Phát triển du lịch miền Trung (Kỳ 2): Làm mới sản phẩm du lịch, cách nào?

Diendandoanhnghiep.vn Trong cuộc cạnh tranh du lịch với các khu vực khác cũng như các quốc gia lân cận, cần nhiều hơn nữa sự mạnh dạn của doanh nghiệp trong việc làm mới sản phẩm để đón khách.

>>Phát triển du lịch miền Trung (Kỳ 1): Luồng sinh khí mới

Lợi thế về mức độ phủ vaccine cộng đồng, các doanh nghiệp du lịch đang nỗ lực để “kéo” khách đến với địa phương. Đối với bối cảnh hiện tại, việc doanh nghiệp đổi mới sản phẩm, dịch vụ là cấp thiết nhằm thu hút sự quan tâm của khách du lịch.

So với nhu cầu mới của du khách trong tình hình mới, việc vừa đảm bảo an toàn về phòng, chống dịch vừa nâng cao chất lượng dịch vụ chính là yếu tố được quan tâm. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra là đổi mới thế nào cho phù hợp?.

Ở góc độ chính quyền, ông Lê Trí Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhìn nhận việc làm mới các sản phẩm du lịch trong thời điểm mở cửa trở lại của ngành du lịch là điều hết sức quan trọng. Ông Thanh cho biết, thời gian qua địa phương đã đề xuất nhiều chính sách mới mẻ để vực dậy ngành du lịch, tuy nhiên vì nhiều lý do vẫn chưa được như ý. 

a

Đối với bối cảnh hiện tại, việc doanh nghiệp đổi mới sản phẩm, dịch vụ là cấp thiết nhằm thu hút sự quan tâm của du khách.

Tại thời điểm cận kề ngày mở cửa, doanh nghiệp và chính quyền vẫn miệt mài tìm giải pháp. Sản phẩm du lịch phải làm mới ra sao, dịch vụ phải đáp ứng ra sao với tình hình mới? Đồng thời, các Bộ, ngành, chính quyền phải được làm mới thế nào để đi vào chiều sâu, hiệu quả hơn để khai thác hiệu quả dư địa ngành?”, ông Lê Trí Thanh đặt câu hỏi.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, lộ trình phát triển, việc làm mới ngay từ trong tư duy của mỗi người dân ở điểm đến, ở mỗi doanh nghiệp thế nào cho phù hợp chính điều mà ngành du lịch cả nước đang đặt ra.

Ở góc độ doanh nghiệp, bà Ngô Hương - Tổng giám đốc Vinpearl cho hay thời gian qua doanh nghiệp đã đón được nhiều đoàn khách từ nhiều thị trường mà lâu nay Việt Nam chưa từng khai thác được. Theo đó, doanh nghiệp đã nhanh chóng xây dựng, làm mới nhiều sản phẩm, dịch vụ, chuẩn bị đón khách qui mô lớn theo tiêu chí vừa an toàn, vừa giới thiệu được hàng loạt trải nghiệm đẳng cấp, phát huy tối đa sức mạnh của hệ thống.

a

Việc liên kết tạo nên những liên minh nghỉ dưỡng – hàng không – dịch vụ - lữ hành để sẵn sàng bùng nổ khi du lịch trở lại là định hướng của các doanh nghiệp trong thời gian tới.

Vinpearl đã xác định chiến lược hành động tập trung các mục tiêu xây dựng điểm đến quốc tế, phát triển sản phẩm mới đẳng cấp và đa dạng, đón khách an toàn. Đơn vị đã liên tục đổi mới, nâng cấp sản phẩm, đón đầu xu hướng thế giới, thiết kế trải nghiệm riêng biệt phù hợp nhu cầu và sở thích mới mẻ cho du khách trong các sản phẩm về kỳ nghỉ ngắn ngày, kỳ nghỉ trong thành phố, các trải nghiệm nghỉ dưỡng đặc thù như du lịch sức khỏe, thể thao, khám phá MICE cũng được Vinpearl làm mới”, bà Hương thông tin.

Đồng thời, vị này cho biết với thế mạnh dịch vụ khép kín trong hệ sinh thái, việc đón tiếp an toàn trong bối cảnh hiện tại chính là điều mà khách du lịch quan tâm. Việc liên kết tạo nên những liên minh nghỉ dưỡng – hàng không – dịch vụ - lữ hành để sẵn sàng bùng nổ khi du lịch trở lại là điều kiện đủ để đơn vị sẵn sàng phục vụ khách du lịch.

Ông Trần Văn Khoa – Giám đốc Công ty TNHH JackTran Tours cho rằng các cấp thẩm quyền cũng cần phải đổi mới trong các quy định. Trong đó, ông Khoa cho rằng việc quyết định mở cửa lần này cần phải “mở toang” cánh cửa du lịch, không nên lo lắng và “khép cửa” khi tình hình dịch bệnh leo thang.

“Thực tế doanh nghiệp vẫn còn hoang mang, khách du lịch vẫn băn khoăn về vấn đề visa. Do đó, Chính phủ cần quyết liệt, rõ ràng về thông tin, thông báo một cách chính thống khi nào khách du lịch xin được visa dễ dàng và thời hạn bao lâu. Hiện tại các doanh nghiệp đã cọc tiền cho đối tác, nếu lại đóng cửa thì doanh nghiệp sẽ lại “chết” một lần nữa”, ông Khoa nói.

Đối với câu chuyện làm mới sản phẩm du lịch, ông Trần Văn Khoa cho rằng các sản phẩm thiên về văn hóa bản địa của từng địa phương sẽ “ăn khách” trong thời gian tới. Do đó, các doanh nghiệp cận tần dụng nguồn tài nguyên sẵn có và tiếp tục đổi mới sản phẩm thông qua cách thức triển khai.

a

Các sản phẩm mang bản sắc văn hóa của địa phương sẽ "ăn khách" khi du lịch phục hồi.

Ông Khoa cho rằng cần có những thành phẩm mang tính nghiên cứu chiều sâu về văn hóa, đầu tư về trí tuệ, kiến thức chuyên môn. Từ đó đòi hỏi các sản phẩm chỉnh chu, tử tế hơn và cho khách trải nghiệm nhiều hơn.

“Ví dụ một bữa ăn trước đây chúng ta bán với 200.000 đồng, thì hiện nay chúng ta vẫn giữ nguyên giá thành nhưng tăng chất lượng lên, kèm với đó là các dịch vụ mới trong tour, tuyến để tăng thêm mức độ hấp dẫn. Ngoài ra, cần tìm kiếm thêm các sản phẩm từ địa phương gắn liền với văn hóa, đời thường, để lôi cuốn khách hàng, phải làm sao để có thêm nhiều sản phẩm mới kèm theo với những cái cũ. Cùng với đó là làm mới về con người lẫn phương tiện”, ông Khoa nêu ví dụ.

Kỳ 3: Kỳ vọng đà phục hồi du lịch

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Phát triển du lịch miền Trung (Kỳ 2): Làm mới sản phẩm du lịch, cách nào? tại chuyên mục Du lịch của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713543812 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713543812 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10