Một nền kinh tế muốn tăng trưởng bền vững thì không thể thiếu sự phát triển của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST).
>>>Vai trò và ý nghĩa xây dựng Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Trên cơ sở đó, nhiều quốc gia đã thiết lập các mạng lưới trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, ĐMST để thử nghiệm việc xây dựng và thực thi các chính sách cụ thể liên quan đến thúc đẩy, hỗ trợ ĐMST trong doanh nghiệp.
Nắm được xu hướng và tầm quan trọng của trung tâm ĐMST, hiện nay các tỉnh/thành phố trên cả nước đã dần thiết lập và xây dựng các trung tâm ĐMST trên cơ sở thành lập mới hoặc sắp xếp lại các đơn vị, tổ chức Khoa học và Công nghệ đã tồn tại kèm theo chức năng hoạt động trong lĩnh vực ĐMST.
Tuy nhiên, hoạt động của các trung tâm này phần lớn mới dừng lại ở việc tổ chức các sự kiện, kết nối hoạt động liên quan đến khởi nghiệp mà chưa tập trung đi sâu phân tích, dẫn dắt và hỗ trợ doanh nghiệp trong những ngành, lĩnh vực cụ thể.
Những năm qua, Hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST của Việt Nam đã hình thành và phát triển tương đối nhanh. Sau thời kỳ Covid, thu hút vốn đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam đã dần tăng trưởng trở lại, với 634 triệu USD năm 2022, và đạt 413 triệu USD trong nửa đầu năm 2023.
>>Thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo góp phần tăng năng suất lao động
Tuy vậy, Hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST của Việt Nam vẫn cần tiếp tục được hoàn thiện để tạo các điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo được hình thành và phát triển.
Ngoài các hành lang pháp lý và các chính sách hỗ trợ, HST KN ĐMST của Việt Nam cần các Trung tâm hỗ trợ KN ĐMST làm hạt nhân để huy động, khai thác, liên kết và tối ưu hóa các nguồn lực trong hệ sinh thái tại địa phương, tại trung ương, từ khu vực tư nhân và cả từ nước ngoài.
Ngày 09/02/2021, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Khoa học và Công nghệ là đầu mối thực hiện việc thành lập 3 trung tâm hỗ trợ KN ĐMST tại 3 thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng tại Quyết định số 188/QĐ-TTg ngày 09/02/2021 (3 thành phố là TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng chiếm khoảng 94% (TP. HCM: 46%; Hà Nội: 40%; Đà Nẵng: 8%) tổng số DN khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam).
Theo Bộ Khoa học và Công nghệ với quy mô và hiệu quả hoạt động của Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia của Việt Nam hiện nay sẽ ngày càng được mở rộng và nâng cao; thu hút ngày càng nhiều các nguồn lực trong và ngoài nước; đóng góp ngày càng thiết thực hơn cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước khi chúng ta thống nhất tổng thể về hệ thống Trung tâm hỗ trợ KN ĐMST.
Hiện trên cả nước đã hình thành nhiều đơn vị hỗ trợ KN ĐMST , cả từ khu vực tư nhân, khu vực công và cả các tổ chức quốc tế, theo nhiều mô hình rất phong phú. Khoảng 20 địa phương đã và đang hình thành các trung tâm hỗ trợ KN ĐMST, gần 100 cơ sở ươm tạo, tổ chức thúc đẩy kinh doanh đã và đang hoạt động, nhiều trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của quốc tế đã mở chi nhánh hoặc phối hợp mở các không gian ĐMST tại Việt Nam như Block71 của Singapore tại thành phố Hồ Chí Minh, “Không gian khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đà Nẵng – Seoul” ngay tại Đà Nẵng này, hay Trung tâm K-Startup trực thuộc Cơ quan hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hàn Quốc (KOSME) sắp khai trương tại Hà Nội vào cuối tháng này. Tuy nhiên, các hoạt động này mặc dù đã được bước đầu triển khai, nhưng về tổng thể, còn tương đối rời rạc, chưa đồng bộ, thống nhất.
>>Vai trò và ý nghĩa xây dựng Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Khi thảo luận về thực trạng, giải pháp và định hướng cho việc thành lập và phát triển hệ thống các trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên toàn quốc, đặc biệt là về hàng lang pháp lý, chính sách, chương trình hỗ trợ phù hợp, cơ chế phối hợp, vai trò, địa vị pháp lý của các trung tâm ở trung ương và địa phương.
Những đóng góp chân thành, thực tế của chuyên gia, các tổ chức, DN tham gia hội thảo hôm nay sẽ là nguồn thông tin quý báu giúp Bộ Khoa học và Công nghệ hoàn thiện thể chế, chính sách, cùng hướng thống nhất tổng thể về hệ thống Trung tâm hỗ trợ KN ĐMST để tạo sức mạnh tổng thể cho hệ sinh thái này.
Có thể bạn quan tâm