Phát triển hạ tầng khu công nghiệp ven biển: “Bệ phóng” cho logistics

HẢI NGÂN 03/07/2023 03:00

Hạ tầng khu công nghiệp (KCN) ven biển chính là tiền đề để đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, logistics… Đây chính là mục tiêu được nhiều địa phương ven biển đang tập trung nhắm đến.

>>Thiết lập hệ sinh thái logistics chuỗi lạnh

 Hạ tầng khu công nghiệp ven biển chính là tiền đề để đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, logistics…

Hạ tầng khu công nghiệp ven biển chính là tiền đề để đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, logistics…

Theo các chuyên gia nhận định, tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ - nơi được đánh giá là có tính ảnh hưởng và liên kết mang tính liên vùng với các hành lang kinh tế Việt Nam - Trung Quốc, cửa ngõ chính hướng ra biển của khu vực bùng nổ này chính là Hải Phòng - Quảng Ninh, và cụm cảng của khu vực này. Do vậy, phát triển KCN gắn với cảng biển sẽ trở thành xu thế tất yếu cho sự phát triển logistics khu vực.

Từ địa lợi

Quảng Ninh là tỉnh duy nhất có cả đường bộ và đường biển giáp Trung Quốc. Quảng Ninh được xác định là động lực tăng trưởng cốt lõi của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Địa phương này cũng có nhiều tiềm năng to lớn trong việc phát triển thương mại xuyên biên giới, thương mại đường biển,…và đóng vai trò trung tâm trung chuyển đa phương thức trọng điểm của khu vực, đáp ứng sự phát triển của ngành chế biến, sản xuất và logistics.

Theo ông Lê Quang Trung - Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty hàng hải Việt Nam (VIMC), thời gian qua, Quảng Ninh đã có chuyển biến rất tốt về đường bộ, hàng không, nhưng cảng biển hiện nay vẫn chưa phát huy hết tiềm năng, chưa có những trung tâm logistics xứng tầm để phục vụ các hoạt động thương mại ở khu vực biên giới. Quảng Ninh cần có hành lang pháp lý đầy đủ để đảm bảo cho các mô hình kinh doanh logistics mới trong thời đại kinh tế số như hiện nay.

Phát huy tiềm năng thế mạnh về cảng biển, các tổ hợp cảng biển - logistics - công nghiệp đã dần hình thành tại Quảng Ninh. Trong đó, phải kể đến Tổ hợp KCN DEEP C, với 2 tổ hợp quan trọng là KCN Bắc Tiền Phong và KCN Nam Tiền Phong, thuộc KKT ven biển Quảng Yên. Hạ tầng cảng biển của DEEP C hiện kết nối trực tiếp với cảng nước sâu Lạch Huyện tại Hải Phòng thông qua tuyến sông Chanh hiện đang triển khai dự án nạo vét.

Theo đại diện Tổ hợp KCN DEEP C, hiện Tổ hợp KCN DEEP C đã hình thành 5 KCN với diện tích 3400ha tại Hải Phòng, Quảng Ninh; 2 trung tâm công nghiệp và cực tăng trưởng kinh tế của miền Bắc. Trong đó, tại Quảng Ninh, các KCN DEEP C có thể cung cấp tới gần 550 ha đất phục vụ logistics và cảng biển, tương đương hơn 30% tổng quỹ đất của DEEP C trên địa bàn tỉnh. Theo kế hoạch, năm 2023, DEEP C sẽ tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng của KCN Bắc Tiền Phong để sẵn sàng đón các dự án lớn đến đầu tư.

>>Doanh nghiệp logistics trước "cơn bão" ChatGPT

>>Bức tranh “xám” ngành Logistics?

>>Doanh nghiệp logistics liên kết vượt khó

Phát triển logistics

Cùng với Quảng Ninh, tại Hải Phòng, các KCN gắn với cảng biển cũng đã dần hình thành, mở ra cơ hội phát triển cho Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Theo ông Nguyễn Thành Phương - Tổng Giám đốc Tập đoàn Sao Đỏ - Chủ đầu tư KCN Nam Đình Vũ, ngay từ bước lập quy hoạch, Tập đoàn Sao Đỏ cũng nhận thức rõ về lợi thế cũng như định hướng của TP Hải Phòng. Đó là phát triển công nghiệp, dịch vụ xanh. Do vậy, phía Tập đoàn đã quy hoạch KCN Nam Đình Vũ theo hướng hình thành một hệ sinh thái.

“Đối với logistics, phía Tập đoàn dành ra 200ha để phát triển hệ sinh thái logistics bao gồm 7 bến container cảng biển, 3 bến cảng dầu khí, kho ngoại quan, cảng ICD và các dịch vụ logistics. Từ đó, tạo nên một chuỗi cung ứng về logistics rất đồng bộ dành cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất trong KCN. Qua đó, giúp chúng tôi tiết giảm được chi phí, thời gian và góp phần rất lớn vào việc giảm giá thành dịch vụ, giá thành sản xuất sản phẩm của các doanh nghiệp trong KCN”, ông Nguyễn Thành Phương chia sẻ.

Còn theo đại diện Tổ hợp Khu công nghiệp DEEP C, tại Hải Phòng, DEEP C hiện đã triển khai 3 KCN tại Hải Phòng. Hiện phía doanh nghiệp đang chú trọng phát triển 2 CCN tại KCN DEEP C Hải Phòng II. “Đáp ứng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam giai đoạn 2021-2030, hạ tầng cảng biển tích hợp của DEEP C sẽ phục vụ tàu hàng tổng hợp và hàng lỏng có trọng tải lên đến 50.000 DWT”, bà Trần Thị Huyền - Quản lý kinh doanh Cấp cao của Tổ hợp KCN DEEP C cho biết.

Thực tế, hạ tầng KCN được đầu tư đồng bộ cùng hệ thống sinh thái kho vận chất lượng cao, hệ thống cảng tổng hợp và cảng hàng lỏng dùng chung ngay trong KCN; đặc biệt gắn liền với hệ thống cảng biển đã mang lại đầy đủ các tiện ích cho các doanh nghiệp nội khu. Đó cũng chính là ưu thế vượt trội của các KCN gắn với cảng biển trong thu hút đầu tư.

Có thể bạn quan tâm

  • FIATA RAP 2023: Cơ hội kết nối cho doanh nghiệp logistics Việt

    15:02, 28/06/2023

  • Thiết lập hệ sinh thái logistics chuỗi lạnh

    15:23, 23/06/2023

  • Báo chí là "cầu nối" phát triển nhân lực ngành logistics

    16:07, 18/06/2023

  • “Bùng nổ điện gió” và thách thức với Project Logistics

    04:00, 14/06/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Phát triển hạ tầng khu công nghiệp ven biển: “Bệ phóng” cho logistics
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO