Phó Thủ tướng: Chậm niêm yết làm giảm tính hiệu quả trong bán vốn nhà nước

Thy Hằng 25/07/2018 16:40

Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, số lượng DNNN cổ phần hóa niêm yết trên thị trường chứng khoán thấp, chỉ có 150/700 doanh nghiệp, đã làm giảm tính hiệu quả trong bán vốn nhà nước.

Phát biểu tại cuộc họp giao ban về tình hình sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn, tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước  (DNNN) và phát triển doanh nghiệp 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ giải pháp 6 tháng cuối năm 2018, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp cho biết, 6 tháng đầu năm 2018 đã đạt được những kết quả đáng mừng,về thể chế hoàn thiện tích cực, những nghị định quan trọng như Nghị định số 32/2018/NĐ-CP, Nghị định 126/2017/NĐ-CP đã được ban hành kịp thời.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp tại cuộc họp giao ban ngày 25/7.

Số lượng ít nhưng quy mô lớn

“Mặc 6 tháng đầu năm số lượng DNNN cổ phần hoá, bán vốn ít, chậm nhưng quy mô doanh nghiệp lại lớn, số vốn Nhà nước thu về nhiều”, Phó Thủ tướng cho biết.

Đặc biệt, phải đề cao chất lượng cổ phần hóa là Nhà nước có lợi nhiều nhất, nâng cao chất lượng quản trị, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN sau cổ phần hoá. 

Tính tới nay, TP HCM và Hà Nội là hai địa phương có nhiều DNNN chưa cổ phần hóa nhất, trong khi các bộ, ngành Trung ương còn rất ít các DNNN chưa cổ phần hóa.

“Số lượng DNNN cổ phần hóa niêm yết trên thị trường chứng khoán rất thấp, mới chỉ có 150 trong số khoảng 700 DNNN đã cổ phần hóa thực hiện niêm yết. Chính điều này đã làm giảm tính hiệu quả trong bán vốn nhà nước”, Phó Thủ tướng khẳng định. Đồng thời cho biết giá trị của công khai minh bạch cổ phần được thể hiện qua điều này.

Do đó, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị Ban chỉ đạo nhanh chóng hoàn thiện báo cáo tình hình, kế hoạch triển khai trong 6 tháng cuối năm để trình Thủ tướng Chính phủ, Thường trực Ban Bí thư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 

phải đề cao chất lượng cổ phần hóa là Nhà nước có lợi nhiều nhất, nâng cao chất lượng quản trị, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN sau cổ phần hoá.

Theo Phó Thủ tướng, phải đề cao chất lượng cổ phần hóa là Nhà nước có lợi nhiều nhất, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN sau cổ phần hoá.

Thường trực Ban chỉ đạo phối hợp với các bộ tổng hợp, rà soát, điều chỉnh kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn để “định vị” kế hoạch bổ sung, làm căn cứ đánh giá kế hoạch thực hiện từ nay tới cuối năm.

Trưởng Ban chỉ đạo yêu cầu Văn phòng Chính phủ đôn đốc các tập đoàn, tổng công ty phản ánh các vướng mắc, khó khăn trong cổ phần hóa, thoái vốn, sắp xếp lại DNNN và kiến nghị với Chính phủ, các bộ tại Hội nghị toàn quốc về DNNN sắp tới do Thủ tướng chủ trì...

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính công khai các DNNN đã cổ phần hóa mà không niêm yết trên thị trường chứng khoán đúng thời hạn; sớm hoàn thiện dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định thủ tục bàn giao tập đoàn, tổng công ty về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Bộ KH&ĐT báo cáo kịp thời về Hội nghị tổng kết 30 năm thu hút FDI. Tổng cục Thống kê phối hợp với VCCI công bố Chỉ số phát triển doanh nghiệp đầu tiên vào Ngày Doanh nhân Việt Nam năm 2018. 

Hoàn thành xử lý 12 dự án ngành Công Thương

Với 12 dự án thua lỗ của ngành Công Thương, báo cáo đánh giá của Ban Chỉ đạo cho thấy, sau hơn một năm triển khai xử lý, trong số 6 nhà máy trước đây có hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng thua lỗ thì đến nay đã có 02 nhà máy hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi là Dự án nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng và Dự án nhà máy thép Việt Trung.

Có thể bạn quan tâm

  • Có sự chờ đợi chuyển giao nhiệm vụ cho Ủy ban Quản lý vốn khiến cổ phần hoá DNNN

    Có sự chờ đợi chuyển giao nhiệm vụ cho Ủy ban Quản lý vốn khiến cổ phần hoá DNNN "ì ạch"

    15:08, 25/07/2018

  • 6 tháng đầu năm 2018, cổ phần hoá và thoái vốn DNNN đạt 28.000 tỷ đồng

    6 tháng đầu năm 2018, cổ phần hoá và thoái vốn DNNN đạt 28.000 tỷ đồng

    09:19, 25/07/2018

  • SCIC tiết lộ lý do cổ phần hoá, thoái vốn DNNN chậm trễ

    SCIC tiết lộ lý do cổ phần hoá, thoái vốn DNNN chậm trễ

    15:04, 12/06/2018

4 dự án còn lại đã từng bước giảm lỗ và hoạt động sản xuất kinh doanh dần đi vào ổn định gồm Nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình, Nhà máy sản xuất đạm Hà Bắc, Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 – Lào Cai, Công ty DQS.

Trong số 3 dự án trước đây bị dừng sản xuất kinh doanh đến nay đã có 1 dự án vận hành sản xuất trở lại được một phần của Nhà máy như Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyester Đình Vũ.

Đối với 03 dự án trước đây đầu tư xây dựng dở dang, ngoài Dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam đang thực hiện phương án bán đấu giá toàn bộ tài sản và hàng tồn kho, 02 dự án còn lại đều đang tích cực thực hiện các biện pháp để tiếp tục triển khai đầu tư hoàn thành dự án và đưa vào sử dụng (Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Phú Thọ và Dự án mở rộng giai đoạn 2 nhà máy gang thép Thái Nguyên).

“Các dự án đi vào hoạt động ổn định và các dự án vận hành trở lại sau thời gian dừng sản xuất đã bảo đảm duy trì việc làm và đời sống cho hàng nghìn lao động, góp phần ổn định chính trị - xã hội tại địa phương. Phấn đấu đến năm 2020 cơ bản hoàn thành việc xử lý 12 dự án”, Phó Trưởng ban chuyên trách Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp Nguyễn Hồng Long cho biết.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Phó Thủ tướng: Chậm niêm yết làm giảm tính hiệu quả trong bán vốn nhà nước
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO