Phát huy tối đa sức mạnh nội sinh của doanh nghiệp Nhà nước từ việc làm tốt “công việc gốc” của Đảng

Diendandoanhnghiep.vn Để đạt hiệu quả với những bước tiến vững chắc, các DNNN cần làm tốt công tác xây dựng tổ chức Đảng, gắn liền công tác Đảng với công tác cán bộ, coi công tác cán bộ là “Cái gốc của mọi công việc”.

Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với sự kết hợp hài hòa giữa bàn tay thị trường và bàn tay nhà nước trong mô hình kinh tế mới đã từng bước được hoàn thiện và chứng minh tính đúng đắn, phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước ta.

Trong thể chế đó, kinh tế nhà nước, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước (DNNN) nắm giữ vai trò quan trọng, trụ cột, chi phối nhiều lĩnh vực kinh tế then chốt với mục tiêu vừa chủ động trong sản xuất kinh doanh, vừa góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, tạo nên sức mạnh toàn diện cho nền kinh tế.

Để đạt được điều đó, cùng với việc thực hiện nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, mỗi doanh nghiệp cần phải phát huy được thế mạnh, tiềm năng của mình để vươn lên lớn mạnh, hoàn thành được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là chủ lực trong hội nhập kinh tế quốc tế theo đúng tinh thần của Nghị quyết Trung ương 3 (Khoá IX) và Nghị quyết số 12-NQ/TW (Khoá XII).

Để đạt được hiệu quả to lớn vượt bậc với những bước tiến mạnh mẽ và vững chắc, các DNNN cần làm tốt công tác xây dựng tổ chức Đảng, gắn liền công tác Đảng với công tác cán bộ, coi công tác cán bộ là “Cái gốc của mọi công việc”.

Sự chuyển mình mạnh mẽ của một Đảng bộ 5 năm liền đạt “Đảng bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), hiện do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối với tỷ lệ gần 75% vốn điều lệ, là một trong bốn Ngân hàng thương mại chủ lực của nền kinh tế.

Giai đoạn trước 2013, Vietcombank được ghi nhận là một ngân hàng lớn nhưng các phân tích đánh giá chuyên sâu cho thấy hoạt động của Vietcombank chưa thực sự nổi trội so với các tổ chức tín dụng khác. Tuy nhiên sau 7 năm, Vietcombank đã thực sự được biết đến là một ngân hàng “xanh và mạnh”, chuẩn mực, tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và bắt nhịp với các thông lệ quốc tế, hoạt động an toàn, bền vững, uy tín, chất lượng và hiệu quả, không chỉ được bạn bè và khách hàng trong nước đánh giá cao mà còn được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Nói đến Vietcombank cũng là nói đến một ngân hàng có hạ tầng công nghệ hiện đại, có đội ngũ cán bộ lành nghề, tận tâm, gần gũi và luôn sẵn sàng sẻ chia.

Giai đoạn 7 năm qua ghi nhận dấu ấn chuyển mình, bứt phá ngoạn mục của Vietcombank với sự tăng trưởng ấn tượng về quy mô và hiệu quả kinh doanh, thiết lập đỉnh cao với những thành công tiếp nối. Năm 2017, tổng tài sản của Vietcombank lần đầu tiên vượt 1 triệu tỷ đồng, về đích sớm 2 năm so với đề án chiến lược được duyệt. Giai đoạn 2013 - 2019, quy mô tổng tài sản của VCB tăng 2,5 lần, nguồn vốn tăng trên 2,5 lần, dư nợ tín dụng tăng 2,3 lần; các chỉ số sinh lời có sự gia tăng mạnh mẽ.

Vietcombank là ngân hàng đầu tiên xử lý thành công toàn bộ nợ xấu tại VAMC đưa nợ xấu về 1 bảng; tỷ lệ nợ xấu được giảm mạnh từ mức 2,7% năm 2013 xuống dưới 1%, tỷ lệ nợ nhóm 2 ở mức dưới 0,5% vào năm 2019, đều là những mức thấp nhất trong các tổ chức tín dụng tại Việt Nam. Vietcombank là ngân hàng đầu tiên và cũng là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên trên sàn chứng khoán đạt kỷ lục 1 tỷ USD lợi nhuận vào năm 2019 (tăng hơn 4 lần so với năm 2013), góp mặt trong Top 200 tổ chức tài chính ngân hàng có lợi nhuận cao nhất toàn cầu.

Bên cạnh đó, công tác quản trị điều hành của Vietcombank đã đạt được những thành tựu nổi bật: công tác khách hàng được chuyển đổi hiệu quả; mô hình tổ chức được hoàn thiện, chính thức vận hành thành công hệ thống Core banking mới vào cuối tháng 01/2020 cùng với việc thực hiện hàng loạt các dự án chuyển đổi khác, đặc biệt là dự án chuyển đổi Ngân hàng số đã được phê duyệt đề án và triển khai thực hiện từ cuối năm 2019.

Đồng thời, Vietcombank là ngân hàng đầu tiên được NHNN phê duyệt triển khai Hiệp ước Vốn Basel II tại Việt Nam, sớm hơn 1 năm so với yêu cầu; mạng lưới hoạt động được mở rộng mạnh mẽ với sự ra đời của 36 chi nhánh và 109 phòng giao dịch, thành lập Ngân hàng con tại Lào vào năm 2018 và là ngân hàng Việt Nam đầu tiên được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cấp phép thành lập Văn phòng đại diện tại New York và đã chính thức khai trương hoạt động vào tháng 11/2019.

Bên cạnh kết quả nổi trội về hoạt động kinh doanh và quản trị điều hành, Vietcombank còn được đánh giá cao về công tác xã hội, trách nhiệm với cộng đồng. Chỉ tính riêng trong năm 2019 và 6 tháng đầu năm 2020, Vietcombank đã tiên phong hỗ trợ doanh nghiệp với 3 lần giảm lãi suất cho vay, áp dụng hàng loạt giải pháp hỗ trợ khách hàng, tích cực thực hiện công tác an sinh xã hội với quy mô lớn.

Ngoài ra, Vietcombank cũng được biết đến là đơn vị có môi trường làm việc hấp dẫn tại Việt Nam. Theo đó, Vietcombank đã xây dựng được nguồn nhân lực có chất lượng cao trên thị trường, tạo điều kiện và khích lệ cán bộ nhân viên không ngừng đổi mới, sáng tạo, hăng say thi đua lao động; xây dựng được những nét văn hóa Vietcombank nhân văn nhưng cũng rất riêng có; đời sống vật chất và tinh thần của người lao động được nâng cao; thu nhập bình quân đầu người ở mức cao nhất thị trường.

Với những kết quả nêu trên, Vietcombank được bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” và “Ngân hàng có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam” nhiều năm liền; được đánh giá là ngân hàng có chất lượng tài sản tốt nhất, khả năng sinh lời cao nhất, ngân hàng có thị giá lớn nhất, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất… Đặc biệt, Đảng bộ Vietcombank đã được Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương (DNTW) khen thưởng là “Đảng bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” trong 5 năm liền từ năm 2015 đến năm 2019.

Đồng chí Y Thanh Hà Niê K’đăm - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối DNTW (bìa phải) trao Cờ của Đảng ủy Khối DNTW tặng Đảng bộ Vietcombank đạt thành tích xuất sắc nhiệm kỳ 2015-2020

Đồng chí Y Thanh Hà Niê K’đăm - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối DNTW (bìa phải) trao Cờ của Đảng ủy Khối DNTW tặng Đảng bộ Vietcombank đạt thành tích xuất sắc nhiệm kỳ 2015-2020

Đánh giá về kết quả hoạt động của Vietcombank trong những năm qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định: “Trong những năm gần đây có những bước phát triển nhanh, bền vững cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả kinh doanh, là ngân hàng đi đầu trong xử lý nợ xấu, quản lý chặt chẽ và minh bạch, có số nộp ngân sách lớn nhất và được các tổ chức uy tín quốc tế đánh giá tín nhiệm cao”.

chế chính sách đúng đắn phù hợp là tiền đề cơ bản cho sự phát triển của DNNN

Nghị quyết số 12-NQ/TW (khóa XII) đã khẳng định DNNN giữ vị trí then chốt và là “một lực lượng vật chất quan trọng của nền kinh tế nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; doanh nghiệp nhà nước thực hiện vai trò dẫn dắt phát triển các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác, bảo đảm doanh nghiệp Việt Nam thật sự trở thành lực lượng nòng cốt trong phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

Để hiện thực hóa quan điểm về vai trò của DNNN nói chung, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo nhằm định hướng và tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển của loại hình doanh nghiệp này. Trong đó, có thể thấy vai trò của công tác tổ chức xây dựng Đảng và công tác cán bộ trong doanh nghiệp ngày càng được coi trọng với việc triển khai đồng bộ các giải pháp như: đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, nâng cao vai trò của cấp ủy, của công tác kiểm tra giám sát, kiểm soát tốt quyền lực.

Việc thành lập Đảng bộ Khối DNTW theo Quyết định số 48-QĐ/TW ngày 11/4/2007 của Bộ Chính trị là một bước tiến mới vô cùng quan trọng nhằm nâng cao hơn nữa năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với các DNNN trọng yếu, từ đó làm tốt vai trò dẫn dắt của DNNN trong nền kinh tế.  

Việc Đảng bộ Khối DNTW được thành lập còn đánh dấu sự “nâng tầm” của các Đảng bộ trong DNNN từ cấp đảng bộ cơ sở được uỷ quyền thành đảng bộ cấp trên cơ sở, từ đó các khó khăn trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Đảng tới toàn hệ thống của mỗi DNNN dần được giải quyết, công tác xây dựng Đảng và thực hiện nhiệm vụ chính trị trong hệ thống các DNNN đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, tính gắn kết giữa các đơn vị chặt chẽ hơn, tính thống nhất về chiến lược kinh doanh, quản trị điều hành, công tác cán bộ,… được xuyên suốt từ cấp Đảng bộ toàn hệ thống đến các Đảng bộ (Chi bộ) cơ sở trực thuộc.

Đến ngày 31/02/2017, việc Ban Bí thư ban hành Quy định số 69-QĐ/TW một lần nữa khẳng định sự nhất quán trong quan điểm của Đảng về vai trò của DNNN, xác định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các Đảng ủy cấp trên cơ sở trong các DNNN. Việc hợp nhất các cơ quan tham mưu giúp việc của Đảng uỷ với các cơ quan chuyên môn có chức năng, nhiệm vụ tương đồng đã giúp cho quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, ra quyết định được tập trung hơn, tiết kiệm được thời gian, tăng hiệu quả, giảm chi phí.

Như vậy, việc Đảng ủy Khối DNTW được thành lập và việc Ban Bí thư xác lập rõ ràng vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các Đảng bộ cấp trên cơ sở trong các DNNN chính là những tiền đề căn bản để công tác xây dựng Đảng và công tác cán bộ tại các Đảng bộ DNNN có những bước phát triển về nhiều mặt, chất lượng ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới; đặc biệt là đã xây dựng được đội ngũ cán bộ, đảng viên có lập trường tư tưởng vững vàng, có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, năng động, sáng tạo, thích ứng với xu thế hội nhập quốc tế, góp phần quan trọng khẳng định và củng cố vai trò của các doanh nghiệp nhà nước trọng yếu trong nền kinh tế. Chính sự trưởng thành, lớn mạnh và phát triển của đội ngũ cán bộ, đảng viên thuộc các DNNN đã trở thành nhân tố then chốt, quyết định, làm nên những thành tựu to lớn, tạo tiền đề quan trọng cho việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị đã đề ra, giúp các DNNN có những bước phát triển mạnh mẽ và đúng định hướng.

Làm tốt “Công việc gốc” của Đảng trong hoạt động của DNNN là nền tảng của sự thành công

Thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đảng phải luôn nuôi dạy cán bộ như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu, phải biết cách lựa chọn, sử dụng và không ngừng bồi dưỡng cán bộ để cái vốn quý đó ngày càng to lớn lên theo yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng”, vận dụng các cơ chế chính sách và định hướng đúng đắn trong xây dựng Đảng gắn liền với công tác cán bộ, Vietcombank luôn chú trọng và nỗ lực làm tốt “Công việc gốc” của Đảng.

Đồng chí Đặng Bình Nguyên – Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ, Trưởng Ban Tổ chức và Nhân sự Vietcombank phát biểu khai mạc thi tuyển chọn Phó Giám đốc Vietcombank Chi nhánh Sở Giao dịch.

Đồng chí Đặng Bình Nguyên – Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ, Trưởng Ban Tổ chức và Nhân sự Vietcombank phát biểu khai mạc thi tuyển chọn Phó Giám đốc Vietcombank Chi nhánh Sở Giao dịch.

Xác định con người là nhân tố then chốt như đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần khẳng định: “Xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, thì công tác cán bộ là then chốt của then chốt”, Đảng ủy - Ban Lãnh đạo Vietcombank đã có những đổi mới mạnh mẽ trong công tác cán bộ nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển bền vững.

Hiện nay, Vietcombank hiện đang tích cực triển khai Chiến lược quản trị và phát triển nguồn nhân lực Vietcombank đến năm 2025 với mục tiêu phấn đấu là “Ngân hàng đứng đầu về chất lượng nguồn nhân lực”, coi đây là tiền đề quan trọng để thực hiện thành công Đề án cơ cấu lại Vietcombank theo định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.

Sự vận dụng, triển khai xuyên suốt, đúng đắn và đồng bộ công tác cán bộ vào thực tiễn hoạt động tại Vietcombank có thể thấy rõ qua một số điểm như sau:

Thứ nhất, Vietcombank chủ trương thực hiện công tác tuyển dụng công khai, hiệu quả, đón đầu nhân sự có chất lượng, kịp thời đáp ứng yêu cầu của hoạt động kinh doanh.

Thứ hai, lãnh đạo, chỉ đạo bổ sung quy hoạch cấp ủy, quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý nhiệm kỳ hiện tại và các nhiệm kỳ tiếp theo bảo đảm tính kế thừa, phát triển và chuyển tiếp giữa các thế hệ; lấy quy hoạch cấp ủy làm cơ sở cho quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý; quy hoạch người đứng đầu đơn vị phải đồng bộ với quy hoạch người đứng đầu cấp ủy, khắc phục tình trạng hẫng hụt, bị động nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Thứ ba, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được lập thành kế hoạch đào tạo theo từng vị trí, chức danh và được thực hiện một cách bài bản, hệ thống, có tính lâu dài và kế thừa.

Thứ tư, quán triệt thực hiện việc bố trí và sử dụng cán bộ đúng người đúng việc nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của đơn vị, tạo điều kiện để cán bộ cống hiến, phát huy năng lực đồng thời góp phần ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong cán bộ, đảng viên. Quán triệt nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ đi đôi với phát huy trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, đơn vị trong công tác cán bộ.

Thứ năm, công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ được thực hiện bài bản, tuân thủ các nguyên tắc trong Đảng, đảm bảo sự công khai, minh bạch và chất lượng thông qua tuyển chọn cán bộ lãnh đạo.

Thứ sáu, cơ chế đãi ngộ được xây dựng và hoàn thiện tạo động lực lớn cho cán bộ thông qua việc triển khai Quy chế tiền lương theo hướng trả lương/thu nhập theo năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh, tạo động lực phấn đấu cho cán bộ và góp phần phòng chống, hạn chế tiêu cực có thể xảy ra.

Thứ bảy, công tác thi đua được triển khai thực chất và gắn kết chặt chẽ với công tác nhân sự, gắn thi đua với đánh giá kết quả hoạt động của đơn vị và cá nhân qua điểm đánh giá PMS; tránh cào bằng, hình thức.

Thứ tám, công tác thi hành kỷ luật Đảng gắn liền với xử lý kỷ luật lao động đối với cán bộ đảng viên, tổ chức đảng có vi phạm. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện các khâu trong công tác cán bộ. Xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức, đơn vị.

Vai trò, vị trí của các DNNN như Vietcombank đã được Đảng và Nhà nước xác định rõ. Việc phát huy được tối đa sức mạnh nội tại để DNNN vươn lên, khẳng định vị thế của mình có ý nghĩa quyết định sự thành bại đối với mỗi đơn vị. Bên cạnh những cơ chế, chính sách được Đảng và Nhà nước quan tâm xây dựng, việc mỗi DNNN làm tốt công tác cán bộ ở đơn vị mình sẽ là tiền đề cơ bản để khơi dậy được nguồn lực vô tận, góp phần đưa doanh nghiệp tới những đỉnh vinh quang mới trong hành trình xây dựng và phát triển của mình, đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế và sự phồn thịnh của đất nước.

Nguyễn Thị Thái Hà
Phó Trưởng Ban Tổ chức và Nhân sự Vietcombank - Chi bộ 3, Đảng bộ Trụ sở chính Vietcombank

 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Phát huy tối đa sức mạnh nội sinh của doanh nghiệp Nhà nước từ việc làm tốt “công việc gốc” của Đảng tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713884707 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713884707 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10