Phát triển Logistics thành ngành kinh tế quan trọng

THÙY LINH thực hiện 31/05/2024 01:20

Long An sẽ tập trung phát triển hạ tầng logistics, nhất là hạ tầng giao thông vận tải, kho bãi và ứng dụng công nghệ mới trong logistics.

Tỉnh Long An đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành cửa ngõ, trung tâm trung chuyển hàng hóa, kho bãi kết nối các tỉnh thuộc vùng ĐBSCL với TP. Hồ Chí Minh, vùng Đông Nam Bộ và thị trường Campuchia; Là đầu mối xuất khẩu nông sản của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Long An sẽ tập trung phát triển hạ tầng logistics, nhất là hạ tầng giao thông vận tải, kho bãi và ứng dụng công nghệ mới trong logistics.

Huỳnh Văn Sơn -p/Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An

Huỳnh Văn Sơn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An

Đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng

Long An là tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cửa ngõ kết nối giữa ĐBSCL với TP.HCM, Đông Nam bộ, là địa phương có nhiều lợi thế cạnh tranh, nhất là liên kết vùng. Ðể nâng cao vai trò đầu mối giao lưu hàng hóa và kết nối thị trường trong nước với thị trường quốc tế, góp phần tăng trưởng kinh tế của địa phương và liên vùng, tỉnh Long An đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, mang tính chiến lược để phát triển logistics trở thành ngành kinh tế quan trọng.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An Huỳnh Văn Sơn, với lợi thế về vị trí cùng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế trong khu vực, thời gian qua, tỉnh Long An đã chú trọng đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, hình thành các nút giao đấu nối hệ thống giao thông liên vùng, kết nối các khu công nghiệp, cụm công nghiệp với các cảng.

Trong năm 2023, Long An đã khởi công nhiều công trình trọng điểm, nhất là những công trình giao thông mang tính kết nối liên vùng như dự án đường Vành đai 3 – TP HCM đoạn qua Long An, đường tỉnh 830E, tỉnh cũng đẩy nhanh tiến độ dự án ĐT 823D, đưa vào sử dụng nút giao thông quốc lộ 62 và đường Hùng Vương, thông xe toàn tuyến đường vành đai TP Tân An và cầu bắc qua sông Vàm Cỏ Tây...

Hiện các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đều tập trung ở những vị trí thuận lợi về đường bộ lẫn đường sông, thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư hệ thống kho hiện đại.

Đặc biệt, Cảng Quốc tế Long An (huyện Cần Giuộc) đang khai thác đáp ứng tốt nhu cầu xuất, nhập khẩu hàng hóa phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong khu vực. Quy hoạch cảng biển của tỉnh có thể tiếp nhận tàu 50.000 tấn, trong tương lai có khả năng tiếp nhận tàu trên 70.000 tấn, thậm chí là 100.000 tấn.

Hình thành 10 trung tâm dịch vụ logistics

Trên cơ sở định hướng phát triển, Long An đã lập danh mục ưu tiên thu hút đầu tư và tích hợp vào Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2050. Theo đó, Long An sẽ ưu tiên thu hút đầu tư, hình thành 10 trung tâm logistics nhằm góp phần đẩy mạnh giao lưu kinh tế giữa tỉnh Long An với các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ và vùng ĐBSCL tại các huyện Cần Giuộc, Bến Lức, Châu Thành, Cần Đước, Đức Huệ, Tân Trụ và thị xã Kiến Tường.

Cảng Quốc tế Long An với diện tích quy hoạch 147ha tại huyện Cần Giuộc sau khi hoàn thành sẽ là sự kết hợp hài hòa của một khu liên hợp dịch vụ cảng biển cùng các công trình phụ trợ, tiện ích mang lại giá trị vượt trội, góp phần hình thành quần thể cảng biển năng động, hiện đại trong tương lai.

Long An cũng ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống kho bãi chất lượng cao để bổ trợ cho hoạt động giao thương đến và đi từ Cảng Quốc tế Long An.

Cảng Quốc tế Long An

Cảng Quốc tế Long An

Bên cạnh đó, tỉnh tập trung phát triển mạng lưới giao thông vận tải; trong đó, hình thành nút giao đấu nối hệ thống kết cấu hą tầng giao thông cấp quốc gia với hệ thống kết cấu hạ tầng cấp tỉnh, nhằm tăng cường tính kết nổi giao thông liên vùng, thúc đầy phát triển kinh tế - xã hội; bố trí thêm lối ra, vào với Cao tốc Bắc-Nam phía Đông tại các huyện Bến Lức, Thủ Thừa.

Long An cũng tập trung nâng cấp, cải tạo 5 tuyến vận tải đường thủy gồm: tuyến Tân Tập (cảng biển Long An)-Bến Lức-Đức Hòa; tuyến Tân Tập-Bến Lức-Mộc Hóa; tuyến Tân Tập -Tân An-Đức Hòa; tuyến Tân Tập -Tân An-Mộc Hóa và tuyến Phuớc Đông-Tân Kim.

Đồng thời, tỉnh xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo 18 cảng hàng hóa, có quy mô đáp ứng cho tàu hàng bách hóa, hàng rời có trọng tải 1.000-2.000 tấn; 17 cảng chuyên dùng bao gồm cảng xăng dầu, cảng phục vụ hoạt động một số nhà máy, khu công nghiệp với quy mô xây dựng đáp ứng tàu trọng tải 200-5.000 tấn. Bên cạnh đó, tỉnh cũng quy hoạch 2 cảng cạn là cảng cạn Bến Lức và cảng cạn Tân Lập; mỗi cảng có diện tích 10-15ha, năng lực thông qua 150.000 Teu/năm.

Theo ông Huỳnh Văn Sơn, quan điểm của tỉnh là thu hút đầu tư vào phát triển hạ tầng logistics trên địa bàn một cách đồng bộ, từng bước phát triển dịch vụ logistics theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế.

Quan điểm của tỉnh Long An là thu hút đầu tư vào phát triển hạ tầng logistics trên địa bàn một cách đồng bộ, từng bước phát triển dịch vụ logistics theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế.

Có thể bạn quan tâm

  • Long An vươn lên vị trí Á quân PCI 2023

    Long An vươn lên vị trí Á quân PCI 2023

    21:34, 09/05/2024

  • Long An xúc tiến đầu tưp/tại Hàn Quốc

    Long An xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc

    20:13, 26/04/2024

  • T&T Group hợp tác quản lý vận hành

    T&T Group hợp tác quản lý vận hành "chuẩn Nhật Bản" tại dự án T&T City Millennia Long An

    09:30, 27/03/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Phát triển Logistics thành ngành kinh tế quan trọng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO