Phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại huyện đảo Trường Sa

BBT 15/03/2022 05:00

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo xây dựng huyện đảo Trường Sa thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước, thành trì vững chắc bảo vệ chủ quyền tổ quốc.

>>Xuân về trên đảo Trường Sa

Tại cuộc làm việc với tỉnh Khánh Hòa, sáng 13/3/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đặc biệt lưu ý tỉnh Khánh Hoà việc quy hoạch, dành nguồn lực xây dựng huyện đảo Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước và là thành trì vững chắc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Đại biểu Quốc hội khóa XV, PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nghề cá Việt Nam

Đại biểu Quốc hội khóa XV, PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nghề cá Việt Nam

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp về vấn đề này, Đại biểu Quốc hội khóa XV, PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nghề cá Việt Nam khẳng định: Trường Sa là phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, là một quần đảo xa bờ thuộc chủ quyền của Việt Nam. Trường Sa có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng đối với đất nước ta và chúng ta đã khẳng định về mặt chủ quyền đối với huyện đảo này, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.

>>Trường Sa - Nơi Tổ quốc gửi trọn niềm tin

Đảng, Nhà nước và Nhân dân đã giao phó sứ mạng chính trị và lịch sử cho tỉnh Khánh Hòa có trọng trách cùng cả nước bảo vệ vững chắc và phát triển huyện đảo Trường Sa xứng tầm. Do đó, việc xây dựng huyện đảo Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước và là thành trì vững chắc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc có nghĩa đặc biệt quan trọng.

Thứ nhất, đây là chủ trương đúng đắn để giúp Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân Khánh Hòa có điều kiện hoàn thành tốt nhất sứ mạng chính trị và lịch sử nói trên. Thứ hai, giúp tỉnh Khánh Hòa đẩy mạnh phát triển kinh tế biển hiệu quả và bền vững, giải quyết hài hòa mối quan giữa phát triển kinh tế biển với bảo vệ môi trường và tài nguyên biển. Thứ ba, gắn phát triển kinh tế - xã hội biển với bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo Trường Sa, góp phần thực hiện các quyền và lợi ích của Việt Nam trên Biển Đông.

Theo PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi, việc xây dựng và phát triển Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế - xã hội trên biển theo định hướng phát triển bền vững, dựa trên nền tảng của kinh tế biển xanh và phát huy các giá trị văn hóa đặc trưng biển đảo xa bờ của Việt Nam; gắn phát triển kinh tế biển bền vững với bảo vệ chủ quyền huyện đảo. Đây cũng là yêu cầu và nhiệm vụ của Nghị quyết số 36-NQ/TW của BCHTW Đảng năm 2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Do đó, ngay từ khâu quy hoạch chúng ta phải đặt ra các yêu cầu, nhiệm vụ, mục tiêu và giải pháp cụ thể, căn cơ về phát triển bền vững huyện đảo Trường Sa. Sao cho, huyện đảo này phát triển hiệu quả, bền vững, đi đúng hướng và xu thế của các chương trình quốc tế mà Việt Nam là một thành viên đã cam kết.

>>> Xem chi tiết nội dung tại Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp (bản in) số 21 ra ngày 16/3/2022.

Có thể bạn quan tâm

  • Xuân về trên đảo Trường Sa

    05:00, 28/01/2022

  • Việt Nam phản đối máy bay Y-20 của Trung Quốc hiện diện ở Trường Sa

    22:51, 23/09/2021

  • Người đưa ATM nước ngọt ra Trường Sa

    04:00, 24/07/2021

  • Biển Đông: Việt Nam đang ở phía chính nghĩa

    05:00, 17/01/2022

  • Biển Đông đâu dễ để Trung Quốc nuốt trọn

    13:54, 06/01/2022

  • Ấn Độ ủng hộ giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình

    00:01, 17/12/2021

  • Chủ tịch Quốc hội: Xây dựng Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác

    13:00, 14/12/2021

  • Biển Đen và Biển Đông, một vấn đề hai cách giải quyết

    05:07, 26/11/2021

  • EU kêu gọi giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng luật pháp quốc tế

    01:03, 23/11/2021

  • Chuyện về cái vòi rồng của tàu Trung Quốc trên Biển Đông

    05:28, 22/11/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại huyện đảo Trường Sa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO