Phát triển P2P Lending: Tạo lập chính sách phù hợp

Diendandoanhnghiep.vn Việc xác lập một hành lang pháp lý đầy đủ và minh bạch đối với P2P Lending là vô cùng cấp thiết, để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư và người tiêu dùng trong lĩnh vực tài chính.

>> Chờ đợi các “ông lớn” tham gia thị trường P2P Lending

“Chìa khoá” tối ưu hoá lợi ích

Theo các chuyên gia, cho vay ngang hàng (P2P Lending) đang mở ra cơ hội mới cho cả người cho vay lẫn người vay, cùng với việc đóng góp tích cực vào sự phát triển của thị trường. Cụ thể, ứng dụng công nghệ vào quy trình cho vay P2P giúp đơn giản hóa và tăng tốc độ xử lý hồ sơ vay, từ đó phục vụ kịp thời các nhu cầu tài chính.

Quản lý hiệu quả đối với hoạt động P2P Lending sẽ là “chìa khóa” để tối ưu hóa lợi ích và đảm bảo nguyên tắc công bằng trong thị trường

Quản lý hiệu quả đối với hoạt động P2P Lending sẽ là “chìa khóa” để tối ưu hóa lợi ích và đảm bảo nguyên tắc công bằng trong thị trường

Đồng thời, người vay có thêm lựa chọn trong việc tìm kiếm lãi suất ưu đãi, thông qua việc chọn lựa người cho vay phù hợp hoặc tham gia đấu giá để giành mức lãi suất thấp nhất.

Bên cạnh đó, nền tảng P2P Lending còn làm phong phú thêm các kênh dẫn vốn, cải thiện việc sử dụng dữ liệu lớn về dân số, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, thúc đẩy sự cạnh tranh và đổi mới sáng tạo. Các chuyên gia cũng lưu ý rằng, quản lý hiệu quả đối với hoạt động P2P Lending sẽ là “chìa khóa” để tối ưu hóa lợi ích và đảm bảo nguyên tắc công bằng trong thị trường.

TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia cũng chỉ ra những đóng góp tích cực của nền tảng P2P Lending đối với xã hội, nhấn mạnh vai trò của các công ty Fintech trong việc giảm thiểu các hoạt động “tín dụng đen”, một vấn đề đang được dư luận Việt Nam quan tâm. Các nền tảng cho vay ngang hàng này được kỳ vọng sẽ mang lại giải pháp tài chính minh bạch hơn cho người dân, đồng thời giúp hạn chế tình trạng tín dụng đen đang trở nên phổ biến.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, P2P Lending cũng đối diện với nhiều thách thức và rủi ro không nhỏ. Một trong những điểm yếu lớn nhất là sự thiếu vắng bảo hiểm cho người cho vay, khác biệt rõ rệt so với các khoản vay truyền thống được bảo hiểm bởi các tổ chức tín dụng quốc gia.

“Hầu hết các khoản vay qua P2P không được đảm bảo bằng tài sản, khiến cho việc quản lý rủi ro trở nên phức tạp và đầy thách thức. Người cho vay phải tự cân nhắc và phân tán rủi ro thông qua việc đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình. Đặc biệt, các vấn đề về đạo đức và công nghệ như nguy cơ bị “hacker” tấn công, sự cố kỹ thuật, mất dữ liệu hoặc việc sử dụng thông tin cá nhân không đúng mục đích cũng đang là những rủi ro tiềm ẩn cần được quan tâm và giải quyết”, TS. Cấn Văn Lực nhấn mạnh.

>> Cơ chế cho Sandbox: Thử thách được mong đợi cho các doanh nghiệp P2P Lending

Kinh nghiệm quốc tế và bài học từ Trung Quốc

Trên thị trường quốc tế, các quy định đối với hoạt động kinh doanh P2P Lending đang được siết chặt để bảo đảm sự minh bạch và an toàn cho các bên tham gia.

Cần thúc đẩy việc tuân thủ chặt chẽ những quy định pháp lý hiện hành để đảm bảo an toàn, minh bạch trong hoạt động

Cần thúc đẩy việc tuân thủ chặt chẽ những quy định pháp lý hiện hành để đảm bảo an toàn, minh bạch trong hoạt động

Tại Malaysia, Ủy ban Chứng khoán quốc gia (SC) giữ vai trò quản lý và đã đặt ra quy định về lãi suất tối đa và yêu cầu về vốn tối thiểu, chỉ cho phép các công ty Malaysia với vốn đủ mạnh tham gia thị trường này (số vốn thực góp tối thiểu 5 triệu ringgit tương đương khoảng 1,2 triệu USD). Hay ở Indonesia, cơ quan quản lý Dịch vụ Tài chính Quốc gia (OJK) yêu cầu các công ty P2P đăng ký với số vốn nhất định và phải ký quỹ, đảm bảo sự minh bạch và an toàn trong quá trình hoạt động.

Ở Tây Ban Nha, các công ty P2P phải tuân thủ các tiêu chuẩn cấp phép và hoạt động nghiêm ngặt, bao gồm việc duy trì vốn tối thiểu và lập kế hoạch ứng phó cho trường hợp phá sản. Hơn nữa, việc tuân thủ nguyên tắc định danh khách hàng (KYC) và yêu cầu về công bố thông tin là bắt buộc, cùng với giới hạn đầu tư cho các nhà đầu tư cá nhân và chuyên nghiệp.

Ông Phạm Xuân Hòe, Nguyên Phó viện trưởng viện Chiến lược (NHNN) đã lưu ý bài học về sự sụp đổ của thị trường cho vay ngang hàng (P2P) tại Trung Quốc. Theo dữ liệu của China International Capital Corporation tiết lộ, thời điểm tháng 6/2018,  hơn 400 nền tảng P2P đã sụp đổ và khoảng 1.800 nền tảng khác trong tình trạng không ổn định.

Khi đó, Bloomberg ước tính tổng số nợ xấu trong lĩnh vực P2P ở Trung Quốc đã đạt tới con số đáng báo động là 192 tỷ USD. Đáng chú ý, có tới 50 triệu người đã tham gia thị trường P2P, phần lớn trong số họ đã mất trắng tiền đầu tư và rơi vào tình trạng khủng hoảng tài chính.

Vị chuyên gia cũng nêu ra 5 bài học quan trọng cần được các nhà quản lý, nhà đầu tư và doanh nghiệp lưu tâm đó là: Thứ nhất, cơ quan quản lý cần thiết phải cân nhắc giữa sự đổi mới sáng tạo và rủi ro kèm theo, nhất là mối liên hệ giữa sự phát triển và bất ổn kinh tế - xã hội.

Thứ hai, việc cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro là bài toán không mới nhưng luôn đòi hỏi sự nhạy bén từ các nhà đầu tư.

Thứ ba, vấn đề về sự minh bạch thông tin, cập nhật dữ liệu đúng lúc trong nền kinh tế chia sẻ và quản lý thông tin khách hàng là vô cùng quan trọng.

Thứ tư, cần có sự quản lý chặt chẽ hơn, đặt ra những giới hạn cho phép đối với các hoạt động của sàn P2P Lending.

Thứ năm, thách thức về việc sáng tạo mô hình kinh doanh trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0 cùng với việc phát triển tư duy chính sách mới để đồng bộ với công nghệ, đảm bảo sự phát triển ổn định nhưng không kìm hãm sáng tạo.

Tạo lập chính sách phù hợp

Các chuyên gia đều chung quan điểm về sự cần thiết tạo lập một chính sách chung nhằm thúc đẩy các mô hình kinh doanh mới, dựa trên nền tảng đổi mới sáng tạo từ công nghệ. Để hỗ trợ tăng trưởng trong lĩnh vực này, chúng ta nên có quan điểm mở, khuyến khích đổi mới sáng tạo được triển khai đồng bộ ở mọi cấp độ và ngành nghề. Trong quá trình thiết kế chính sách, tránh áp đặt những cơ chế lỗi thời lên những mô hình kinh doanh tiên tiến.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng kêu gọi việc tăng cường nghiên cứu về cách thiết kế một hệ thống tài chính quốc gia hiệu quả, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, công nghệ ngày càng phát triển và thị trường được định hình nhiều hơn bởi thế hệ trẻ.

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã công bố Dự thảo quy định về cơ chế thử nghiệm đối với P2P Lending là một bước tiến đáng chú ý, nhằm thúc đẩy sự phát triển và giúp Việt Nam bắt kịp với những thay đổi nhanh chóng về công nghệ trên thế giới. Điều đó cho thấy, việc xác lập một hành lang pháp lý đầy đủ và minh bạch là vô cùng cấp thiết để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư và người tiêu dùng trong lĩnh vực tài chính.

Về phía các doanh nghiệp, cần thúc đẩy việc tuân thủ chặt chẽ những quy định pháp lý hiện hành để đảm bảo an toàn, minh bạch trong hoạt động của mình, như Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Phòng chống rửa tiền, Luật An toàn thông tin mạng, Luật An ninh mạng và Luật Giao dịch điện tử.

Ngoài ra, việc có được điều khoản cam kết từ phía khách hàng, cho phép trao đổi dữ liệu với Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia (CIC) và thực hiện tra cứu thông tin tín dụng sẽ là bước tiến quan trọng trong việc củng cố niềm tin và sự minh bạch trên thị trường.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Phát triển P2P Lending: Tạo lập chính sách phù hợp tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714241739 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714241739 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10