5 vấn đề cốt lõi để liên kết phát triển du lịch Đông Nam Bộ

Diendandoanhnghiep.vn Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch 6 tỉnh, thành phố là một hoạt động ý nghĩa trong việc phát triển du lịch chung của cả nước cũng như của từng địa phương.

>> Bà Rịa – Vũng Tàu đẩy mạnh liên kết vùng, thúc đẩy phát triển du lịch

Đó là nội dung được đại diện các doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước nhấn mạnh tại hội nghị xúc tiến du lịch vùng Đông Nam Bộ, tại tỉnh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

heo ông Trịnh Hàng – Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Ông Trịnh Hàng – Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chia sẻ tại Hội nghị.

5 vấn đề cốt lõi

Theo ông Trịnh Hàng – Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, vùng Đông Nam Bộ có tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng cả về tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn với cảnh quan thiên nhiên, hệ thống sông, hồ; hệ thống di tích văn hóa, lịch sử, làng nghề để phát triển nhiều loại hình du lịch về nguồn, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch biển, hồ...

Nhiều điểm du lịch của vùng Đông Nam Bộ được các báo chí trong nước và thế giới bình chọn là điểm đến hấp dẫn du khách, như: địa đạo Củ Chi, Công viên nước Đầm Sen (thành phố Hồ Chí Minh), Nhà tù Côn Đảo, bãi biển Hồ Tràm (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), Khu du lịch sinh thái Thủy Châu (tỉnh Bình Dương), Sóc Bom Bo, Vườn quốc gia Cát Tiên (tỉnh Bình Phước), Làng du lịch Tre Việt, Vườn quốc gia Nam Cát Tiên (tỉnh Đồng Nai), Núi Bà Đen (tỉnh Tây Ninh)...

Đặc biệt, Đờn ca tài tử Nam Bộ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2013 là một lợi thế trong thu hút khách du lịch đến với vùng Đông Nam Bộ cần được chú trọng khai thác phát triển.

Về kết quả hoạt động kinh doanh du lịch, năm 2023, vùng Đông Nam Bộ đón và phục vụ 65.300.273 lượt khách, tăng 18,55% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu đạt 180.566 tỷ đồng tăng 22,13% so với năm 2022. Du lịch vùng Đông Nam Bộ đóng vai trò vô cùng quan trọng, chiếm 54,2% tổng số khách du lịch của cả nước, chiếm 26,9% tổng doanh thu du lịch cả nước năm 2023.

Như vậy, có thể thấy, vùng Đông Nam Bộ có lợi thế lớn trong việc thu hút số lượng đông đảo khách du lịch đến với vùng, thể hiện sức hấp dẫn của vùng đối với khách du lịch. Song, mặc dù chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số khách du lịch của nước, nhưng doanh thu du lịch của vùng Đông Nam Bộ còn rất khiêm tốn, chưa tương xứng với tỷ trọng khách du lịch của vùng. Đây là một bài toán mà vùng cần tập trung giải quyết, đưa ra các giải pháp nhằm tăng doanh thu từ du lịch, kéo dài thời gian lưu trú và chi tiêu của khách trong thời gian đến với vùng.

Cũng theo ông Hàng, để giải quyết những bất cập đó, 06 địa phương đã ký biên bản thỏa thuận, hợp tác phát triển du lịch từ ngày 28/6/2020 đến nay đã được hơn 03 năm, việc đánh giá hiệu quả hoạt động hợp tác là rất cần thiết nhằm rút kinh nghiệm trong triển khai liên kết phát triển du lịch, quyết tâm đạt kết quả cao trong hợp tác phát triển du lịch về các phương diện, trong đó, việc tuân thủ 5 vấn đề cốt lõi để cùng nhau phát triển, như: “Chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, phối hợp quản lý du lịch; Phát triển chuỗi sản phẩm du lịch trong vùng liên kết; Phối hợp đẩy mạnh xúc tiến du lịch chung; Phục hồi, phát triển nguồn nhân lực du lịch; Kêu gọi đầu tư phát triển du lịch”.

năm 2023, vùng Đông Nam bộ đón và phục vụ 65.300.273 lượt khách, tăng 18,55% so với cùng kỳ năm trước – doanh thu đạt 180.566 tỷ đồng tăng 22,13% so với năm 2022.

Năm 2023, vùng Đông Nam bộ đón và phục vụ 65.300.273 lượt khách, tăng 18,55% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu đạt 180.566 tỷ đồng tăng 22,13% so với năm 2022.

>> Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực ngành du lịch

Liên kết nhằm thúc đẩy phát triển du lịch

Về phía doanh nghiệp, bà Huỳnh Phan Phương Hoàng – Phó Tổng giám đốc Vietravel, cho rằng bộ sản phẩm kết nối nội vùng Đông Nam Bộ và các vùng lân cận rất đủ đầy, độc đáo. Song, làm sao để du khách quan tâm và đến rồi chi tiêu, thì chúng ta phải có lộ trình marketing ra quốc tế, trong đó, vai trò nhà nước, trách nhiệm của doanh nghiệp, cộng đồng hưởng lợi từ du lịch phải làm gì để đạt được điều này. Bên cạnh đó, thông điệp, slogan cho toàn vùng là gì là những vấn đề chúng ta phải bàn bạc và có chiến lược cụ thể theo từng năm và giai đoạn cụ thể, đặc biệt là tuân thủ các tiêu chí để có thể đạt được mục tiêu đề ra.

Bà Cao Thị Hồng Vân – Giám đốc Công ty TNHH Nấm Hòa Long, chia sẻ: liên kết du lịch vùng Đông Nam Bộ thật sự mang lại hiệu quả không chỉ với du khách mà còn kết nối các sản phẩm OCOP, vùng miền đến với du khách một cách dễ dàng hơn. Đặc biệt, với tính chất là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, thì liên kết du lịch là vấn đề tất yếu đặt ra đối với mỗi địa phương nhằm khai thác lợi thế tiềm năng, tạo ra những sản phẩm độc đáo có sức cạnh tranh cao, đưa ngành du lịch phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp nhiều hơn cho ngân sách địa phương và đất nước.

Ông Trần Văn Khoa, hội viên Hiệp hội Du lịch Bình Phước cho rằng, du lịch xanh đã trở thành xu hướng ưa chuộng hậu dịch. Vùng Đông Nam Bộ có độ che phủ rừng cao, nguồn dược liệu từ rừng phong phú. Cần nghiên cứu khai thác du lịch dưới tán rừng, du lịch sức khỏe, dưỡng lão, làm đẹp, chữa lành từ thiên nhiên kết hợp giữ rừng, trồng rừng, tăng độ che phủ của rừng sẽ tạo nên bộ sản phẩm thu hút đa dạng phân khúc khách, đặc biệt là khách văn hóa cao, yêu thiên nhiên, môi trường.

Có thể thấy, chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch 6 tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Tây Ninh là một hoạt động ý nghĩa trong việc phát triển du lịch chung của cả nước cũng như của từng địa phương, góp phần phát huy tối đa tài nguyên du lịch của từng địa phương, khai thác nguồn lực hợp lý, tạo động lực phát triển du lịch, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cộng đồng dân cư các địa phương.

Thông qua, hoạt động hợp tác phát triển du lịch 6 tỉnh vùng Đông Nam Bộ, công tác xúc tiến, quảng bá, giới thiệu hình ảnh đất nước con người và phong tục tập quán của từng địa phương đến với du khách trong và ngoài nước nhằm mở rộng và phát triển thị trường được đẩy mạnh hơn, từ đó, tăng cường thu hút các nguồn lực xã hội trong và ngoài khu vực liên kết nhằm thúc đẩy phát triển du lịch. Hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch các tỉnh trong chương trình liên kết tìm kiếm đối tác để xây dựng, khai thác và phát triển sản phẩm du lịch.

  

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết 5 vấn đề cốt lõi để liên kết phát triển du lịch Đông Nam Bộ tại chuyên mục Du lịch của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714406760 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714406760 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10