Phát triển năng lượng tái tạo: Chính sách "vênh" thực tiễn

Diendandoanhnghiep.vn Chính phủ cần có các chính sách duy trì thị trường phát triển trong dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu điện cũng như mục tiêu phát triển kinh tế bền vững cho Việt Nam.

>> Thu hút đầu tư năng lượng tái tạo

Tại Hội nghị thượng đỉnh khí hậu COP26 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khẳng định: Việt Nam sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính để đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050”.

Để góp phần triển khai cam kết trên, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức Diễn đàn “Cơ chế thu hút đầu tư và phát triển bền vững năng lượng tái tạo tại Việt Nam và Chương trình bình chọn Dự án năng lượng tái tạo tiêu biểu việt Nam năm 2021”. PV đã có cuộc trao đổi với bà Ngô Thị Tố Nhiên – Giám đốc Điều hành Tổ chức Sáng kiến Chuyển dich Năng lượng Việt Nam (VIETSE).


- Từ những cam kết của Thủ tướng Chính phủ trong Hội nghị COP 26, bà đánh giá như thế nào về tiềm năng và xu hướng phát triển năng lượng tái tạo (NLTT), đặc biệt ở Việt Nam hiện nay?

Cần hiểu đúng và đầy đủ về cam kết của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị COP26, hướng đến cân bằng phát thải CO2 bằng “0” vào năm 2050. Theo báo cáo Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam đệ trình lên Ban Thư ký Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) thì tổng lượng phát thải đến từ ngành năng lượng chiếm 73%.

Do vậy, để Việt Nam có thể thực hiện được cam kết, các quy hoạch phát triển của quốc gia cần được đánh giá dưới góc độ tác động của chuyển dịch năng lượng, tích hợp các mục tiêu giảm phát thải của từng ngành cho từng giai đoạn vào chiến lược hành động cấp quốc gia. Chính phủ nên xây dựng kịch bản chuyển dịch năng lượng dài hạn (đến năm 2050). Đây là thông tin cho các cuộc đàm phán với các đối tác nhằm thu hút tài trợ về tài chính, công nghệ cho việc thực hiện các cam kết quốc tế.

- Thưa bà, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển NLTT ở Việt Nam còn những điểm nào cần điều chỉnh?

Chính sách khuyến khích đầu tư phát triển NLTT ở Việt Nam, đặc biệt là các quyết định về giá mua điện mặt trời và điện gió vào năm 2017 và 2018 của Chính phủ đã mở ra xu hướng mới trong đầu tư phát triển nguồn điện ở Việt Nam. Tuy nhiên, chính sách này chưa có lộ trình xuyên suốt, liên tục điều này làm giảm cam kết của các nhà đầu tư trong việc triển khai các dự án theo quy hoạch. Chính phủ cần có các chính sách duy trì thị trường phát triển trong dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu điện cũng như mục tiêu phát triển kinh tế bền vững cho Việt Nam.

 Phát triển điện năng lượng mặt trời ở các đô thị sẽ giúp giảm phát thải khí nhà kính.

Phát triển điện năng lượng mặt trời ở các đô thị sẽ giúp giảm phát thải khí nhà kính.

- Từ những bất cập về hạ tầng lưới điện, cho thấy quy hoạch điện đang chạy theo kế hoạch đầu tư. Vậy theo bà, quy hoạch cần điểu chỉnh ra sao để sát với thực tiễn và phù hợp với cam kết?

Đầu tư cơ sở hạ tầng lưới điện đã được triển khai liên tục từ nguồn ngân sách và vốn vay ODA từ nhiều năm qua. Hệ thống truyền tải được đầu tư và quản lý bởi EVN. Trong khi các dự án điện năng lượng tái tạo mất khoảng 6 – 36 tháng thì lưới truyền tải mất ít nhất 36 tháng đầu tư xây dựng. Do vậy, dự án đầu tư lưới truyền tải thường chậm hơn đầu tư nhà máy phát điện. Theo bản dự thảo Quy hoạch điện 8, nhu cầu vốn đầu tư lưới điện giai đoạn 2021-2030: 32.9 tỷ USD. Và giai đoạn 2031-2045 là 52.1 tỷ USD. Số lượng vốn lớn cần huy động thêm vốn đầu tư tư nhân do vậy cần sửa đổi Luật Điện lực.

- Trước những đòi hỏi trên thì Việt Nam cần những chính sách như thế nào để thu hút và đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư vào NLTT?

Chính sách nhất quán có lộ trình rõ ràng đồng thời xây dựng cơ chế triển khai các vòng đấu thầu cạnh tranh, minh bạch sẽ là tiền đề quan trọng thúc đẩy thị trường đầu tư. Việt Nam cần có một bản đồ Quy hoạch điện lực Quốc gia phù hợp với tình hình thực tế, hài hòa giữa các nguồn điện khác nhau, hài hòa giữa nguồn và lưới và hài hoà giữa các vùng miền và toàn quốc gia. Bởi sự mất cân đối đã khiến những khu vực thừa điện phải cắt giảm công suất phát triền miên, gây lãng phí lớn nguồn lực xã hội và làm nản lòng các nhà đầu tư.

Với vai trò là một tổ chức nghiên cứu độc lập, chúng tôi đã tiến hành mô hình hoá kịch bản phát triển điện lực nhằm tối đa hoá an ninh năng lượng quốc gia, giảm phát thải cho ngành điện. Theo đánh giá của chúng tôi, Quy hoạch điện 8 phiên bản tháng 9/2011 có tỷ lệ phụ thuộc nhiên liệu hoá thạch nhập khẩu cho phát điện là rất cao 42% - 2030; 47% - 2045. Đồng nghĩa với việc giá điện trong tương lai sẽ phụ thuộc vào thị trường quốc tế, và khó có thể cắt giảm phát thải CO2 theo như cam kết Thủ tướng tại COP26. Ngoài ra, Quy hoạch này cần xem xét kỹ yếu tố an ninh năng lượng quốc gia có tính dài hạn.

- Xin cảm ơn bà!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Phát triển năng lượng tái tạo: Chính sách "vênh" thực tiễn tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713504786 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713504786 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10