Phát triển logictics miền Trung (Bài 3): Liên kết tạo sức mạnh

Diendandoanhnghiep.vn Tận dụng lợi thế, các địa phương tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cần liên kết với nhau để tạo sức mạnh cho vùng, phát triển lĩnh vực logictics ngang hàng với hai đầu đất nước.

>>“Đòn bẩy” phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Hiện tại, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (KTTĐMT) đang có nhiều khu kinh tế, sân bay, cảng biển,... chính là ưu thế để phát triển mạnh mẽ lĩnh vực logictics.

San sẻ cơ hội

Đánh giá sơ bộ, vùng KTTĐMT có lợi thế tự nhiên và kinh tế - xã hội để phát triển mạnh dịch vụ logictics như nằm trên trục giao thông Bắc – Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không,.... Đặc biệt, các cảng biển trong vùng đều là cảng nước sâu, có khả năng đón những tàu trong tải lớn và giữ vai trò kết nối vùng Tây Nguyên và các nước Lào, Thái Lan, Myanmar tới Thái Bình Dương, kết nối với các nước trong khu vực và thế giới.

Cùng với đó, toàn vùng hiện tại có 4 cảng hàng không, 4 khu kinh tế lớn, 1 khu công nghệ cao, 24 khu công nghiệp và rất nhiều cụm công nghiệp đang được đầu tư đồng bộ. Đây được xem là những yếu tố thuận lợi để đảm bảo nguồn “chân hàng” và tính kết nối cho phát triển ngành logictics tại khu vực.

Tuy nhiên, hiện nay vùng KTTĐMT có rất ít doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logictics, quy mô và chức năng vẫn còn hạn chế. Từ đó đặt ra vấn đề các địa phương thuộc vùng cần phải có sự liên kết để san sẻ cơ hội với nhau, cùng “bắt tay” thu hút nguồn hàng đến khu vực để cùng chia sẻ lợi nhuận.

a

Hiện nay, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có rất ít doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logictics, quy mô và chức năng vẫn còn hạn chế. 

Ông Nguyễn Tiến Quang, Giám đốc VCCI Đà Nẵng đánh giá mỗi địa phương chú trọng công tác đầu tư hạ tầng để phát triển logictics là một tín hiệu đáng mừng cho tương lai của ngành. Song, theo ông Quang từng địa phương cần xem xét đến khả năng, nguồn hàng để đầu tư một cách hợp lý, đồng bộ với quy hoạch của vùng để cùng chia sẻ với nhau.

“Vấn đề liên kết để cùng san sẻ cơ hội đón hàng là rất quan trọng trong thời gian tới. Hiện nay, chi phí đầu tư logictics là rất cao, và các địa phương cần tính toán đến lộ trình phát triển phù hợp. Đối với hạ tầng chúng ta nên khai thác chung, đồng thời, cần huy động thêm nguồn lực từ tư nhân để tăng thêm mối liên kết giữa chính quyền và doanh nghiệp. Từ việc liên kết giữa các địa phương, giữa địa phương với doanh nghiệp sẽ tạo thêm được sức mạnh cho vùng , đưa logictics trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, ông Nguyễn Tiến Quang nói.

Tăng giải pháp liên kết

Trao đổi về vấn đề đẩy mạnh liên kết trong phát triển logicitics tại vùng KTTĐMT, TS. Phan Thị Sông Thương, Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ cho rằng cần hoàn thiện chơ chế chính sách liên quan đến hoạt động logictics để tăng cường sự kết nối liên hoàn trong chuỗi phân phối toàn vùng. Song song với đó, cải thiện cơ sở hạ tầng logictics theo hướng tăng cường giữa các địa phương nội vùng, kết nối vùng KTTĐMT với các vùng khác, khu vực và thế giới.

“Đồng thời, cần liên kết mở rộng thị trường trên cơ sở hợp tác giữa các tổ chức xã hội nghề nghiệp, giữa các địa phương trong vùng với các địa phương nước bạn, giữa các doanh nghiệp logictics, doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu. Cùng với đó, cần đẩy mạnh kết nối rộng rãi ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động logictics và các dịch vụ hỗ trợ, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực gắn với nhu cầu của khu vực”, TS. Phan Thị Sông Thương kiến nghị.

Liên kết, khớp nối hạ tầng, phân chia nguồn hàng,... sẽ tạo thêm cơ hội cho ngành logictics miền Trung phát triển xứng tầm.

Liên kết, khớp nối hạ tầng, phân chia nguồn hàng,... sẽ tạo thêm cơ hội cho ngành logictics miền Trung phát triển xứng tầm.

Theo Nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Tuấn, Viện Nghiên cứu và Phát triển logictics Việt Nam cần có thêm mô hình hợp tác quản trị để giải quyết các xung đột và cạnh tranh về thể chế, sự hợp tác kém trong lập quy hoạch, triển khai dự án, sử dụng nguồn lực,... Cùng với đó, có thể thành lập Ủy ban Quản lý vùng KTTĐMT về logictics có đủ thẩm quyền và cơ chế làm việc hiệu quả nhằm thúc đẩy sự phối hợp giữa các tỉnh thành trong vùng.

“Cần tránh tình trạng đầu tư riêng lẽ, tự phát gây lãng phí nguồn lực. Hình thành và liên kết các trung tâm logictics của vùng thông qua việc đầu tư phát triển đồng bộ và kết cấu giao thông. Ngoài ra, các địa phương nên chú trọng nâng cấp công nghệ xếp dỡ container chuyên nghiệp, hiện đại để thu hút lượng hàng từ Tây Nguyên và các nước thuộc vùng Tam giác phát triển”, người này đề xuất.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Phát triển logictics miền Trung (Bài 3): Liên kết tạo sức mạnh tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711727034 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711727034 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10