"Ông lớn" đường sắt "sửa lỗi" mô hình

THY HẰNG 01/11/2023 03:00

VNR sẽ chỉ có khoảng 2 năm để hoàn thành Đề án cơ cấu lại nhằm tiến gần hơn với cơ chế thị trường với việc hình thành 2 đơn vị vận tải chuyên biệt là hàng hóa và hành khách.

>>>Đường sắt kết nối Việt - Lào đoạn Vũng Áng - Mụ Giạ sẽ theo phương thức PPP

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy  ban Quản lý vốn) vừa có tờ trình số 2255/TTr-UBQLV đề nghị Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó thủ tướng Lê Minh Khái xem xét phê duyệt Đề án Cơ cấu lại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đến năm 2025.

Ủy ban Quản lý vốn, các chỉ tiêu bình quân theo chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm giai đoạn 2016 - 2020, danh mục các dự án nhóm A, B hằng năm cơ bản chưa đạt được.

Các chỉ tiêu bình quân theo chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm giai đoạn 2016 - 2020, danh mục các dự án nhóm A, B hằng năm cơ bản chưa đạt được.

Đây là tờ trình thứ hai liên quan đến việc cơ cấu lại VNR - doanh nghiệp duy nhất Việt Nam hiện nay kinh doanh, khai thác hệ thống kết cấu đường sắt quốc gia được Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trong vòng 3 tháng trở lại đây, sau khi tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Lê Minh Khái cũng như của các bộ, ngành liên quan.

So với tờ trình được gửi đi vào giữa tháng 7/2023, phần lớn các nội dung cơ cấu lại, đặc biệt là phương án cổ phần hóa, thoái vốn, sắp xếp VNR đến năm 2025 được cơ bản giữ nguyên.

Đề án này được xây dựng từ năm 2016, qua nhiều lần trình, chỉnh sửa nhưng vẫn chưa được thông qua, một phần bởi thời gian này, “ông lớn” đường sắt chuyển về Ủy ban Quản lý vốn vào tháng 11/2018 dẫn đến chồng chất các công việc cần phải làm rõ.

Mãi đến khi Thủ tướng Chính phủ có Văn bản số 303/TTg-ĐMDN ngày 7/4/2022 về phương án cơ cấu lại doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam mới mở ra hướng đi mới cho toàn ngành.

Nhìn lại kết quả hoạt động giai đoạn 2016 - 2020, theo đánh giá của Ủy ban Quản lý vốn, các chỉ tiêu bình quân theo chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm giai đoạn 2016 - 2020, danh mục các dự án nhóm A, B hằng năm cơ bản chưa đạt được.

Thị phần vận tải đường sắt thấp, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp đường sắt yếu kém, tỷ trọng sản lượng ngoài công ích của các công ty cổ phần quản lý bảo trì đường sắt còn chưa cao.

Cùng với đó, chất lượng các sản phẩm công nghiệp chỉ đạt yêu cầu, kết cấu hạ tầng đường sắt vẫn còn lạc hậu, an toàn giao thông đường sắt chưa thực sự vững chắc.

Giai đoạn này, toàn Tổng công ty đạt doanh thu 38.642 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế bình quân đạt 149 tỷ đồng/năm, chưa bao gồm số lỗ hơn 1.327 tỷ đồng năm 2020 do bị ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch Covid-19. Số tiền nộp ngân sách nhà nước từ phí và lệ phí là 1.477,7 tỷ đồng, đảm bảo hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước.

Đáng lưu ý, “mô hình tổ chức của VNR giai đoạn này bộc lộ nhiều bất cập, cạnh tranh trong nội bộ, phân tán nguồn lực do chưa thoái được vốn tại một số công ty cổ phần, số lượng lao động lớn nhưng năng suất không cao”, Ủy ban Quản lý vốn đánh giá.

Cùng với đó, do hoạt động sản xuất kinh doanh không có lãi nên VNR mới tăng vốn điều lệ lên 3.104 tỷ đồng, thấp hơn 146 tỷ đồng so với số vốn được phê duyệt, chủ yếu do tác động tiêu cực từ đại dịch nên VNR chưa cân đối được nguồn vốn.

Bên cạnh đó, vướng mắc về cơ chế thực hiện nguồn vốn từ ngân sách cho bảo trì và đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách cho phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt nhỏ giọt 2 - 3% toàn ngành. Ngoài ra, Đề án Quản lý, sử dụng, khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

>>>Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam: Đầu tư mới hạ tầng thay vì cải tạo

Do đó, tại Tờ trình số 2255, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp kiến nghị cấp có thẩm quyền tiếp tục cho VNR thực hiện thoái hết vốn nhà nước nắm giữ tại công ty cổ phần theo Quyết định số 198/QĐ-TTg ngày 21/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu Đường sắt Việt Nam giai đoạn 2012 - 2015.

kết thúc năm 2025 trong điều kiện cho phép sẽ thực hiện xong việc hợp nhất 2 công ty cổ phần vận tải đường sắt, ổn định tổ chức để hoạt động.

Kết thúc năm 2025 trong điều kiện cho phép sẽ thực hiện xong việc hợp nhất 2 công ty cổ phần vận tải đường sắt, ổn định tổ chức để hoạt động.

Về lộ trình hình thành công ty con chuyên kinh doanh vận tải hàng hóa đường sắt, theo đề xuất của VNR, sau khi hợp nhất, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt (doanh nghiệp đã được hợp nhất) thực hiện việc phân chia, bóc tách về tổ chức, lao động, vốn, tài sản để thành lập công ty con chuyên kinh doanh vận tải hàng hóa đường sắt".

Như vậy, kết thúc năm 2025 trong điều kiện cho phép sẽ thực hiện xong việc hợp nhất 2 công ty cổ phần vận tải đường sắt, ổn định tổ chức để hoạt động. Việc hình thành công ty con chuyên kinh doanh vận tải hàng hóa sẽ được VNR nghiên cứu và xin ý kiến đại diện chủ sở hữu, Thủ tướng Chính phủ vào thời điểm phù hợp của giai đoạn sau.

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đồng thuận với ý kiến của các bộ về việc giảm tỷ lệ nắm giữ cổ phần của Công ty mẹ - VNR tại Công ty cổ phần Vận tải đường sắt sau hợp nhất, nhằm tách bạch hoạt động điều hành và hoạt động vận tải, tạo điều kiện để nhà đầu tư mới tham gia thị trường vận tải đường sắt.

Tuy nhiên, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cũng thống nhất với giải trình của VNR về lộ trình giảm tỷ lệ vốn góp của Công ty mẹ - VNR tại Công ty cổ phần Vận tải đường sắt sau hợp nhất.

Cụ thể, sau khi doanh nghiệp hợp nhất đi vào hoạt động, trên cơ sở đánh giá 1-2 năm thực tiễn hoạt động, VNR sẽ nghiên cứu định hướng: giảm tỷ lệ chi phối tại Công ty cổ phần Vận tải đường sắt sau hợp nhất; định hướng chuyên môn hóa doanh nghiệp vận tải hàng hóa và doanh nghiệp vận tải hành khách.

“Như vậy, lộ trình giảm tỷ lệ vốn góp của Công ty mẹ - VNR tại Công ty cổ phần Vận tải đường sắt sau hợp nhất được đưa vào Đề án là phù hợp”, ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đánh giá.

Liên quan đến việc tiếp tục giữ nguyên tỷ lệ phần vốn nhà nước nắm giữ trên vốn điều lệ của Công ty cổ phần Xe lửa Dĩ An và Công ty cổ phần Xe lửa Gia Lâm, lãnh đạo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, thực tiễn cho thấy, hoạt động của 2 công ty cổ phần xe lửa Dĩ An và Gia Lâm hiện còn rất nhiều khó khăn và tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn trong giai đoạn chuyển giao công nghệ sắp tới.

“Việc tiếp tục nắm giữ cổ phần chi phối tại các CTCP công nghiệp đường sắt trong giai đoạn hiện nay là cần thiết, nhằm duy trì nền tảng công nghiệp đường sắt trong bối cảnh dự án đường sắt tốc độ cao đang được đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư. Tuy nhiên, VNR cần sớm xây dựng phương án tăng năng lực, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp công nghiệp đường sắt (tăng vốn điều lệ, tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược...) tương xứng với quỹ đất đang quản lý, sử dụng”, ông Nguyễn Hoàng Anh cho biết.

Có thể bạn quan tâm

  • Quảng Ninh: Muốn tạo mạng lưới đường sắt kép kín với Trung Quốc

    08:08, 26/10/2023

  • Đường sắt kết nối Việt - Lào đoạn Vũng Áng - Mụ Giạ sẽ theo phương thức PPP

    00:30, 16/10/2023

  • Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam: Đầu tư mới hạ tầng thay vì cải tạo

    03:00, 15/10/2023

  • Sớm triển khai tuyến đường sắt kết nối cảng biển

    03:00, 21/08/2023

  • Đề xuất đặt điểm đầu tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam tại ga Hà Nội

    00:30, 28/07/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
"Ông lớn" đường sắt "sửa lỗi" mô hình
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO