Phân tầng điều trị COVID-19: Nơi làm tốt, nơi còn lộn xộn, quá tải

Diendandoanhnghiep.vn Đây chính là chia sẻ của PGS-TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sau 5 ngày "thực chiến" hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19 ở các tỉnh miền Đông Nam bộ.

Trả lời về tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh hiện nay, Tiến sĩ (GS-TS) Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Giám đốc Trung tâm hồi sức tích cực (ICU) tại Bình Dương cho biết: Qua khảo sát thực tế, thăm các khu điều trị bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn tỉnh Bình Dương, được biết hiện tỉnh có khoảng 80% ca F0 không triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ trong tổng số hơn 11.900 ca mắc trong làn sóng dịch lần thứ 4. 

Theo thống kê, toàn tỉnh có 12 khu điều trị bệnh nhân COVID-19, trong đó có 81 phụ nữ mang thai, 69 người trên 65 tuổi, 194 người có bệnh lý bệnh nền, 252 người có diễn biến nặng. Lũy kế đến nay toàn tỉnh đã có 932 bệnh nhân khỏi bệnh, 62 bệnh nhân tử vong và đang xây dựng phương án điều trị lên 20.000 giường. 

Hiện tỉnh đang triển khai mô hình điều trị “3 tầng” nhằm giảm số lượng bệnh nhân diễn biến nặng, tử vong và giảm tải cho các cơ sở điều trị tuyến tỉnh. Cụ thể, đối với F0 nhẹ, không triệu chứng, tỉnh bố trí tại các cơ sở có điều kiện vật chất bảo đảm, đủ bác sĩ, điều dưỡng và các xét nghiệm cơ bản. Nhóm F0 này sẽ được theo dõi sát sao, nếu có triệu chứng sẽ chuyển tuyến. 

Qua khảo sát nhiều tỉnh, thành trong cả nước thì đến thời điểm này chưa có tỉnh, thành nào làm tốt công tác chăm sóc F0 ở tầng 1 như Bình Dương, mà cụ thể là các Bệnh viện Dã chiến trực thuộc Becamex. Đoàn sẽ tổng hợp, báo cáo Bộ Y tế, Chính phủ làm mô hình điển hình cho cả nước thực hiện.

Tuy nhiên, trong công tác điều trị Bình Dương phải củng cố, đặc biệt là tầng 2 và tầng 3. Tầng 2 ở các Trung tâm Y tế huyện, thị, thành phố điều trị F0 có triệu chứng nhẹ. Những F0 có triệu chứng nặng chuyển Bệnh viện Đa khoa tỉnh điều trị ở tầng 3, trong đó có 200 giường hồi sức tích cực. 

Về nhân lực, trang thiết bị, máy móc điều trị, tại các cơ sở điều trị có 120 bác sĩ, 295 điều dưỡng, 166 người hỗ trợ nhân viên y tế với tổng cộng 581 người. Với số lượng nhân lực này thì đội ngũ y, bác sĩ tỉnh nhà đang chịu áp lực rất lớn trong công tác thu dung điều trị. 

Để đáp ứng yêu cầu chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19, tỉnh Bình Dương đã xây dựng theo mô hình điều trị

Để đáp ứng yêu cầu chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19, tỉnh Bình Dương đã xây dựng theo mô hình điều trị "3 tầng" để giảm tải cho các cơ sở điều trị tuyến tỉnh.

"Tuy nhiên, qua nắm bắt tâm tư tình cảm, lực lượng y tế, công an, quân đội đang tràn đầy nhiệt huyết, không kể thời gian, sức lực, sự vất vả, thiệt thòi mà “lao” mình vào chống dịch. Điều đó làm tôi rất cảm động." - GS-TS Nguyễn Lân Hiếu chia sẻ.

Để đáp ứng yêu cầu chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19, tỉnh Bình Dương đã xây dựng theo mô hình điều trị "3 tầng" để giảm tải cho các cơ sở điều trị tuyến tỉnh.

Theo đó, "tầng 1" là các F0 không triệu chứng, chiếm khoảng 80%, được tỉnh bố trí ở các khu cách ly tập trung có điều kiện cơ sở vật chất bảo đảm, có đủ thầy thuốc và các xét nghiệm cơ bản tối thiểu, có máy chụp X-quang di động. Những bệnh nhân COVID-19 không có triệu chứng được theo dõi sát sao, nếu có triệu chứng sẽ chuyển tuyến lên "tầng 2". "Tầng 2" là các bệnh nhân có triệu chứng nhẹ được điều trị tại các trung tâm y tế tuyến huyện. "Tầng 3": Những bệnh nhân có triệu chứng nặng, chuyển lên BV Đa khoa tỉnh Bình Dương để điều trị.

Thực hiện một nguyên tắc nhất quán về luân chuyển bệnh nhân giữa các tầng đó là: KHÔNG ĐỂ BỆNH NHÂN TỬ VONG Ở TẦNG 1 VÀ 2 KHÔNG ĐỂ BỆNH NHÂN RA VIỆN Ở TẦNG 3

Chuyển bệnh nhân lên tầng 2 khi có tiến triển phức tạp.

Theo GS-TS Nguyễn Lân Hiếu cho biết: "Đối với tầng 1 giành cho người nhiễm virus không triệu chứng. Thực ra đây được coi là khu cách ly có theo dõi y tế. Nhiều nơi làm tốt nhưng một số còn rất lộn xộn, quá tải.

Cần thiết lưu ý bảo đảm dinh dưỡng, xử lý chất thải, cung cấp đủ Wifi, trang bị phương tiện theo dõi sức khoẻ cá nhân nếu không mỗi người một cái, ít nhất một phòng một bộ gồm máy đo bão hoà oxy, đo huyết áp nhịp tim và nhiệt độ kế và bảng hướng dẫn tự đo, kê khai và tự cho điểm mức độ của mình. Mỗi ngày 2 lần nhân viên y tế đến thu hoặc tốt nhất khai điện tử và chuyển bệnh nhân lên tầng 2 khi số điểm tăng lên dần hoặc khi tăng đột ngột. Cho ra viện theo tiêu chuẩn của bộ y tế sẽ gặp khó khăn là phải đợi kết quả PCR (có nơi 4 đến 5 ngày). Theo tôi trong giai đoạn giãn cách xã hội cần sàng lọc nhóm FO không triệu chứng, dưới 40 tuổi, không có béo phì và bệnh nền, SpO2 trên 96%, đã nhập viện trên 7 ngày, test kháng nguyên âm tính có thể ra viện với phương tiện theo dõi cách ly tại nhà." 

Chuyển bệnh nhân xuống tầng thấp hơn khi bệnh nhân có dấu hiệu

Chuyển bệnh nhân xuống tầng thấp hơn khi bệnh nhân có dấu hiệu tiến triển tốt, đang trong giai đoạn phục hồi.

Ngoài ra, GS-TS Nguyễn Lân Hiếu cũng nhấn mạnh: Tầng 2 là tầng yếu nhất hiện nay do yếu tố khách quan và chủ quan. Cần khẩn trương củng cố cả con người và vật chất. Bởi lý do tầng 2 là tầng cấp huyện, trước đây (chưa có dịch) các tỉnh, thành không chú trọng đến điều trị, cấp cứu bệnh nhân nặng mà chuyển viện. Thực tế đó nên tầng 2 là tầng yếu nhất và cần cũng cố nhất. Tầng này cần phải tăng cường trang thiết bị, đặc biệt là máy HSNO, máy thở không xâm lấn, oxy bồi và đặc biệt không được để thiếu hụt oxy. Làm tốt điều trị ở tầng 2 sẽ giảm bớt bệnh nhân phải chuyển lên tầng 3. Ở tầng 3 là khu điều trị bệnh nhân nặng, được theo dõi qua hệ thống monitor và camera. Trang thiết bị hiện đại đương nhiên là nhu cầu cần thiết nhưng theo tôi nhân lực và cách sắp xếp tổ chức mới là điểm cần đặc biệt lưu ý giai đoạn này.

"Thực hiện một nguyên tắc nhất quán về luân chuyển bệnh nhân giữa các tầng đó là: Không để bệnh nhân tử vong ở tầng 1, tầng 2 và không để bệnh nhân ra viện ở tầng 3." - GS-TS Nguyễn Lân Hiếu đặc biệt nhấn mạnh.

GS-TS Nguyễn Lân Hiếu cho biết:

GS-TS Nguyễn Lân Hiếu cho biết: "Đối với tầng 1 giành cho người nhiễm virus không triệu chứng. Thực ra đây được coi là khu cách ly có theo dõi y tế. Nhiều nơi làm tốt nhưng một số còn rất lộn xộn, quá tải."

Trước đó, các chuyên gia Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã có buổi tập huấn cho các bác sĩ là trưởng khoa, Giám đốc Trung tâm Y tế, Giám đốc Bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 nắm vững chuyên môn khi nào thì chuyển bệnh nhân lên tầng 3, khi nào chuyển bệnh nhân về tầng 1. Nguyên tắc của các tầng là không chuyển bệnh nhân quá sớm nhưng cũng không được chuyển quá muộn để bệnh nhân chuyển biến nặng. 

Hy vọng, với các tài liệu đơn giản, dễ hiểu mà Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã phát thì các bác sĩ tầng 2 sẽ có sự kết nối chặt chẽ với tầng 3 - tầng điều trị bệnh nhân nặng và nguy kịch."

Bên cạnh đó, theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn -Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19 ở các tỉnh miền Đông Nam bộ, , Bình Dương cần phân tầng đúng, chuyển đúng các trường hợp để giảm tải ca chuyển nặng và giảm tải tuyến trên. Tỉnh đã làm tốt việc chăm sóc những ca F0 nhẹ, không triệu chứng ở tầng 1 nhưng cần nhanh chóng hoàn thiện trang thiết bị, máy móc xét nghiệm, đặc biệt tiếp tục hoàn thiện đơn vị ICU hiện có với 200 giường, đồng thời đề nghị tỉnh cùng với Bộ Y tế thống nhất chọn địa điểm phù hợp để xây dựng Trung tâm ICU cho tỉnh và cho toàn khu vực Đông Nam bộ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Phân tầng điều trị COVID-19: Nơi làm tốt, nơi còn lộn xộn, quá tải tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714136748 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714136748 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10