Các doanh nghiệp hiện nay cũng rất chủ động, tích cực triển khai các hoạt động chuyển đổi số trong quản lý, xây dựng sản phẩm du lịch mới, tuyên truyền, quảng bá các tour du lịch.
Mới đây, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Diễn đàn Quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam 2022 (VFTE 2022). Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam dự và phát biểu chỉ đạo tại diễn đàn.
Đánh giá cao ý nghĩa của diễn đàn, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, muốn đất nước đến năm 2045 kỷ niệm 100 năm thành lập trở thành nước công nghiệp phát triển, có một cuộc sống hoà bình, an toàn, văn hoá và một nền sản xuất hiện đại thì chúng ta phải làm rất nhiều việc và đặt ra từ năm 2020 đến 2030 phải tăng trưởng GDP trung bình 7% một năm, từ năm 2031 trở đi cũng phải tăng trưởng trung bình 6,5-7% một năm. Để thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình phải như vậy, cần phải có những giải pháp đặc biệt và khát vọng mãnh liệt.
Đối với du lịch, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, bài toán về phát triển du lịch thông minh là yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh hiện tại. Việc tăng cường các ứng dụng du lịch qua điện thoại di động giúp người dân và khách du lịch dễ dàng sử dụng, đặt vé, thanh toán. Số hóa các di tích, điểm đến sẽ hỗ trợ khách du lịch quốc tế trong việc tìm hiểu về điểm đến, nghe thuyết minh bằng thứ tiếng của họ qua điện thoại di động một cách thuận tiện.
Theo đó, hoạt động chuyển đổi số du lịch đã được Tổng cục Du lịch và các địa phương triển khai rộng khắp cả nước. Sự liên kết, hợp tác của cơ quan quản lý, doanh nghiệp và các bên liên quan sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp cho du lịch Việt Nam. Ông Hoàng Quốc Hòa - Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin du lịch cho biết hoạt động chuyển đổi số du lịch đang được các địa phương và doanh nghiệp triển khai rộng khắp cả nước.
Hà Nội là một trong những điểm đến tiên phong về chuyển đổi số du lịch tại Việt Nam. Thủ đô đã phát triển các ứng dụng du lịch thông minh như Visit Hanoi, MyHanoi với tính năng nổi bật là trợ lý du lịch ảo hỗ trợ du khách. Các điểm đến bảo tàng, làng nghề, di tích như Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam… đã phát triển hệ thống thuyết minh tự động và nhiều công nghệ hiện đại khác phục vụ khách tham quan.
Về phía các doanh nghiệp du lịch, nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số du lịch, hiện nay cũng rất chủ động, tích cực triển khai các hoạt động chuyển đổi số trong quản lý, xây dựng sản phẩm du lịch mới, tuyên truyền, quảng bá các tour du lịch. Nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng các công nghệ mới như 360, 3D, FLYCAM, Mapping… trong xây dựng các sản phẩm du lịch mới, không chạm.
Ông Nguyễn Văn Tài- Giám đốc Công ty Du lịch VietSence cho biết, thời gian qua công ty đã tích hợp được dữ liệu khách hàng rất lớn, phân loại khách hàng tiềm năng và có phần mềm chăm sóc khách hàng tự động. Nếu như trước đây với các chiến dịch du lịch vào dịp lễ tết hay chiến dịch hè phải gọi điện kết nối đến từng khách hàng để giới thiệu thì nay công ty đã có hệ thống phần mềm gửi thông điệp một cách tự động.
Còn theo ông Trần Trọng Kiên- Chủ tịch hội đồng tư vấn du lịch TAB, khi các doanh nghiệp du lịch sử dụng nền tảng công nghệ tốt thì khách hàng sẽ được tiếp cận những dịch vụ du lịch một cách liên tục và nhanh hơn rất nhiều.
Có thể bạn quan tâm
23:00, 04/12/2022
00:20, 21/08/2022
01:00, 28/07/2022
17:25, 08/12/2022