Phụ nữ sẽ giữ vai trò tiên phong trong ngành công nghệ thông tin

Ngọc Hà - Đinh Thanh 23/07/2018 18:36

Theo Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO), 97% các nghề nghiệp trong tương lai sẽ đòi hỏi kỹ năng số, nếu phụ nữ không trang bị cho mình kỹ năng này sẽ rất có nguy cơ bị bỏ lại phía sau.

Đây là thông tin được đưa ra tại chương trình “Phái đẹp với Cách mạng Công nghiệp 4.0” tổ chức chiều nay.

Nhiều rào cản khiến phụ nữ "khó" tham gia vào ngành CNTT

Cách mạng Công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đang bùng nổ trên toàn cầu và được dự báo đem lại thay đổi đột phá cho nhân loại. Sự phát triển nhanh chóng này kéo theo việc gia tăng đột biến nhu cầu nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin (CNTT).

Thực tế cho thấy, hiện nay vẫn có nhiều quan niệm mặc định cho rằng nguồn lực chính trong CNTT là nam giới, trong khi phụ nữ đã và đang có nhiều đóng góp quan trọng, thậm chí còn thể hiện vai trò tiên phong trong lĩnh vực này.

Cụ thể, do nhận thức chưa đầy đủ về năng lực và vai trò của phụ nữ trong CMCN 4.0, phần đông phụ nữ vẫn còn đứng ngoài cuộc, chưa mạnh dạn dấn bước vào cuộc cách mạng của thời đại.

Bà

Bà Lê Hồng Nhi, Trưởng ban Quan hệ Cộng đồng Tập đoàn Microsoft cho biết, doanh nghiệp luôn chủ động cân bằng tỷ lệ lao động nam và nữ.

Chia sẻ rõ hơn về những rào cản khiến phụ nữ “khó” gia nhập ngành CNTT, theo bà Lê Hồng Nhi, Trưởng ban Quan hệ Cộng đồng Tập đoàn Microsoft: “Với các bạn học sinh, sinh viên, lao động nữ có định kiến CNTT là nghề của đàn ông. Bên cạnh đó, do thiếu sự khuyến khích và ủng hộ của gia đình mà nhiều bạn trẻ nữ qua cơ hội việc làm trong ngành này. Đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân khiến cho ngành CNTT thiếu nguồn nhân lực”.

Có thể bạn quan tâm

  • Tự động hóa công nghệ thông tin: “Cú hích” cho các doanh nghiệp nhỏ

    Tự động hóa công nghệ thông tin: “Cú hích” cho các doanh nghiệp nhỏ

    15:33, 26/06/2018

  • Chính thức ra mắt Công ty Công nghệ thông tin VNPT (VNPT-IT)

    Chính thức ra mắt Công ty Công nghệ thông tin VNPT (VNPT-IT)

    18:33, 12/06/2018

  • Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong công tác thống kê

    Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong công tác thống kê

    01:00, 18/05/2018

  • 31% doanh nghiệp khó tuyển dụng nhân lực công nghệ thông tin

    31% doanh nghiệp khó tuyển dụng nhân lực công nghệ thông tin

    13:15, 14/03/2018

Việt Nam vốn được xem là một trong những điểm đến thu hút đầu tư với ưu đãi là nguồn lao động giá rẻ, dồi dào với hơn 90% lao động trong độ tuổi dưới 40. Tuy nhiên, trong bối cảnh bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, theo các chuyên gia tại chương trình, nguồn lao động dồi dào thôi là chưa đủ mà phải đi kèm với đó là chất lượng. Để đảm bảo chất lượng nguồn lao động bản thân người lao động phải không ngừng nâng cao kỹ năng, bên cạnh các kỹ năng cơ bản còn phải là kỹ năng số. Đây chính là chìa khoá để lao động Việt Nam nắm bắt được cơ hội từ cuộc cách mạng 4.0 này.

Thay đổi nhận thức như thế nào?

Mặc dù đã ý thức được cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là một trong những điều quan trọng và bất cứ một doanh nghiệp, người lao động nào cũng phải bắt kịp “chuyến tàu” này. Tuy nhiên, bắt kịp chuyến tàu này như thế nào thì còn là một câu hỏi lớn.

Bà

Bà Nguyễn Thu Hương - Tổng Giám đốc Nam Hương Corporation cho rằng nữ lãnh đạo doanh nghiệp nên chủ động áp dụng công nghệ trong quá trình quản trị.

Một trong những giải pháp được bà Nguyễn Thu Hương - Tổng Giám đốc Nam Hương Corporation cho rằng: “Nếu nữ lãnh đạo không chủ động thay đổi trong việc áp dụng công nghệ trong quá trình quản trị, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn. Ngược lại, khi áp dụng được công nghệ vào quá trình hoạt động của doanh nghiệp, không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, gia tăng cơ hội kinh doanh mà còn thúc đẩy vai trò của phụ nữ trong ngành công nghệ thông tin”.

Chia sẻ kinh nghiệm từ hoạt động của tập đoàn đa quốc gia, bà Lê Hồng Nhi cho biết: “Doanh nghiệp chúng tôi luôn tìm cách cân bằng tỷ lệ lao động nam và nữ từ cấp nhân viên cho tới cấp quản lý”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Phụ nữ sẽ giữ vai trò tiên phong trong ngành công nghệ thông tin
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO