PCI và sự năng động của chính quyền địa phương

Huyền Trang 25/05/2022 00:58

Sự năng động, sáng tạo của chính quyền địa phương trong giải quyết các vấn đề của môi trường kinh doanh là điều khiến các doanh nghiệp ấn tượng trong PCI 2021.

>>>PCI 2021: Quảng Ninh chia sẻ kinh nghiệm đứng đầu lần thứ 5 liên tiếp

>>>PCI 2021: Nam Định tăng 16 bậc, cao nhất trong 5 năm gần đây

Nói về PCI, ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế VCCI nhấn mạnh rằng chỉ số PCI chính là tình cảm của doanh nghiệp với chính quyền. Theo ông Tuấn, câu nói này phần nào đó phản ánh đúng vì trong bối cảnh khó khăn của dịch bệnh, doanh nghiệp có thể cảm nhận được những điều chính quyền các cấp dành cho mình.

Từ tình cảm của cộng đồng doanh nghiệp…

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công, Trưởng ban chỉ đạo Dự án PCI thừa nhận, năm 2021 là một năm đặc biệt khó khăn với cộng đồng doanh nghiệp. Nhưng “lửa thử vàng, gian nan thử sức”, trong bối cảnh khó khăn nhưng chất lượng điều hành của các chính quyền địa phương vẫn được cải thiện mạnh mẽ.

Một số địa phương có những chuyển biến rất tích cực trong phát triển kinh tế, tăng cường chất lượng điều hành cũng như quản trị tốt dịch bệnh theo đánh giá của doanh nghiệp.

“Nhờ tinh thần làm việc tiên phong, sáng tạo trong giải quyết các vấn đề cấp bách, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp trong năm 2021, doanh nghiệp đã thêm năng lượng để dồn toàn lực vượt bão”, Chủ tịch VCCI nói.

PCI 2021 ghi nhận những đánh giá tích cực của doanh nghiệp về sự năng động, tinh thần tiên phong, thái độ làm việc có trách nhiệm và khả năng giải quyết hiệu quả các vấn đề thực tiễn trong phát triển kinh tế địa phương.

85,6% doanh nghiệp nhận thấy, UBND tỉnh vận dụng pháp luật linh hoạt nhằm tạo mô trường kinh doanh thuận lợi. 74% đồng ý với nhận định “khi quy định của Trung ương chưa rõ ràng, UBND tỉnh năng động và sáng tạo trong giải quyết các vấn đề mới phát sinh”. 62% doanh nghiệp cho biết chính quyền tỉnh có thái độ tích cực đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc khu vực kinh tế tư nhân.

Chi phí không chính thức tiếp tục xu hướng giảm trong hầu hết các lĩnh vực liên quan đến doanh nghiệp. Năm 2021, doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức giảm còn 41,4%, so với 44,9% năm 2020.

… tới nỗ lực của địa phương

Cùng với đó, kết quả phân tích dữ liệu PCI nhìn chung cho thấy hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính tiếp tục đã được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây.

Cụ thể, 87% doanh nghiệp đồng ý rằng “cán bộ giải quyết công việc hiệu quả”; 83% doanh nghiệp cho rằng “cán bộ thân thiện”; 75% doanh nghiệp đồng tình với nhận định “Doanh nghiệp không phải đi lại nhiều lần để hoàn tất thủ tục”.

Với các nhận định “thủ tục giấy tờ đơn giản” và “thời gian giải quyết thủ tục hành chính nhanh hơn so với quy định pháp luật,” tỷ lệ doanh nghiệp đồng ý lần lượt là 74% và 80%.

Ở góc độ địa phương, chính sự cải thiện về thứ bậc của PCI đã cho thấy sự năng động của chính quyền tỉnh trong giải quyết các vướng mắc cho cộng đồng doanh nghiệp.

>>> Chỉ số PCI là công cụ quan trọng hỗ trợ doanh nghiệp FDI

Bảng xếp hạng PCI 2021 cũng cho thấy: Nếu như năm 2020 có tới 27,7 % số doanh nghiệp phải đưa chi phí không chính thức cho cán bộ thanh tra, kiểm tra thì năm nay đã giảm xuống còn 20,9 %. Về chi phí không chính thức trong đấu thầu, năm nay đã giảm xuống còn 36,8% so với 40% của năm 2020, được coi là sự tiến bộ lớn về phòng chống tham nhũng, gây khó khăn với doanh nghiệp vốn đang phải vật lộn với tác động quá lớn từ đại dịch Covid-19.

Ngay tại những địa phương trong top đầu bảng xếp hạng PCI 2021 cũng nhìn nhận, chỉ số thành phần chi phí không chính thức hay gọi nôm na là “chi phí bôi trơn, lót tay” khi bị thanh tra-kiểm tra, tham gia đấu thầu, làm thủ tục đầu tư… quyết định môi trường kinh doanh có minh bạch hay không? Có thực sự tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp hay không?

Điều này được ghi nhận tại tỉnh Bắc Ninh, địa phương đã thăng 3 bậc từ hạng 10 của PCI 2020 lên hạng 7 của PCI 2021. Dù bị ảnh hưởng lớn bởi Covid-19, nhưng kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Bắc Ninh vẫn có nhiều tính hiệu tích cực. Bên cạnh sự kiểm soát nhanh chóng dịch bệnh, doanh nghiệp đã nhận được hỗ trợ lớn từ chính quyền tỉnh Bắc Ninh, đặc biệt là mô hình giải quyết thủ tục hành chính 5 tại chỗ của tỉnh trong năm vừa qua như một sự cứu cánh cho doanh nghiệp khi làm các thủ tục kinh doanh.

Năm 2021, Bắc Ninh là tỉnh đầu tiên ở phía Bắc trở thành tâm dịch Covid-19. Tuy nhiên, hành trình cải cách ở Bắc Ninh dựa trên nền tảng vững chắc, từ tầm nhìn, chiến lược và mô hình cải cách. Trong đó, cải cách của chính quyền đóng góp lớn, như việc thành lập các trung tâm hành chính công, xúc tiến hỗ trợ đầu tư trực thuộc tỉnh, áp dụng số hoá trong cải cách hành chính ngày càng được triển khai hiệu quả.

Bà Nguyễn Thị Lệ Tuyết, Giám đốc Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Bắc Ninh cho biết, để đáp ứng sự mong mỏi của doanh nghiệp, người dân, tỉnh Bắc Ninh đã triển khai phần mềm tiếp nhận kiến nghị trên thiết bị di động trên phạm vi toàn tỉnh. Đến nay, đã nhận trên 1.000 kiến nghị. Số lượng kiến nghị đã xử lý đạt 70% kiến nghị”.

Trong Bảng xếp hạng PCI, Bắc Ninh 3 năm liên tiếp lọt vào top 10 tỉnh có năng lực cạnh tranh tốt nhất trong 63 tỉnh, thành phố. Tại Bảng xếp hạng PCI 2021 vừa công bố sáng 27.4, Bắc Ninh đứng ở vị trí thứ 7, tăng 3 bậc so với năm 2020.

Có thể bạn quan tâm

  • Tiền Giang bứt phá PCI

    11:13, 13/05/2022

  • PCI tạo đà để Hải Phòng bứt tốc

    03:22, 10/05/2022

  • Đồng Tháp liên tiếp trong TOP dẫn đầu PCI cả nước

    14:57, 06/05/2022

  • PCI và sự năng động của chính quyền địa phương

    09:58, 05/05/2022

  • PCI 2021: Tỷ lệ doanh nghiệp tiếp cận gói hỗ trợ tín dụng còn khá thấp

    04:10, 05/05/2022

  • PCI Hải Dương vượt qua 34 bậc như thế nào?

    06:25, 02/05/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
PCI và sự năng động của chính quyền địa phương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO