiện chính sách “cách ly xã hội” để ngăn chặn sự lây lan chóng mặt của COVID-19 tại quốc gia này.

Theo đó, Thái Lan sẽ đóng cửa các trung tâm mua sắm và cũng như đóng cửa các nhà hàng tại Bangkok. Người tiêu dùng Thái Lan gần như không có nhiều sự lựa chọn khác ngoài việc mua sắm trên các sàn thương mại điện tử, cũng như sử dụng dịch vụ giao hàng tận nơi.

Theo dữ liệu của Trung tâm nghiên cứu Kasikorn thì thị trường phân phối thực phẩm của Thái Lan hiện đã tăng 17% trong năm nay, so với mức tăng 10% dự kiến trước khi đại dịch COVID-19 nổ ra.

Ngoài McDonald, Omise đã thu hút một loạt các khách hàng tên tuổi ở Thái Lan, chẳng hạn như King Power - một nhà độc quyền bán lẻ các sản phẩm miễn thuế, hay True Corp - nhà mạng di động lớn thứ hai của nước này. Chưa hết, một số khách sạn sử dụng dịch vụ đặt phòng trực tuyến như Agoda hay Airbnb, hay công ty bảo hiểm Allianz Ayudhya cũng sử dụng hệ thống thanh toán của Omise.

Được biết, Omise kiếm tiền thông qua hoa hồng trên mỗi giao dịch. Tại Thái Lan, thông thương phí hoa hồng này là 3,65%. Trong một số trường hợp, các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến có số lượng giao dịch có thể đàm phán phí hoa hồng này tuỳ vào tình hình thực tế.

"Nền tảng thanh toán trực tuyến của Omise hiện đang ở giai đoạn tăng trưởng," người sáng lập Omise - anh Jun Hasegawa nói. Mặc dù Omise hiện chưa niêm yết trên sàn chứng khoán, nhưng “siêu tăng trưởng” là biệt ngữ giới chuyên gia Thái Lan dùng để mô tả về để việc một công ty có thể tăng doanh thu hàng năm lên trên 40%. Và Omise là một trong số đó.

CÂU CHUYỆN KHỞI NGHIỆP CỦA OMISE

Đối với anh Hasegawa – một người trẻ sinh năm 1981 trong một gia đình doanh nhân, việc bắt đầu kinh doanh gần như là một điều hiển nhiên. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng con đường anh đi trải đầy hoa hồng.

Cha Hasegawa sở hữu một công ty quảng cáo, còn mẹ anh điều hành một công ty thương mại. Chàng trai trẻ Hasegawa bắt đầu làm quen với máy tính từ khi còn học tại trường tiểu học, và tiếp tục kiếm tiền thông qua việc thiết kế trang web trong thời gian anh học tập tại Mỹ. Đồng thời trong thời gian này, anh điều hành một trang web có lợi nhuận, hoạt động tại thị trường Nhật Bản.

Anh Hasegawa - người sáng lập ra nền tảng thanh toán trực tuyến OMISE

Anh Jun Hasegawa - người sáng lập ra nền tảng thanh toán trực tuyến OMISE

Năm 2008, anh Hasegawa bắt đầu công ty đầu tiên của mình với dịch vụ "nhật ký cuộc sống" có tên LIFEmee. Dịch vụ này cho phép người dùng ghi lại các hoạt động hàng ngày của họ "từ cái nôi đến ngôi mộ" và chia sẻ chúng với những người khác. Về cơ bản, đây là tính năng tương tự dòng thời gian của Facebook - trước khi Facebook có tính năng này.

Vào năm 2009, LIFEmee đã xuất hiện tại cuộc thi TechCrunch50. Tại cuộc thi này, LIFEmee đoạt ngôi á quân, và chương trình không có quán quân. Ngay sau cuộc thi, đã có những doanh nghiệp mở lời mua lại toàn bộ, hoặc một phần LIFEmee. Hasegawa đã bán doanh nghiệp này vào năm 2011. Nói về đứa con tinh thần đầu tiên, anh nhận xét: "Đó là một công ty khởi nghiệp thành công”.

Sau năm đó, anh Hasegawa chuyển đến Bangkok và bắt đầu kết hợp với một người bạn Thái Lan tên là Ezra Don Harinsut - người đã làm việc cho công ty thương mại của mẹ anh ở Nhật Bản được bốn năm. Ý tưởng lớn gặp nhau, hai người đã nhìn thấy tương lai của thị trường thương mại điện tử đang phát triển nhanh chóng ở Thái Lan.

Tin chắc rằng thương mại trực tuyến sẽ sớm lên ngôi tại Đông Nam Á, cặp đôi đã tạo ra Omise, có nghĩa là "cửa hàng" trong tiếng Nhật.

Cái tên Omise ở một khía cạnh nào đó đã nói lên bản chất của công ty. Ban đầu họ lên ý tưởng xây dựng một nền tảng thương mại điện tử của riêng họ khi họ nhận ra hệ thống thanh toán điện tử tại Thái Lan không hề dễ dàng và thân thiện với người sử dụng.

Với thương mại điện tử dự kiến sẽ mở rộng ở các nước Đông Nam Á, cơ hội kinh doanh cho các dịch vụ liên quan bao gồm hậu cần và thanh toán kỹ thuật số cũng được cho là sẽ mở rộng.

Với thương mại điện tử dự kiến sẽ mở rộng ở các nước Đông Nam Á, cơ hội kinh doanh cho các dịch vụ liên quan bao gồm hậu cần và thanh toán kỹ thuật số cũng được cho là cũng sẽ phát triển.

Mặc dù đã có khá nhiều kinh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, cũng như có nền tảng tài chính tốt sẵn có từ gia đình, nhưng mọi việc vẫn không hề đơn giản.

Nhớ lại những ngày tháng mới xây dựng Omise, Hasegawa đồng thời phải phát triển cùng lúc công nghệ, cũng như xúc tiến hoạt động tiếp thị sản phẩm của mình tới các sàn thương mại điện tử, các trung tâm thương mại hay các đối tác có sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử khác.

Và áp lực về tài chính bắt đầu xuất hiện. "Chúng tôi đã thiếu tiền đến mức tôi phải bán hết bộ sưu tập hàng chục đồng hồ và giày của mình", Hasegawa nói. Nhưng số tiền sau đó vẫn chỉ như muối bỏ bể.

Nhưng trời đã không phụ lòng người. Tháng 7/2014, hai nhà đầu tư Willson Cuaca và Batara Eto đến từ Quỹ East Ventures - một quỹ đầu tư mạo hiểm rất nổi tiếng tại châu Á xuất hiện và đề nghị: "Nếu bạn tập trung ngay vào các dịch vụ giải pháp thanh toán, chúng tôi sẽ tài trợ tài chính cho các bạn trong vài tuần tới".

Phải mất một cuộc thảo luận rất sâu về định hướng phát triển, Hasegawa, Don và nhóm năm người mới quyết định thoát khỏi tầm nhìn ban đầu của Omise về một thị trường trực tuyến. Omise bắt đầu xây dựng một nền tảng thanh toán trực tuyến trên một nguyên mẫu hệ thống thanh toán độc lập. Và kế hoạch này đã nhận được 300.000 USD tài trợ từ East Ventures.

Hai tháng sau đó, giải pháp thanh toán của Omise đã thu hút 600 công ty. Omise đã liên tiếp kiếm được 2,6 triệu USD tài trợ từ bốn nhà đầu tư khác và Omise chính thức ra mắt cổng thanh toán tại Thái Lan vào năm 2015.

Công việc kinh doanh của Omise đã mở rộng từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ sang các tập đoàn lớn. Năm 2016, thông qua đơn vị viễn thông True, Omise đã nhận được khoản đầu tư từ tập đoàn lớn nhất Thái Lan là Charoen Pokphand Group.

Cùng năm đó, vòng gọi vốn tiếp theo của Omise đã thu hút được ba nhà đầu tư mạo hiểm cũng như từ ngân hàng lớn của Nhật Bản là Sumitomo Mitsui Banking Corp.

Được đà phát triển, Omise đã gia nhập thị trường Nhật Bản, tiếp theo là Singapore vào năm 2017 và nhận thêm tài trợ từ một quỹ đầu tư mạo hiểm được hỗ trợ bởi một tập đoàn nổi tiếng khác của Nhật Bản là Mitsubishi UFJ Financial.

Gần đây nhất, Nomura Holdings - công ty chứng khoán lớn nhất Nhật Bản, đã đầu tư vào Omise vào tháng 7 năm 2019.

Mặc dù Omise “thống trị” ở Thái Lan nhờ các mối quan hệ rộng lớn, muốn vươn ra khu vực và thế giới lại là một câu chuyện khác. Chẳng hạn như tại Singapore và nhật Bản thì PayPal - dịch vụ cổng thanh toán lớn nhất thế giới lại đang chiếm phần lớn thị phần. Hay như tại thị trường Indonesia, Omise sẽ phải cạnh tranh với nền tảng Doku vốn đang trị vì vị trí tối cao.

Đứng trước các đối thủ, Omise vẫn rất tự tin. Vũ khí lợi hại nhưng không quá bí mật của Omise chính là blockchain. Một blockchain là một cơ sở dữ liệu phân cấp, nơi các khối thông tin được kết nối với nhau. Hệ thống này được xem là một giải pháp an toàn, và thường được sử dụng để quản lý tiền điện tử như bitcoin.

Hasegawa cho biết từ lâu anh đã bị mê hoặc bởi ý tưởng về một mạng lưới tài chính phi tập trung để chuyển giao tài sản kỹ thuật số an toàn, minh bạch, nhanh chóng và rẻ tiền giữa các cá nhân.

Một trong những thách thức khó khăn nhất trong việc tạo cổng thanh toán của Omise là tìm một ngân hàng sao lưu các giao dịch. Mỗi khi công ty gia nhập vào một thị trường mới, Omise cần tìm một ngân hàng như vậy.

Mặc dù Hasegawa đã thành công trong việc xây dựng mối quan hệ với các tổ chức tài chính, ông tin chắc rằng phải có một cách tốt hơn. "Tôi muốn tạo ra một nền tảng trao đổi giá trị không dựa vào mạng tài chính thông thường", anh Hasegawa cho biết.

Năm 2015, Omise trở thành một trong những đối tác đầu tiên của Ethereum - một nền tảng blockchain mã nguồn mở. Mặc dù cũng là một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, nhưng Ethereum cũng đã lọt vào mắt xanh “gã khổng lồ công nghệ” Microsoft và nhà sản xuất phụ tùng ô tô Trung Quốc Wanxiang Group để thành lập Ethereum Foundation - công ty thúc đẩy công nghệ.

Bên cạnh đó, để chủ động cho việc phát triển, Hasegawa cũng duy trì hoạt động nghiên cứu blockchain nội bộ, và được nâng cấp thành một doanh nghiệp mới vào năm 2017. Hasegawa gọi đó là OmiseGO.

Để gia tăng tài chính cho việc kinh doanh blockchain, công ty đã phát hành tiền điện tử của riêng mình vào năm 2017 có tên là OmiseGO coin. "Hầu hết doanh thu và lợi nhuận của chúng tôi đến từ hoạt động kinh doanh giải pháp thanh toán trực tuyến", Hasegawa nói.