Tổng thống Biden dự kiến sẽ có chuyến công du tới Trung Đông từ ngày 13- 17/7/2022 trong bối cảnh chiến sự Nga- Ukraine đã đẩy giá dầu tăng mạnh.
>> Trung Đông: Giảm Mỹ, tăng Trung vẫn bất định tương lai
Nhà Trắng cho biết, điểm dừng chân đầu tiên tại Trung Đông của Tổng thống Biden là Israel và bờ Tây trước khi bay tới Jeddah, Arab Saudia. Dự kiến, ông Biden sẽ gặp mặt các nhà lãnh đạo khu vực tại Hội nghị thượng đỉnh của Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh.
Ý tưởng về chuyến công du lần này của Tổng thống Mỹ tới Trung Đông bắt nguồn từ cuộc điện đàm vào tháng 4 vừa qua với Thủ tướng Israel Naftali Bennett. Tổng thống Biden đã đặt cược rất nhiều vào chính phủ của ông Bennett- người mới đây ra thông báo quyết định không tham gia cuộc bầu cử Quốc hội vào ngày 1/11 tới nhằm ngăn cản cựu Thủ tướng Benjamin Netanyahu quay trở lại chính trường. Thực tế, ông Netanyahu vẫn luôn ưu ái đảng Cộng hòa hơn đảng Dân chủ Mỹ.
Còn nhớ trước đây, Tổng thống Obama từng công du tới Ai Cập trong năm đầu tiên nhậm chức nhưng lại không tới Israel. Trong khi ông Biden luôn có tình cảm đặc biệt với quốc gia này, chắc chắn không bỏ lỡ cơ hội gặp Thủ tướng Israel ngay trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình. Chuyến đi cũng là cơ hội để hai bên thảo luận về vấn đề Iran - thách thức lớn nhất của Israel.
Ông Biden bày tỏ quan điểm về cơ hội hòa bình mong manh giữa Israel và Palestine. Tuy nhiên, trước những đợt giao tranh đẫm máu vào tháng 5/2021 giữa Israel và Hamas, cộng với căng thẳng leo thang tại Jerusalem, chính quyền Biden buộc phải dành nhiều sự chú ý đặc biệt tới việc giải quyết mâu thuẫn mâu thuẫn.
Ông chủ Nhà trắng cũng sẽ gặp Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas, người có tỷ lệ đồng thuận của người dân thấp hơn cả ông Biden. “Biden rất có khả năng sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của giải pháp hai nhà nước, quyền lợi của Palestine và những điều Israel và Palestine cần làm để tránh ảnh hưởng tới thỏa thuận cuối cùng giữa 2 nước. Và ông Abbas có thể sẽ thúc giục Biden mở lại Đại sứ quán ở Jerusalem và văn phòng Tổ chức Giải phóng Palestine tại Washington, đồng thời ngăn chặn Israel tiếp tục xây dựng các khu định cư”, ông Aaron David Miller, cựu chuyên gia phân tích Trung Đông của Bộ Ngoại giao Mỹ, nhận định.
>> Bộ tứ Trung Đông: Trò chơi mới của Mỹ
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, trước sức ép từ chính trị trong nước và Israel, ông Biden sẽ không thể làm gì nhiều ngoài việc đưa ra những biện pháp mang tính động viên, khuyến khích. Tổng thống Mỹ cần có quan điểm rõ ràng với 2 bên để tránh những bước đi khiêu khích vô tình châm ngòi cho xung đột. Và bản thân ông Abbas, người đã nắm quyền suốt 17 năm, cũng không thể đưa ra nhiều quyền lợi cho Mỹ.
Tổng thống Biden khẳng định rằng dầu khí không phải là nguyên nhân chính thúc đẩy chuyến thăm của mình tới Saudi Arabia. Nhưng thực tế cho thấy, chuyến công du này là tất yếu trước tác động mạnh mẽ của xung đột Nga - Ukraine lên thị trường dầu khí thế giới. Mặt khác, ông Biden rất khéo léo khi không đề nhiều đến chuyện dầu khí, bởi lẽ, người Ả-rập hiện không đủ khả năng tăng sản lượng khai thác dầu để góp phần làm giảm giá dầu thô thế giới.
Ông Aaron David Miller cho rằng, chuyến đi tới Saudi Arabia lần này của ông Biden là một khoản đầu tư tương lai với kỳ vọng rằng những cải thiện trong mối quan hệ giữa Mỹ và Saudi Arabia sẽ tạo điều kiện để quốc gia này đẩy mạnh sản lượng dầu khi trong năm nay và năm sau.
Trên thực tế, người Saudi Arabia muốn những cam kết về an ninh, Israel khát khao sự trợ giúp của Mỹ trong việc ngăn chặn ảnh hưởng của Iran trong khu vực. Song, Israel và các quốc gia vùng Vịnh cũng nhìn ra bản đồ chính trị tại Washington: Đảng Cộng hòa đang chiếm ưu thế trong cuộc Bầu cử giữa nhiệm kỳ và Biden, người chuẩn bị bước sang tuổi 80, có thể sẽ không tái tranh cử lần nữa.
Tuy nhiên theo ông Aaron David Miller, nước Mỹ đã sẵn sàng để thắt chặt hợp tác với Israel và các nước vùng Vịnh. Nhưng ông Biden cần có bước đi thận trọng nhằm tránh kéo nước Mỹ vào trận chiến không mong muốn với Iran. Nếu may mắn, chuyến công du lần này sẽ là bước đột phá của ông Biden trong khu vực.
Có thể bạn quan tâm