Phát triển năng lượng tái tạo: Động lực từ cơ chế chính sách

Tuấn Tú 25/11/2021 04:00

Với hàng loạt các cơ chế chính sách ưu đãi của Đảng và Chính phủ, cùng sự chủ động mạnh mẽ của các nhà đầu tư đã đưa năng lượng tái tạo giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế.

>>Phát triển năng lượng tái tạo: Doanh nghiệp sẵn sàng cho cơ chế mới

Thúc đẩy chuyển dịch năng lượng theo hướng xanh, sạch, bền vững, tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo, giảm phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu, năng lượng hóa thạch…. được coi là mục tiêu quan trọng trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh. Trong đó việc ban hành cơ chế, chính sách tạo môi trường thuận lợi, thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước được xem là động lực phát triển kinh tế năng lượng xanh.

Phóng viên Diễn đàn Doanh nghiệp đã có cuộc trò chuyện với ông Đặng Trung Kiên – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thành Việt Nam (TTVN Group) - một trong những nhà đầu tư trong nước đi đầu đầu tư phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam.

Ông Đặng Trung Kiên – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thành Việt Nam (TTVN Group)

Ông Đặng Trung Kiên – Chủ tịch HĐQT TTVN Group.

- TTVN Group là một trong những doanh nghiệp tham gia thị trường năng lượng tái tạo rất sớm, ông có đánh giá như thế nào về thị trường này tại Việt Nam, thưa ông?

TTVN Group bước vào thị trường năng lượng tái tạo từ năm 2015, lúc bấy giờ doanh nghiệp hợp tác với Viện năng lượng Bộ Công Thương, cùng nhau đánh giá tiềm năng cũng như cơ hội phát triển năng lượng tái tạo ở các địa phương. Chúng tôi nhận thấy rằng đa phần các địa phương có tiềm năng phát triển về điện mặt trời và điện gió đều rất khó khăn, kinh tế địa phương chưa phát triển. Tuy vậy, dựa trên khảo sát đó, TTVN Group tiếp tục xây dựng kế hoạch phát triển dự án đề xuất tới các tỉnh.

Có một điều là thời điểm đó rất nhiều địa phương tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận đầu tư. Cụ thể đầu năm 2016, TTVN đã có văn bản chấp thuận đầu tư của một số địa phương. Trong khi đó, “Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam mới được ban hành”. Tiếp đó “Ngày 11/2/2020, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (Nghị quyết số 55-NQ/TW).

Việc liên tục ban hành các Nghị quyết, Quyết định của Chính phủ rất kịp thời, đã tiếp thêm động lực lớn cho doanh nghiệp tiếp tục đầu tư phát triển năng lượng tái tạo. Định hướng của Bộ Chính trị là điều kiện rất thuận lợi để doanh nghiệp trong đó có TTVN Group tin tưởng tiếp tục phát triển lĩnh vực của mình và luôn bám sát chủ trương quyết định của Chính phủ.

Nhưng ở một góc độ khác cũng phải nói thêm rằng, việc triển khai thực hiện còn chưa bắt kịp được yêu cầu của Bộ Chính trị đặt ra, còn nhiều vướng mắc khi triển khai, vẫn còn tình trạng luật chồng luật… khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khi đầu tư.

- Vai trò của các tổ chức tín dụng, tài chính với sự phát triển năng lượng xanh được thể hiện ra sao, thưa ông?

Ngoài cơ chế, chính sách của Chính phủ thì vai trò của tổ chức tín dụng tài chính rất quan trọng trong quá trình phát triển năng lượng xanh. Bất kể nhà đầu tư nào muốn đầu tư đều phải tiếp cận nguồn vốn rẻ, nhưng không phải nhà đầu tư nào cũng có thể tiếp cận được. Trong khi đó phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam chỉ thật sự thu lại giá trị trong vài năm gần đây, do vậy những doanh nghiệp đầu tiên thực hiện dự án điện năng lượng tái tạo rất khó tiếp cận với các nguồn vay từ các ngân hàng TMCP trong nước.

Tại thời điểm đó tổ chức tín dụng, ngân hàng TMCP trong nước đưa ra điều kiện cho các nhà đầu tư rất khắc khe như lãi suất rất cao, không chấp nhận tài sản đảm bảo bằng dự án, nguồn thu từ dự án mà bắt buộc phải bổ sung thêm nhiều tài sản khác, cũng như thời gian ân hạn… khiến cho những nhà đầu tư gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi các doanh nghiệp đầu tư loay hoay tìm nguồn vay trong nước nhưng với những điều kiện mà ngân hàng TMCP trong nước đưa ra không nhiều doanh nghiệp ở trong nước tiếp cận được.

>>Thị trường năng lượng tái tạo cần chính sách phù hợp nhất quán

Nhưng doanh nghiệp đầu tư cần chi phí vốn rẻ nhất để rút ngắn thời gian hoàn vốn… dẫn đến nhiều doanh nghiệp tìm cách hợp tác với các tối tác tổ chức tín dụng quốc tế. Ngoài ra, các tổ chức tín dụng quốc tế có các quỹ tài trợ cho vay đầu tư phát triển dự án năng lượng xanh hay kinh tế xanh rất ưu đãi song không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tiếp cận được. May mắn tại thời điểm đó TTVN Group được  Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) lựa chọn tài trợ vốn với khoản vay 186 triệu USD cho dự án điện mặt trời Hòa Hội có quy mô 257 MW, ADB viết: “Dự án đáp ứng được những yêu cầu đặt ra trong chiến lược 2030 của ADB. Đó là đối phó với biến đổi khí hậu, thúc đẩy phát triển bền vững; giảm nghèo đói và bất bình đẳng xã hội; tăng cường vai trò của khu vực kinh tế tư nhân". Được biết, ADB không hề dễ tính khi xét duyệt các khoản vay, họ đã nhìn thấy những giá trị to lớn mà dự án điện mặt trời Hòa Hội mang lại, để từ đó gật đầu tài trợ vốn.

Những cánh đồng gió ở Bạc liêu đã phát những dòng điện kịp giá Fit

Những cánh đồng gió ở Bạc liêu đã phát những dòng điện kịp giá FIT.

- Cuộc chạy đua về đích của các dự án điện gió vừa qua, chỉ hơn một nửa dự án kịp đóng điện thương mại hưởng giá FIT còn lại là nhiều dự án đang triển khai chưa được 60%. Ông đánh giá gì về tình hình trên thưa ông?

Như chúng ta đã thấy có hơn 60 dự án điện gió không kịp đóng điện thương mại hưởng giá FIT vì nhiều lý do khác nhau, từ lý do khách quan đến chủ quan, từ khâu tổ chức doanh nghiệp, cũng như nghiên cứu dự báo các cơ chế chính sách sắp tới…  Đây là tổn thất lớn với nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp đầu tư phát triển năng lượng tái tạo nói riêng. Chính vì vậy, Bộ Công Thương cũng đang lấy ý kiến rộng rãi chính sách áp dụng cho các dự án sau giá FIT đối với những dự án này. Điều này khẳng định rằng: thứ nhất, các doanh nghiệp không có năng lực sẽ khó thực hiện đươc; thứ hai, cần sự chủ động của tổ chức để có kế hoạch phát triển dự án; thứ ba, doanh nghiệp cần am hiểu về chính sách để dự báo được chính sách.

Dự vào các điều kiện đó TTVN Group xác định rằng cần chủ động nâng cao năng lực doanh nghiệp, sẵn sàn tham gia đấu thầu, cũng như sẵn sàng với các cơ chế chính sách mới phù hợp từng thời điểm phát triển của đất nước. Trong đó năng lực doanh nghiệp không chỉ dựa vào kinh nghiệm bằng những dự án đã và đang thực hiện, mà còn dựa vào năng lực tài chính ở đây chính là chi phí vốn rẻ.

Xin cảm ơn Ông!

Có thể bạn quan tâm

  • Phát triển năng lượng tái tạo: Doanh nghiệp sẵn sàng cho cơ chế mới

    Phát triển năng lượng tái tạo: Doanh nghiệp sẵn sàng cho cơ chế mới

    08:00, 24/11/2021

  • Thị trường năng lượng tái tạo cần chính sách phù hợp nhất quán

    Thị trường năng lượng tái tạo cần chính sách phù hợp nhất quán

    05:00, 23/11/2021

  • 26/11: Diễn đàn

    26/11: Diễn đàn "Cơ chế thu hút đầu tư phát triển bền vững năng lượng tái tạo tại Việt Nam"

    11:00, 22/11/2021

  • Việt Nam nằm trong TOP 10 quốc gia đầu tư vào năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới

    Việt Nam nằm trong TOP 10 quốc gia đầu tư vào năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới

    04:30, 11/11/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Phát triển năng lượng tái tạo: Động lực từ cơ chế chính sách
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO