OPEC+ cắt giảm sản lượng dầu, ai hưởng lợi?

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 10/10/2022 12:00

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các nước đối tác (OPEC+) cho biết sẽ cắt giảm 2 triệu thùng dầu/ngày từ tháng 11 tới để giữ giá dầu không rớt sâu.

 OPEC+ nhất trí cắt giảm 2 triệu thùng dầu/ngày vào tháng 11/2022. Ảnh: Reuters

OPEC+ nhất trí cắt giảm 2 triệu thùng dầu/ngày vào tháng 11/2022. Ảnh: Reuters

>> Khủng hoảng Ukraine: Phép thử cho OPEC +?

Khi OPEC+ thực hiện quyết định nói trên, đây sẽ là lần cắt giảm sản lượng mạnh nhất kể từ năm 2020.

Thị trường “nhảy múa”

Các nhà phân tích của ANZ Research nhận định: “Việc giảm sản lượng trên quy mô lớn này của OPEC+ sẽ thắt chặt đáng kể nguồn cung ra thị trường, khiến giá dầu sẽ tiếp tục tăng cao hơn”.

Động thái nói trên của OPEC+ lập tức gây hiệu ứng domino trên thị trường dầu mỏ thế giới. Theo đó, giá dầu Brent Biển Bắc và dầu ngọt nhẹ WTI đều tăng 3,3% lần lượt lên 87,96 USD/thùng và 80,02 USD/thùng. Còn tại thị trường châu Á, giá dầu đã tăng hơn 3% trong phiên giao dịch ngày 4/10.

Trước đó, giá dầu đã giảm trong 4 tháng liên tiếp khi chiến lược “zero COVID” hạn chế tối đa nhu cầu của Trung Quốc. Trong khi đó, các ngân hàng trung ương lớn, đặc biệt là FED đã đồng loạt điều chỉnh tăng mạnh lãi suất, khiến hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn hơn, qua đó cũng làm giảm nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ.

>> OPEC và Nga ký "thỏa thuận lịch sử", giá dầu có được cứu?

Thách thức với phương Tây

Cuộc chiến chống lạm phát trên phạm vi toàn cầu sẽ khó khăn hơn khi chỉ số giá tiêu dùng luôn luôn nối gót giá năng lượng. Nhưng câu chuyện không đơn giản chỉ dừng lại ở đó. Vai trò của Nga với OPEC+ không hề nhỏ. Khi OPEC+ cắt giảm sản lượng, nâng giá dầu sẽ có lợi cho kinh tế Nga, đặt ra nhiều thách thức cho phương Tây.

Thứ nhất, khi giá dầu tăng theo quy luật cung- cầu, nhóm G7 tất yếu phải tính toán lại cách thức áp giá trần với dầu thô Nga, không thể đưa vào khung từ 60 - 80USD/thùng như dự định.

Thứ hai, lệnh cấm vận của Châu Âu với dầu Nga sẽ có hiệu lực toàn phần từ tháng 12 tới, nghĩa là mối quan hệ bạn hàng lịch sử này chấm dứt; trong khi Trung Quốc và Ấn Độ gần như đã lấp đầy kho chứa. Không một quốc gia nào có thể tiêu thụ hết 2 triệu thùng dầu/ngày, dư cung giá dầu rớt sâu, kinh tế Nga càng suy yếu.

Vì vậy, cùng OPEC cắt giảm sản lượng là biện pháp giúp che dấu điểm yếu lĩnh vực kinh tế trọng yếu của Nga; đồng thời giúp tăng nguồn thu, bù vào khoảng trống sản lượng mất đi.

Thứ ba, đây là cú đánh trực diện vào châu Âu và Mỹ. Khi nguồn dầu trên “thị trường xám” không còn dồi dào, “lục địa già” sẽ nếm trải thực tế mất an ninh năng lượng trong mùa đông năm nay. Trong khi đó, việc chống lạm phát với FED cũng là nhiệm vụ vô cùng nan giải khi giá dầu lại leo thang.

Có thể bạn quan tâm

  • Dầu sẽ

    Dầu sẽ "nổi" khi Nga, Mỹ và OPEC bắt tay?

    06:00, 04/04/2020

  • Có chăng việc Nga và OPEC bắt tay “chơi lại” Mỹ?

    Có chăng việc Nga và OPEC bắt tay “chơi lại” Mỹ?

    05:50, 22/03/2020

  • OPEC và cuộc chiến giành lại tầm ảnh hưởng

    OPEC và cuộc chiến giành lại tầm ảnh hưởng

    02:00, 26/11/2019

  • Giá dầu sụt giảm và vấn đề sống còn với OPEC

    Giá dầu sụt giảm và vấn đề sống còn với OPEC

    11:00, 21/12/2018

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
OPEC+ cắt giảm sản lượng dầu, ai hưởng lợi?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO