Phát triển điện gió ngoài khơi - Bài 2: Cần chính sách nhất quán và dài hạn

Diendandoanhnghiep.vn Phát triển điện gió ngoài khơi cần có chính sách nhất quán dài hạn, cũng như thống nhất về chủ trương quy định các điều khoản Thông tư, Nghị định, pháp luật có liên quan.

>> Phát triển điện gió ngoài khơi - Bài 1: Ưu tiên phát triển để thúc đẩy ngành công nghiệp

Dự thảo Quy hoạch điện VIII trình duyệt 7GW điện gió ngoài khơi vào năm 2030

Dự thảo Quy hoạch điện VIII trình duyệt 7GW điện gió ngoài khơi vào năm 2030

Tháo gỡ bất cập

Việt Nam nhận định phát triển điện gió ngoài khơi có ý nghĩa lớn vì có thể kết hợp các mục tiêu tăng trưởng kinh tế xã hội, an ninh năng lượng, công nghiệp hóa và thực hiện mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Ưu điểm chính của năng lượng gió ngoài khơi là khả năng tạo ra điện cao hơn vì tốc độ gió trên đại dương thường ổn định hơn, mạnh hơn so với trên đất liền. Ngoài ra, một điểm cộng khác là thực tế không giới hạn các địa điểm ngoài khơi để triển khai trang trại điện gió mà ít hoặc không ảnh hưởng đến xung đột dân cư. So với các nguồn năng lượng khác, các dự án điện gió ngoài khơi sử dụng diện tích đất ít hơn hẳn.

Dự thảo Quy hoạch Điện VIII phiên bản tháng 4/2022, Bộ Công Thương đưa ra công suất 16GW điện gió trên bờ và gần bờ, 7GW điện gió ngoài khơi vào năm 2030; đến năm 2045 sẽ có 122GW tổng công suất điện gió. Trong đó, điện gió ngoài khơi là 66GW.

Tuy nhiên, triển khai phát triển các dự án ngoài khơi còn gặp khá nhiều khó khăn từ các điều khoản quy định trong các Thông tư, Nghị định chưa được thống nhất, một số nội dung quy định còn chưa được rõ ý, gây rào cản nhất định cho nhà đầu tư, doanh nghiệp và tổ chức tài chính nước ngoài.

Cụ thể như tại Nghị định số 11/2021/NĐ-CP ngày 10/02/2021 về “quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển” tại khoản 4 Nghị định này có nêu: “Hoạt động nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân Việt Nam (trừ trường hợp hoạt động nghiên cứu khoa học sử dụng khu vực biển cố định và hoạt động nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành trong vùng biển Việt Nam); hoạt động đo đạc, quan trắc, điều tra, khảo sát, đánh giá tài nguyên biển; hoạt động khai thác thủy sản, khắc phục hậu quả trực tiếp do thiên tai, sự cố môi trường gây ra trên biển không phải giao khu vực biển”. 

Như vậy có thể hiểu rằng việc thể hiện câu chữ tại khoản 4 Điều 9 Nghị định số 11/2021/NĐ-CP còn gây ra cách hiểu khác nhau giữa việc cho phép (hoặc không cho phép) tổ chức cá, nhân nước ngoài được khảo sát, đo đạc đánh giá trên biển.

Phát triển điện gió ngoài khơi còn gặp khó khăn do các điều khoản pháp luật quy định chưa được thống nhất

Phát triển điện gió ngoài khơi còn gặp khó khăn do các điều khoản pháp luật quy định chưa được thống nhất

Bên cạnh đó tại khoản 6 Điều 2 Thông tư số 02/2019/TT-BCT của Bộ Công Thương ngày 15 tháng 01 năm 2019 về quy định thực hiện phát triển dự án điện gió và hợp đồng mua bán điện mẫu cho các dự án điện gió có nêu: "Diện tích đất cho khảo sát, nghiên cứu đầu tư dự án điện gió là phần diện tích giới hạn trong ranh giới địa lý được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại văn bản chấp thuận cho nhà đầu tư thực hiện khảo sát, nghiên cứu đánh giá tiềm năng gió để lập dự án đầu tư điện gió trong một thời hạn cho phép. Diện tích này chỉ được phép sử dụng cho các hoạt động khảo sát, nghiên cứu như xây dựng cột đo gió, khảo sát địa chất, địa hình”.

Bất cập này sẽ khiến doanh nghiệp phải chờ sự chấp thuận cấp phép của chính quyền địa phương gây mất thời gian cho doanh nghiệp và phát sinh nhiều thủ tục hành chính.

Ngoài ra các chuyên gia cho biết nhà đầu tư còn gặp bất cập trong khâu thực hiện khảo sát vì quy định Quản lý hoạt động điều tra, khảo sát.

Cụ thể, hiện nay chưa có quy định việc cung cấp dữ liệu khảo sát dự án điện gió ngoài khơi cho các cơ quan quản lý Nhà nước. Ngoài ra, tổ chức cá nhân khảo sát phục vụ lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án điện gió ngoài khơi đều sử dụng nguồn kinh phí tự có của tổ chức cá nhân; các dữ liệu thu được liên quan đến bí mật kinh doanh. Do vậy, việc ràng buộc trách nhiệm cung cấp dữ liệu đo gió, khảo sát địa chất, địa hình trên biển cần phải có nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi yêu cầu tổ chức, cá nhân thực hiện.

Cần chính sách đặc thù

>> Net Zero ở Việt Nam và vai trò điện gió ngoài khơi

Một dự án điện gió ngoài khơi cần 7-10 năm để hoàn thành các khâu khảo sát, đo gió, nghiên cứu địa chất, đánh giá khả thi, đánh giá tác động môi trường, thiết kế, sản xuất các cấu phần, xây dựng, lắp đặt...

Do đó theo các chuyên gia để đạt được các mục tiêu trên, Việt Nam cần thực hiện khảo sát các khu vực xa bờ nhằm xác định các vị trí khả thi có thể phát triển điện gió ngoài khơi. Khuyến nghị của các chuyên gia cho rằng, cách tiếp cận của Việt Nam đối với vấn đề này là cấp giấy phép cho các đơn vị phát triển dự án thực hiện các khảo sát trên một vùng biển đủ rộng để giúp Chính phủ đưa ra quyết định có cơ sở về các khu vực phù hợp nhất cho điện gió ngoài khơi.

Một cách tiếp cận ít phổ biến hơn là Chính phủ cấp giấy phép cho nhà phát triển tư nhân tự thực hiện các khảo sát và cung cấp dữ liệu và kết quả khảo sát cho Chính phủ theo định dạng được quy định trước. Sau đó, Chính phủ có thể đánh giá kết quả khảo sát và quyết định những khu vực nào là phù hợp nhất để phát triển dự án.

Ngoài ra việc xác định diện tích khảo sát cần dựa trên công suất đăng ký của các dự án. Công suất đăng ký dự án cần dựa trên các yếu tố như: quy hoạch, khả năng truyền tải của hệ thống điện trên bờ. Việc xác định công suất của dự án cần được tính toán và quy định rõ trong văn bản giới thiệu của địa phương.

Góp ý phát triển về điện gió ngoài khơi, Ông Sebastian Hald Buhl, đại diện liên danh T&T và Orsted (Đan Mạch) nêu 3 nguyên tắc cơ bản trong công tác giao biển được áp dụng thành công trên thế giới. Theo đó, nguyên tắc đầu tiên là cần "cấp giấy phép khảo sát sớm", bởi công tác khảo sát khu vực dự án thường mất đến 3 năm trong khi các hạng mục như thiết kế chi tiết và mua sắm chỉ có thể được tiến hành sau khi hoàn thành việc khảo sát.

Nguyên tắc thứ hai là "tránh chồng lấn" do chi phí phát triển một dự án điện gió ngoài khơi công suất 1 GW tiêu tốn khoảng 150 triệu USD, các nhà đầu tư thường do dự không muốn đầu tư khoản tiền lớn nếu như không được trao quyền khảo sát độc quyền với khu vực dự án.

Thêm vào đó, cho phép nhiều bên cùng triển khai khảo sát tại cùng một khu vực sẽ dẫn đến rủi ro "nhân đôi" chi phí vốn đã đắt đỏ của công tác khảo sát. Nguyên tắc thứ ba là "tách biệt giấy phép khảo sát với việc chấp thuận phát triển dự án".

Sở dĩ "việc tách biệt sẽ cho phép các nhà đầu tư học hỏi và hoàn thiện dần các dự án của mình theo giai đoạn và chuẩn bị tốt hơn cho các vòng tuyển chọn dự án trong tương lai, từ đó xây dựng được một danh mục dự án tốt và tăng tính cạnh tranh trên thị trường”- Ông Sebastian Hald Buhl nhấn mạnh.

Tuy nhiên theo các doanh nghiệp, việc xác định diện tích khảo sát cần dựa trên công suất đăng ký của các dự án. Công suất đăng ký dự án cần dựa trên các yếu tố như: quy hoạch, khả năng truyền tải của hệ thống điện trên bờ. Việc xác định công suất của dự án cần được tính toán và quy định rõ trong văn bản giới thiệu của địa phương. Cuối cùng là chủ trương chính sách, lĩnh vực điện gió ngoài khơi cần chính sách dài hạn, nhất quán tránh thay đổi liên tục sẽ làm khó doanh nghiệp và giảm sự thu hút đầu tư.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Phát triển điện gió ngoài khơi - Bài 2: Cần chính sách nhất quán và dài hạn tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713590287 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713590287 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10