PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2023: Năm giải pháp để phát huy lợi thế

Bài và Ảnh: NGÂN GIANG 28/06/2023 16:10

Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin, hợp tác, cập nhật nội dung hợp tác vùng và song phương với từng địa phương để cùng thúc đẩy đầu tư, để ngành nông nghiệp phát triển bền vững.

 >>PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2023: Nông nghiệp là ngành xương sống của nền kinh tế Việt Nam

Đó là nội dung tham luận của ông Đinh Minh Hiệp - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh, tại Diễn đàn Phát triển Nông nghiệp Việt Nam 2023, chiều 28/6/2023 tại Long An

chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2025 đang mở ra cơ hội thu hút dự án từ các nhà đầu tư

Chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2025 đang mở ra cơ hội thu hút dự án từ các nhà đầu tư.

Diễn đàn do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chủ trì phối hợp với UBND tỉnh Long An tổ chức nhằm góp phần tháo gỡ những rào cản, khó khăn trong thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn đặc biệt là các doanh nghiệp lớn để làm đầu tàu dẫn dắt, làm lực lượng nòng cốt trong xây dựng chuỗi giá trị sản xuất, nhằm góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp xanh, hiệu quả, bền vững.

Diễn đàn có sự tham dự ông Lê Minh Hoan - Uỷ viên Ban chấp hành TW Đảng khóa XIII, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Ông Bùi Văn Nghiêm - Uỷ viên Trung Ương Đảng - Bí Thư Tỉnh uỷ tỉnh Vĩnh Long; Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI; Ông Nguyễn Văn Út Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Long An;  Ông Nguyễn Văn Vĩnh - Phó Bí Thư tỉnh uỷ - Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang; Ông Nguyễn Thanh Bình - Chủ tịch UBND tỉnh An Giang; Ông Nguyễn Trúc Sơn, Phó Chủ tịch thường trực UBND, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre; Ông Lê Tấn Cận - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bạc Liêu; Ông Nguyễn Thanh Truyền – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Long An; Ông Nguyễn Linh Anh – Phó Tổng biên tập Phụ trách Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp ... và hơn 300 khách mời đến từ các Bộ NN&PTNT; Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương; lãnh đạo VCCI; lãnh đạo UBND các tỉnh khu vực ĐB SCLL; đại diện các Sở Nông nghiệp và PTNT; Sở kế hoạch đầu tư các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cùng đông đảo lãnh đạo doanh nghiệp trên địa bàn TP HCM, Long An, cả khu vực Đông và Tây Nam Bộ và doanh nghiệp trực thuộc Eurocham...

Về phía ban tổ chức có: Ông Nguyễn Thanh Truyền – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Long An; Ông Nguyễn Linh Anh – Phó Tổng biên tập Phụ trách Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp.

Chương trình có sự đồng hành của Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – CTCP (Nhãn hàng Đạm Phú Mỹ - NPK Phú Mỹ); Công ty CP Phân bón Bình Điền; Tổ chức Oxfam tại Việt Nam - Dự án Tăng cường năng lực xuất khẩu cho DNVVV ngành gia vị rau quả Việt Nam....

Kết nối trực tuyến

Trình bày tham luận tại Diễn đàn Phát triển Nông nghiệp Việt Nam 2023, ông Đinh Minh Hiệp - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng: Đồng bằng sông Cửu Long được xác định có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước; được quy hoạch trở thành vùng trọng điểm nông nghiệp với nhiều sản phẩm chủ lực, nhất là lúa, tôm, cá tra, trái cây…

Chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2025 đang mở ra cơ hội thu hút dự án từ các nhà đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh phù hợp với Nghị quyết 13-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên các lĩnh vực: đầu tư, xúc tiến đầu tư và thương mại, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, văn hóa - du lịch, y tế, giáo dục…

xây dựng cơ chế trao đổi thông tin, cập nhật tiến độ chương trình hợp tác, nghiên cứu xây dựng trang web cập nhật nội dung hợp tác vùng và nội dung hợp tác song phương với từng địa phương để cùng thúc đẩy đầu tư phát triển

Ông Đinh Minh Hiệp - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM

Về kết quả, theo ông Hiệp, việc hợp tác giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực, có sức lan tỏa rộng trên các lĩnh vực. Nổi bật là các doanh nghiệp của Thành phố đã tìm kiếm được cơ hội và lợi ích khi đầu tư tại Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt trong các lĩnh vực du lịch, nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp.

Qua thời gian triển khai thực hiện Chương trình phát triển thương mại, hội nghị kết nối giao thương ngày càng được mở rộng cả về quy mô và hiệu quả mang lại. Số lượng địa phương, doanh nghiệp tham gia ngày càng tăng, các biên bản ghi nhớ, hợp đồng kinh tế được các bên ký kết ngày càng nhiều.

Tuy nhiên, theo ông Hiệp, để tiếp tục triển khai hiệu quả các hoạt động kết nối giao thương trong thời gian tới, Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục phát huy vai trò hợp tác, phối hợp chặt chẽ các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long đẩy mạnh kết nối trực tuyến, phát huy các giải pháp ứng dụng thương mại điện tử trong kết nối giao thương, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ cả trong môi trường trực tiếp và trực tuyến.

Cùng với đó, địa phương cần đẩy mạnh kết nối, đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử, thiết lập kênh phân phối trực tuyến, định hướng xuất khẩu hàng hóa đặc trưng. Đặc biệt tập trung vào các sản phẩm có tính nội địa hóa và tính đặc trưng địa phương, phát huy mạnh mẽ hơn nữa tinh thần "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" và "Hàng Việt Nam ưu tiên cho người Việt Nam".

>>PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2023: Doanh nghiệp là “đầu tàu”

5 giải pháp đột phá

Cũng theo ông Hiệp, nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của các bên góp phần thúc đẩy kinh tế- xã hội giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và thúc đẩy hợp tác đầu tư, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nói riêng cần đẩy mạnh giải pháp chủ yếu:

Thứ nhất, xây dựng cơ chế trao đổi thông tin, cập nhật tiến độ chương trình hợp tác, nghiên cứu xây dựng trang web cập nhật nội dung hợp tác vùng và nội dung hợp tác song phương với từng địa phương để cùng thúc đẩy đầu tư phát triển, thiết lập hệ thống trao đổi thông tin hai chiều về lĩnh vực nông nghiệp qua truyền thông đa phương tiện (trao đổi giữa nông dân, doanh nghiệp và cơ quan quản lý), thông tin về thị trường, đưa ra dự báo về cung, cầu và mở rộng qui mô thị trường.

Thứ hai, cơ chế thúc đẩy hợp tác đầu tư hỗ trợ xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ nông sản, đẩy mạnh các hoạt động kết nối cung cầu, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản của các địa phương tại thị trường trong nước và quốc tế. Phát triển mạnh thương mại điện tử và áp dụng truy xuất nguốn gốc trong kinh doanh tiêu thụ nông sản thể hiện một số nội dung.

Cụ thể: Xây dựng kênh diễn đàn kết nối giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tại Thành phố và các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long bằng hình thức trực tuyến trên nền tảng công nghệ số; Liên kết với các tỉnh, thành đưa sản phẩm OCOP và sản phẩm nông nghiệp chủ lực vào chuỗi cửa hàng trên các kênh thương mại truyền thống, thương mại điện tử và các điểm du lịch tại Thành phố và các tỉnh, thành trong vùng. 

doanh nghiệp liên kết với Nhà nước và nông dân; doanh nghiệp liên kết với doanh nghiệp và nông dân trong việc cung ứng đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra; doanh nghiệp liên kết với nhà khoa học, đơn vị chuyển giao kỹ thuật và nông dân; nông dân liên kết với nông dân và doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp trao đổi tại Diễn đàn.

Bên cạnh đó, tổ chức các hoạt động liên kết vùng, khảo sát học tập kinh nghiệm xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường, tổ chức sản xuất theo các tiêu chuẩn, ứng dụng công nghệ, xây dựng thương hiệu trong Thành phố và các tỉnh, thành trong nước và quốc tế để mở rộng thị trường tiêu thụ; Xây dựng sản phẩm, chương trình du lịch đa dạng, độc đáo, chất lượng cao, chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch mới, đặc thù, khai thác giá trị di sản văn hóa của các địa phương đảm bảo tính đặc sắc, độc đáo, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu du khách.

Xây dựng một số chương trình du lịch nông nghiệp cho du khách từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành có cung cấp các sản phẩm chủ lực và sản phẩm OCOP của địa phương một cách tốt nhất; Tổ chức và tham gia triển lãm giới thiệu du lịch kết hợp nông nghiệp tại các chương trình Tuần lễ văn hóa, du lịch và các hội chợ, Festival trong và ngoài Thành phố. Nghiên cứu, đánh giá và xây dựng thí điểm các điểm dừng chân tại các địa điểm du lịch.

Trong đó, hỗ trợ thông tin trong các khâu của chuỗi cung ứng nông sản. Hỗ trợ cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi, liên kết hình thành vùng sản xuất sản phẩm đạt chứng nhận an toàn thực phẩm, chứng nhận GAP, sản phẩm đạt chứng nhận OCOP gắn với chế biến, tiêu thụ theo chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản. Đặc biệt, hỗ trợ truyền thông xúc tiến thương mại các sản phẩm tham gia chuỗi, sản phẩm đạt chứng nhận OCOP thông qua chứng nhận an toàn thực phẩm, tem điện tử truy xuất được nguồn gốc, thương mại điện tử, sàn giao dịch nông sản, các ấn phẩm truyền thông, hội chợ và triển lãm tại Thành phố và các tỉnh, thành.

Thứ ba, cơ chế thu hút các nhà đầu tư sản xuất, sơ chế, chế biến nông sản và các trung tâm đầu mối về nông nghiệp gắn với vùng chuyên canh, tăng cường kiểm soát chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm tại các trung tâm logistics, các chợ đầu mối nông sản tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Thứ tư, cơ chế đẩy mạnh hợp tác xúc tiến thương mại mở rộng thị trường gắn với phát triển hệ thống trung tâm logistics nông nghiệp cấp vùng; kết nối giữa trung tâm logistics nông nghiệp cấp vùng đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh với hệ thống các trung tâm logistics tại các vùng sản xuất, các trung tâm logistics nông nghiệp cấp vùng tại các tỉnh đồng bằng sông Cử Long và các trung tâm logistics nông nghiệp xuất khẩu.

Thứ năm, cơ chế đa dạng hóa các hình thức liên kết, có hai hoặc nhiều chủ thể tham gia như: doanh nghiệp liên kết với Nhà nước và nông dân; doanh nghiệp liên kết với doanh nghiệp và nông dân trong việc cung ứng đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra; doanh nghiệp liên kết với nhà khoa học, đơn vị chuyển giao kỹ thuật và nông dân; nông dân liên kết với nông dân và doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm

  • PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2023: Bến Tre mong muốn doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến tôm

    16:35, 28/06/2023

  • PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2023: Doanh nghiệp là “đầu tàu”

    16:19, 28/06/2023

  • PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2023: Nông nghiệp là ngành xương sống của nền kinh tế Việt Nam

    16:05, 28/06/2023

  • PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2023: Thu hút “đại bàng” đừng quên những “chim sẻ”

    15:51, 28/06/2023

  • [TƯỜNG THUẬT TRỰC TUYẾN] Thu hút doanh nghiệp đầu tư cho nông nghiệp bền vững

    15:20, 28/06/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2023: Năm giải pháp để phát huy lợi thế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO