Phát triển logistics xanh thúc đẩy xuất khẩu nông sản và dược phẩm Việt Nam vào Úc

Diendandoanhnghiep.vn Logistics cho các ngành hàng chủ lực trong xuất nhập khẩu Việt - Úc như nông sản và dược phẩm không chỉ đảm bảo an toàn, hiệu quả trong vận chuyển mà cần hướng tới logistics xanh và bền vững.

>>>Khơi dậy tiềm năng hợp tác Việt Nam - Australia

Diễn đàn “Phát triển Logistics xanh hướng tới chuỗi cung ứng bền vững cho sản phẩm nông sản và dược phẩm xuất nhập khẩu - Kết nối hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm giữa Úc và Việt Nam” do Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics Việt Nam (VLI) là đơn vị đồng tổ chức diễn đàn với sự tài trợ từ Đại sứ quán Úc thông qua chương trình Úc cùng Việt Nam phát triển nguồn nhân lực (Aus4Skills).  

Diễn đàn “Phát triển Logistics xanh hướng tới chuỗi cung ứng bền vững cho sản phẩm nông sản và dược phẩm xuất nhập khẩu - Kết nối hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm giữa Úc và Việt Nam” sáng ngày 17/11.

Diễn đàn “Phát triển Logistics xanh hướng tới chuỗi cung ứng bền vững cho sản phẩm nông sản và dược phẩm xuất nhập khẩu - Kết nối hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm giữa Úc và Việt Nam” sáng ngày 17/11. 

Phát biểu khai mạc Diễn đàn “Phát triển logistics xanh hướng tới chuỗi cung ứng bền vững cho sản phẩm nông sản và dược phẩm xuất nhập khẩu – kết nối hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm giữa Úc và Việt Nam”, ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) nhấn mạnh, năm 2023 đánh dấu dấu mốc quan trọng kỉ niệm 30 năm thành lập VLA, từ ngày 18/11/1993 đến 18/11/2023.

Tiềm năng to lớn

“Trải qua 3 thập kỷ VLA đã không ngừng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong sự phát triển của ngành logistics Việt Nam và sự phát triển của ngành với kinh tế đất nước”, ông Lê Duy Hiệp nhấn mạnh.

Năm 2023 cũng là dấu mốc 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia Việt Nam và Úc. “Úc là một trong những quốc gia đi tiên phong đầu tư, hỗ trợ Việt Nam, đặc biệt đầu tư và viện trợ vào y tế, giáo dục, đào tạo. Ngành logistics đã được hưởng lợi nhiều từ mối quan hệ hợp tác này. Kể từ năm 2017 đến nay VLA luôn giữ vững quan hệ hợp tác chiến lươc, thúc đẩy tích cực các hoạt động thiết thực của Dự án phát triển ngành dịch vụ Logistics Việt Nam thông qua hợp tác với Aus4Skills”, ông Hiệp khẳng định.

 VLA luôn giữ vững quan hệ hợp tác chiến lươc, thúc đẩy tích cực các hoạt động thiết thực của Dự án phát triển ngành dịch vụ Logistics Việt Nam thông qua hợp tác với Aus4Skills

Ông Lê Duy Hiệp khẳng định VLA luôn giữ vững quan hệ hợp tác chiến lươc, thúc đẩy tích cực các hoạt động thiết thực của Dự án phát triển ngành dịch vụ Logistics Việt Nam thông qua hợp tác với Aus4Skills.

Đồng thời nhấn mạnh vai trò tiên phong của Australia trong việc đầu tư vào Việt Nam từ những năm 80, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư và tài trợ giáo dục nhằm thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực Việt Nam. Lĩnh vực Logistics đặc biệt được hưởng lợi từ mối quan hệ đối tác giữa Việt Nam và Australia thông qua Chương trình Aus4Skills, một dự án được Chính phủ Australia tài trợ thông qua Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc. 

Chủ tịch VLA khẳng định Diễn đàn là cơ hội để các chuyên gia, cá nhân, cơ sở giáo dục, doanh nghiệp chia sẻ về nhu cầu về phát triển, nâng cao sự phát triển logistics xanh giữa các ngành lĩnh vực xuất khẩu quan trọng. Đồng thời cung cấp nền tảng trao đổi kiến thức và học tập kinh nghiệm từ những bài học thực tế, để thúc đẩy xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia, tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo giữa Việt Nam và Úc

Đồng quan điểm, bà Cherie Anne Russell, Tham tán, Đại sứ quán Úc tại Việt Nam nhấn mạnh, năm 2023 đánh dấu kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao giữa Úc và Việt Nam. Giáo dục là nền tảng cho mối quan hệ song phương và sự hợp tác của Úc trong lĩnh vực giáo dục rất mạnh mẽ với hơn 80.000 cựu sinh viên Việt Nam theo học tại Úc kể từ năm 1974.

Bà Cherie Anne Russell nhấn mạnh nông nghiệp và công nghiệp dược phẩm của Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ.

Bà Cherie Anne Russell nhấn mạnh nông nghiệp và công nghiệp dược phẩm của Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ.

“Úc đã đóng góp tích cực vào nguồn nhân lực của Việt Nam thông qua hợp tác nghiên cứu, chương trình học bổng Australia Awards, và VET (Vocational Education and Training) – Giáo dục và đào tạo nghề ngắn hạn. Quan hệ đối tác giữa Úc và Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam (VLA) cùng Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics Việt Nam (VLI) đã phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong việc củng cố hệ thống giáo dục và đào tạo nghề của Việt Nam”, Đại sứ quán Úc nhấn mạnh.

Đồng thời cho biết, Úc đã thành công với dự án giáo dục và đào tạo nghề ngắn hạn (VET) trong lĩnh vực logistics, mở rộng quan hệ với doanh nghiệp logistics và các đối tác VET. Cả hai quốc gia đều hướng đến thúc đẩy thương mại và đầu tư, với thương mại hai chiều đạt mức tăng trưởng kỷ lục.

“Logistics xanh được coi là xu hướng tương lai, phản ánh trách nhiệm tích cực của doanh nghiệp và nâng cao độ cạnh tranh. Nông nghiệp và công nghiệp dược phẩm của Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ do tăng thu nhập bình quân và sự phát triển kinh tế”, bà Cherie Anne Russell nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập Khẩu, Bộ Công Thương cũng nhấn mạnh tới yêu cầu về phát triển logistics xanh góp phần nâng cao hiệu quả logistics và tối ưu hoạt động xuất nhập khẩu giữa 2 nước, tăng cường mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo của 2 quốc gia.

Ông Trần Thanh Hải cũng chia sẻ thêm, trong giai đoạn Covid-19, Chính phủ Úc đã thực hiện viện trợ cho Việt Nam hơn 14 triệu liều vaccine. Đặc biệt, chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Úc Anthony Albanese đã tiếp tục góp phần củng cố tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác nhiều mặt, tạo nhiều dấu ấn và là tiềm năng thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - Úc lên tầm cao mới nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Úc.

Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu đề nghị các đại biểu diễn đàn sẽ chia sẻ giải pháp cho phát triển logistics xanh.

Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu đề nghị các đại biểu diễn đàn sẽ chia sẻ giải pháp cho phát triển logistics xanh.

Bên cạnh đó, dược phẩm và nông sản là các mặt hàng có kim ngạch lớn trong xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Úc. “Hệ thống logistics được phát triển không chỉ để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả trong vận chuyển mà còn thúc đẩy tăng trưởng của nông sản và dược phẩm trên thị trường của cả hai quốc gia”, ông Trần Thanh Hải nhấn mạnh.

Do đó, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu đề nghị các đại biểu diễn đàn sẽ chia sẻ giải pháp cho phát triển logistics xanh. Chia sẻ kinh nghiệm trong đào tạo nhân lực logistics đặc biệt là trong xu hướng số hoá và logistics xanh.

Khẳng định tiềm năng trong phát triển logistics cho nông sản sang thị trường Úc, PGS TS Hồ Thu Hoà, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics Việt Nam (VLI) chia sẻ, trong 5 năm gần đây (giai đoạn 2018-2022), kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Úc đạt mức tăng trưởng trung bình trên 10%/năm.

Một số loại trái cây như xoài, thanh long và nhãn đã chiếm lĩnh thị trường Australia. Năm 2022, lượng lớn sản phẩm nông nghiệp bao gồm gạo, tiêu, cà phê. Cụ thể, mặt hàng trái cây tăng trưởng rất mạnh (tăng trưởng 200% so với năm 2018), mặt hàng cà phê (tăng trưởng hơn 150% so với năm 2018),... Đây là cơ hội cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics phù hợp, đặc biệt cho mặt hàng nông sản. 

>>>“Rộng cửa” hợp tác Việt Nam - Australia

Hợp tác cung cấp logistics xanh

Nhận định chuỗi cung ứng logistics cho nông sản của Việt Nam hiện đã có sự thay đổi tích cực và tương đối hoàn thiện. Nghiên cứu khảo sát từ Chủ sở hữu hàng hóa (CO) và Nhà cung cấp dịch vụ logistics (LSP) do VLI thực hiện gần đây cũng cho thấy, trong lĩnh vực logistics xanh cho nông sản, doanh nghiệp cam kết mạnh mẽ và 44.23% đánh giá rất tốt, 25% đánh giá tốt. Doanh nghiệp nông nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ logistics đều chủ động thực hiện chính sách và quy trình xanh, tuy nhiên, đối mặt với nhiều khó khăn khi xuất khẩu sang Úc, như chi phí cao và chính sách nhận hàng.

PGS TS Hồ Thu Hoà, cho biết kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Úc đạt mức tăng trưởng trung bình trên 10%/năm.

PGS TS Hồ Thu Hoà, cho biết kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Úc đạt mức tăng trưởng trung bình trên 10%/năm. 

Tuy nhiênm hiện đang có những khó khăn đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics xanh, cụ thể về chi phí và rào cản thể chế quy định trong chính sách của chính phủ Úc, tiêu chuẩn kỹ thuật,...

Để cải thiện, bà Hoà cho biết các doanh nghiệp đề xuất cần có sự kiểm soát mạnh mẽ hơn từ vùng trồng, theo đó xanh từ sản xuất, trồng trọt, bảo quản,… Bên cạnh đó doanh nghiệp đặc biệt nhấn mạnh tới nhân lực cho logistics xanh.

Theo đó, doanh nghiệp đề xuất smart logistics và các phần mềm liên quan quản trị giúp giảm thiệt hại tối đa và  quản lý nhân lực tối ưu hơn, giảm sự thủ công của nhân lực để hướng tới logistics xanh, qua đó giúp doanh nghiệp nông sản đưa sản phẩm vào thị trường Úc và các thị trường “khó tính” khác.

Theo đó, VLI khuyến nghị trước hết, chú trọng hạ tầng logistics gồm kho lạnh, tối ưu hoá kho hàng, vận chuyển… Thứ hai, khuyến nghị liên quan tới bao bì xanh và kho hàng xanh.

Thứ ba, cần sự hỗ trợ phối hợp của các bên liên quan với các mô hình thí điểm sau đó nhân rộng ra các ngành hàng khác.

Trong khi đó, chia sẻ về logistics cho ngành dược phẩm Việt Nam và Úc, ông Craig Luxton, Giám đốc – Tư vấn chính – Công ty Luxton & Co cho biết, xuất khẩu dược phẩm từ Úc sang Việt Nam đạt 90,53 triệu USD vào năm 2022, đây là sự tăng đáng kể so với năm trước. Sự gia tăng này được ghi nhận là do chi tiêu chăm sóc sức khỏe gia tăng đột ngột trong nước Việt Nam, được hỗ trợ bởi các sáng kiến như CPTPP. Thị trường dược phẩm của Úc, với quy mô hàng tỷ đô la, thể hiện sự tăng trưởng ổn định và khả năng phục hồi trước những thách thức toàn cầu.

Các chuyên gia đánh giá logistics cho nông sản và dược phẩm có tiềm năng to lớn.

Các chuyên gia đánh giá logistics cho nông sản và dược phẩm có tiềm năng to lớn.

Trong năm 2019, giá trị xuất khẩu dược phẩm của Úc đã đạt 3,85 tỷ USD, đóng góp một phần quan trọng cho nền kinh tế. Hơn 85% sản phẩm y tế của Úc được nhập khẩu, đưa nước này trở thành thị trường xuất khẩu quan trọng cho các nhà sản xuất y tế quốc tế.

Trong khi đó, ngành dược phẩm của Việt Nam đang mở rộng nhanh chóng do chi tiêu chăm sóc sức khỏe của tầng lớp trung lưu ngày càng tăng. Chiến lược quốc gia của Việt Nam đặt mục tiêu phát triển ngành dược phẩm đến năm 2045, sử dụng các hiệp định thương mại như EVFTA để loại bỏ rào cản và khuyến khích đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, trong năm 2022 giá trị xuất khẩu dược phẩm từ Úc sang Việt Nam cho một số sản phẩm nổi bật như: Thuốc bán lẻ đạt 52,80 triệu đô, Máu và vaccine đạt 36,82 triệu đô, và dược phẩm đạt 342,25 nghìn đô.

Ông Craig Luxton cho rằng việc nhận thức về yêu cầu đặc biệt của sản phẩm dược khiến cho việc thiết kế chuỗi cung ứng xanh trở nên phức tạp nhưng quan trọng. Điều này bao gồm hiểu rõ về nhu cầu lưu trữ đặc biệt của dược phẩm, như kiểm soát nhiệt độ để bảo quản hiệu suất và giảm lãng phí do thời hạn sử dụng ngắn. Nguyên tắc chuỗi cung ứng xanh bao gồm giảm lãng phí thông qua tối ưu hóa bao bì, vận chuyển năng lượng hiệu quả, và triển khai chương trình tái chế. 

Các ý kiến cũng chia sẽ một số kinh nghiệm trong việc thiết kế và vận hành logistics xanh trong xuất khẩu dược phẩm Úc.

Các ý kiến cũng chia sẽ một số kinh nghiệm trong việc thiết kế và vận hành logistics xanh trong xuất khẩu dược phẩm Úc.

 

Ông Craig Luxton cũng chia sẻ một số kinh nghiệm trong việc thiết kế và vận hành logistics xanh trong xuất khẩu dược phẩm Úc. Cụ thể, hợp tác chặt chẽ với các bên liên quan bao gồm việc làm việc với nhà cung cấp để có nguồn nguyên liệu bền vững, tối ưu hóa tuyến đường vận chuyển với đối tác logistics, và hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ y tế để hiểu rõ nhu cầu và giảm tồn kho thừa. Công nghệ và đổi mới bao gồm sử dụng phân tích dữ liệu để dự báo tốt hơn, đầu tư vào công nghệ chuỗi lạnh tiết kiệm năng lượng, và khám phá blockchain để theo dõi và tăng tính minh bạch trong chuỗi cung ứng.

Đồng thời, bảo đảm tuân thủ các quy định là quan trọng, từ việc tuân thủ quy định quốc gia và quốc tế về dược phẩm và tiêu chuẩn môi trường đến việc tìm kiếm chứng nhận cho hoạt động chuỗi cung ứng xanh như ISO 14001. Đào tạo nhân viên về tầm quan trọng của bền vững trong chuỗi cung ứng và khuyến khích văn hóa liên tục cải tiến và thực hành bền vững là chìa khóa. Giám sát và báo cáo định kỳ về ảnh hưởng môi trường của hoạt động chuỗi cung ứng, cùng việc báo cáo các chỉ số bền vững cho các bên liên quan, đều là bước quan trọng để thúc đẩy cải tiến.

Đặc biệt, đặt ra mục tiêu rõ ràng, bắt đầu với việc tối ưu hóa hiệu suất và sản xuất, xem xét các phương tiện sử dụng năng lượng xanh, và xây dựng lộ trình cho một tương lai xanh hơn.

Cuối cùng, ông Craig Luxton nhấn mạnh, Việt Nam có thể áp dụng các thực hành tương tự, tuy nhiên nên được điều chỉnh sao cho phù hợp với điều kiện và pháp lý địa phương, cũng như gợi ý các lĩnh vực tiềm năng để hợp tác giữa Úc và Việt Nam nhằm thúc đẩy logistics xanh trong xuất khẩu dược phẩm.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Phát triển logistics xanh thúc đẩy xuất khẩu nông sản và dược phẩm Việt Nam vào Úc tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714275438 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714275438 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10