PGV “sa vào bẫy tỷ giá”

Diendandoanhnghiep.vn Tỷ giá USD/VND tăng mạnh, khiến lỗ chênh lệch tỷ giá đang là vấn đề nan giải đối với nhiều doanh nghiệp, trong đó có Tổng Công ty Phát điện 3 (HoSE: PGV).

 Doanh thu và lợi nhuận của PGV các quý gần đây.

Doanh thu và lợi nhuận của PGV các quý gần đây.

>>> Phòng vệ rủi ro tỷ giá

Dù doanh thu tăng gần 40%, nhưng lãi ròng quý 3/2022 của PGV lại giảm xuống chỉ còn khoảng 1/3 so với cùng kỳ năm ngoái.

Lãi ròng giảm mạnh

Theo Báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2022, PGV ghi nhận doanh thu tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt hơn 12,1 nghìn tỷ đồng. Giá vốn hàng bán của doanh nghiệp này cũng bật tăng mạnh lên gần 10,5 nghìn tỷ đồng. Theo đó, PGV lãi gộp hơn 1.665 tỷ đồng.

Doanh thu từ hoạt động tài chính trong kỳ bất ngờ sụt giảm mạnh, còn gần 132 tỷ đồng, giảm 79% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, chi phí tài chính lại tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái, lên hơn 1.261 tỷ đồng. Theo giải trình của doanh nghiệp này, đây là khoản lỗ chênh lệch tỷ giá (quý 3 năm nay lỗ 793 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 541 tỷ đồng). Ngoài ra, chi phí lãi vay cũng tăng lên hơn 432 tỷ đồng.

Dù có thêm khoản lợi nhuận khác hơn 6 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ hơn 4,2 tỷ đồng), nhưng PGV chỉ đạt lãi ròng hơn 315 tỷ đồng, giảm hơn 65% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lũy kế 9 tháng đầu năm nay, Công ty đạt doanh thu đạt gần 35 nghìn tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lãi ròng chỉ đạt 1.736 tỷ đồng, giảm gần 32% so với cùng kỳ năm ngoái.

1.736 tỷ đồng là khoản lợi nhuận sau thuế 9 tháng 2022 của PGV, giảm gần 32% so với cùng kỳ 2021.

Thách thức còn lớn

Tính đến cuối tháng 9/2022, PGV có tổng nợ vay tài chính khoảng hơn 41.000 tỷ đồng. Theo SSI Research, nợ bằng USD của PGV khoảng hơn 36,9 nghìn tỷ đồng (tương đương 1,57 tỷ USD). USD tăng giá dẫn đến lỗ chênh lệch tỷ giá, nhưng doanh nghiệp này có thể yêu cầu EVN thanh toán khoản lỗ tỷ giá này, mặc dù thời gian thanh toán không chắc chắn.

PGV vay nợ cả bằng USD và JPY. Theo SSI, JPY mất giá 4% trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2022 và có thể sẽ tiếp tục giảm giá, giúp PGV lãi chênh lệch tỷ giá. Tuy nhiên, USD tăng giá mạnh hơn và tỷ trọng vay nợ USD của doanh nghiệp này lớn hơn, nên PGV vẫn còn đối mặt với áp lực lỗ chênh lệch tỷ giá.

Ngoài ra, tại ĐHĐCĐ năm 2022, ông Lê Văn Danh - Tổng Giám đốc PGV cho biết, quý 3 giá nhiệt điện (điện khí và điện than cũng là mảng kinh doanh chính của Công ty) giảm do lượng nước trong các hồ thủy điện ở mức cao. Tuy vậy đến quý 4, các hồ thủy điện cần tích trữ nước để chuẩn bị cho mùa khô, đẩy nguồn phát chủ yếu vào khối khí và khối than, qua đó đẩy giá nhiệt điện thị trường lên cao và giúp PGV hoàn thành kế hoạch đề ra.

Tuy nhiên, kế hoạch kinh doanh 2022 của PGV cũng khiêm tốn hơn rất nhiều so với thực hiện năm 2021. Ông Lê Văn Danh cho rằng mục tiêu như vậy là phù hợp khi năm 2022 có những yếu tố ảnh hưởng đến đầu vào, đặc biệt việc giá nhiên liệu than tăng cao đột biến. Ngoài ra, nhu cầu tiêu dùng điện thấp sẽ ảnh hưởng đến sản lượng điện, giảm khoảng 3 tỷ kWh so với bình quân các năm trước, qua đó tác động tiêu cực đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết PGV “sa vào bẫy tỷ giá” tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713943081 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713943081 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10