Phát huy không gian di sản ban đêm từ đêm “Di sản hội tụ”

BẢO LOAN 19/11/2023 12:03

Chương trình nghệ thuật “Di sản hội tụ” đã phát huy không gian di sản ban đêm, khẳng định mục tiêu khai thác không gian di sản về đêm thành sản phẩm du lịch đặc trưng tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

>> Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023: Đánh thức di sản, khơi nguồn sáng tạo

Lần đầu tiên, du khách được chứng kiến sự hội tụ của 2 di sản: Văn Miếu – Quốc Tử Giám Thăng Long với chương trình trải nghiệm Tour đêm và di sản văn hóa cố đô Huế với chương trình nghệ thuật truyền thống Huế, các trò chơi cung đình và những hình ảnh tiêu biểu của đại nội Huế. Chương trình trải nghiệm Tour đêm và di sản văn hóa cố đô Huế là hoạt động nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11 do Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế tổ chức.

 Trong đêm nghệ thuật đặc biệt này, du khách đã được trải nghiệm ánh sáng nghệ thuật, tham gia các trò chơi cung đình triều Nguyễn được truyền ra dân gian của người dân Huế xưa trong một không gian ấn tượng, độc đáo tại Văn Miếu. Chương trình cũng tạo cơ hội giao lưu, quảng bá văn hóa giữa các đơn vị bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong cộng đồng bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam; đồng thời tạo cơ hội khai thác tour đêm tại các di sản, quảng bá di sản văn hóa Huế trong trao đổi, hợp tác với các đơn vị làm văn hoá tại Hà Nội.

>>> Sức hút mạnh mẽ mang tên du lịch di sản

Trong khuôn khổ chương trình, từ cổng vào Văn Miếu đến Khuê Văn Các, cổng Đại Trung, Bia Tiến sĩ..., Ban tổ chức đã sử dụng kỹ thuật trình diễn ánh sáng kết hợp cùng ảnh động, tạo ra hiệu ứng 3D trên bề mặt phẳng, kể các câu chuyện gắn với đạo học Việt Nam.

Với công nghệ trình chiếu hiện đại, bia Tiến sĩ Thăng Long đã rũ bỏ mặt đá im lìm suốt hằng trăm năm qua, để kể những câu chuyện sinh động về khoa cử như: Số lượng thí sinh mỗi kỳ thi, các dạng bài thi, một số chức quan tham gia trong từng đợt thi hay những ân điển mà các vị Tiến sĩ tân khoa nhận được.

Tại lớp học thầy đồ, du khách sẽ được lắng nghe các phong tục tập quán, lễ nghi truyền thống cùng cách viết thư pháp và soạn câu đối với phong thái mực thước, chỉnh tề.

Tại sân trước khu điện Đại Thành, du khách có thể tham gia các trò chơi cung đình Huế xưa, như: Trò xăm hường, trò Bài vụ; trò Đầu hồ; trò thả Thơ... Trong đó, thả Thơ thu hút nhiều du khách trải nghiệm nhất, bởi trò chơi này được coi như lối “đánh bạc” bằng trí tuệ, thể hiện sự nhanh trí và vốn kiến thức uyên thâm về thi phú của tầng lớp nho sĩ đất Thần Kinh (Kinh đô thần bí) xưa.

Hiện nay, dù được tái hiện lại bằng chữ Quốc ngữ nhưng thả Thơ vẫn không bị mất đi giá trị cốt lõi xưa. Những câu thơ nổi tiếng của các thi nhân xưa sẽ bị “khuyết” đi 1 hoặc 1 vài cụm từ và trong 1 khoảng thời gian cố định, 4 người chơi sẽ phải tìm ra đáp án chính xác. Nếu đúng sẽ được giữ lại 1 thẻ bài, nếu sai thì nộp lại cho người giám thị. Sau 3 lượt đoán, người tham gia trò chơi còn lại thẻ bài sẽ là người thắng cuộc, được tặng một bức tranh chữ thư pháp. Món quà này, ngoài mong muốn mang đến may mắn, hạnh phúc cho người chiến thắng, nó còn thể hiện truyền thống hiếu học, nhắc nhở chúng ta phải gìn giữ những tinh hoa văn hóa xưa mà cha ông để lại.

 Giám đốc Trung tâm Hoạt động VHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám Lê Xuân Kiêu khẳng định, chương trình nghệ thuật đêm “Di sản hội tụ” là hoa trái của quá trình hợp tác lâu dài, gắn bó, hiệu quả, tích cực giữa Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Trung tâm Hoạt động VHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám trong nhiều năm qua, nhằm tri ân và tôn vinh các di sản văn hóa của cha ông để lại, động viên những người làm công tác di sản tiếp tục nỗ lực, cố gắng trong công việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản của dân tộc, mang giá trị di sản đến ngày càng gần hơn với công chúng.

Chương trình nghệ thuật đêm “Di sản hội tụ” 

Điểm chạm cảm xúc cuối cùng đó chính là Nhà Thái Học. Tại đây du khách sẽ được thưởng thức một bữa tiệc của ánh sáng, âm thanh và cảm xúc khi mà toàn bộ mặt trước của nhà Tiền đường trên sân Thái Học biến thành một màn hình khổng lồ.

 Giám đốc Trung tâm Hoạt động VHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám Lê Xuân Kiêu khẳng định, chương trình nghệ thuật đêm “Di sản hội tụ” là hoa trái của quá trình hợp tác lâu dài, gắn bó, hiệu quả, tích cực giữa Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Trung tâm Hoạt động VHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám trong nhiều năm qua, nhằm tri ân và tôn vinh các di sản văn hóa của cha ông để lại, động viên những người làm công tác di sản tiếp tục nỗ lực, cố gắng trong công việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản của dân tộc, mang giá trị di sản đến ngày càng gần hơn với công chúng.

Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám, ông Lê Xuân Kiêu

>>> Cosmo High Tea: Hành trình tôn vinh di sản, kiến tạo tương lai

Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám, ông Lê Xuân Kiêu khẳng định, chương trình nghệ thuật đêm “Di sản hội tụ” là hoa trái của quá trình hợp tác lâu dài, gắn bó, hiệu quả, tích cực giữa Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám trong nhiều năm qua, nhằm tri ân và tôn vinh các di sản văn hóa của cha ông để lại, động viên những người làm công tác di sản tiếp tục nỗ lực, cố gắng trong công việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản của dân tộc, mang giá trị di sản đến ngày càng gần hơn với công chúng.

Múa cung đình “Trình tường tập khánh” – điệu múa thường được trình diễn trong dịp lễ Sinh nhật của nhà vua.

Múa cung đình “Trình tường tập khánh” – điệu múa thường được trình diễn trong dịp lễ Sinh nhật của nhà vua.

Tại chương trình, ông Hoàng Việt Trung – Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cũng cho biết: Huế được biết đến với thành phố du lịch đặc trưng, thành phố Festival của Việt Nam cũng là nơi lưu giữ nhiều di sản đã được cộng đồng quốc tế công nhận. Nhiều năm qua, các kỳ Festival Huế được tổ chức đã thu hút được sự quan tâm, hưởng ứng của cộng đồng trong và ngoài nước.

"Thông qua chương trình nghệ thuật này, những giá trị văn hóa truyền thống và các giá trị kế thừa về di sản diễn xướng của dân tộc một lần nữa khẳng định tinh thần hội tụ và lan tỏa; tinh thần cộng hưởng và tiếp biến trong nhiều nội dung mà Festival Huế từng thực hiện. Đây cũng là cách mà văn hóa Huế tự giới thiệu và quảng bá đến cộng đồng, khẳng định định hướng xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương “trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh”, ông Trung nhấn mạnh.

Sau khi được thưởng thức bộ phim mapping 3D “Tinh hoa đạo học” được lấy cảm hứng từ những giá trị di sản văn hóa tại khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám gắn liền với đạo học của dân tộc xuyên suốt qua nhiều thế kỷ, du khách sẽ được thưởng thức chương trình nghệ thuật "Huế giao hòa" với các tiết mục đặc sắc là di sản phi vật thể thế giới như: Đại nhạc Tam luân cửu chuyển, Múa cung đình Trình tường tập khánh, Lục cúng hoa đăng, Tiểu nhạc Phú lục địch… và các tác phẩm âm nhạc sáng tác mới trên chất liệu cung đình, như: hoạt cảnh Ấm sinh luyện chữ - Văn Hiến ngàn năm, hợp tấu Xây dựng kinh đô, dân ca Huế và các ca khúc ngợi ca Huế, Hà Nội.

Có thể bạn quan tâm

  • Câu chuyện "hồi sinh" khu di tích Văn Miếu từ 1898 đến 1954

    14:42, 09/02/2023

  • Tu bổ, phục hồi di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám

    20:09, 19/04/2019

  • Hệ thống vé điện tử tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám có gì mới?

    02:30, 25/05/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Phát huy không gian di sản ban đêm từ đêm “Di sản hội tụ”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO