Phục hồi kinh tế: 67% doanh nghiệp gỗ hoạt động trên 70% công suất

Diendandoanhnghiep.vn Hiện các doanh nghiệp ngành gỗ đã dần lấy lại phong độ sản xuất, khi những đơn hàng xuất khẩu gỗ từ Mỹ, Nhật Bản,... vẫn tăng.

Phát biểu tại Hội nghị "Doanh nghiệp ngành gỗ chuẩn bị phục hồi trong bối cảnh bình thường mới" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam tổ chức sáng nay 29/10/2021, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đánh giá, từ quý 2/2021, Việt Nam hứng chịu làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4.

Trong 3 tháng gần đây, giá trị xuất khẩu đã có sụt giảm đáng kể, bình quân 3 tháng Sáu, Bảy, Tám giảm hơn 16% so với các tháng liền kề trước đó. Ước giá trị xuất khẩu lâm sản tháng 8 đạt 949 triệu USD, giảm 34,5% so với tháng 7 và giảm 22,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong 3 tháng gần đây, giá trị xuất khẩu đã có sụt giảm đáng kể, bình quân 3 tháng Sáu, Bảy, Tám giảm hơn 16% so với các tháng liền kề trước đó. Ước giá trị xuất khẩu lâm sản tháng 8 đạt 949 triệu USD, giảm 34,5% so với tháng 7 và giảm 22,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Đại dịch tác động tiêu cực đến toàn bộ ngành gỗ Việt Nam cả về chuỗi cung xuất khẩu và chuỗi cung nhập khẩu.

Tuy nhiên, đến thời điểm này dịch Covid-19 đã cơ bản dần được kiểm soát ở các tỉnh, thành phố. Các tín hiệu cho thấy tốc độ phục hồi của các doanh nghiệp ngành gỗ nhanh hơn dự đoán trong 2-3 tháng trước đây.

Được biết, ngay trong tháng 10/2021, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đã tiến hành khảo sát nhanh với các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ, trong đó 131 doanh nghiệp tại 22 tỉnh, thành phố có phiếu trả lời hợp lệ.

Ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia của Tổ chức Forest Trends thông tin, kết quả khảo sát cho thấy, ở thời điểm hiện tại, 67% doanh nghiệp hoạt động trên 70% công suất; 13% doanh nghiệp hoạt động từ 50% công suất trở xuống và 20% doanh nghiệp hoạt động từ 50-70% công suất. Các mô hình hoạt động chính của doanh nghiệp là “3 tại chỗ” chiếm 24%; “2 cung đường 1 điểm đến” chiếm 19% và mô hình khác chiếm áp đảo với 56%.

131 doanh nghiệp tham gia khảo sát có tổng số 43.537 người lao động. Trong đó, hiện tại tỷ lệ tiêm phủ vắc xin Covid-19 mũi 1 của các doanh nghiệp đạt 60%; mũi 2 đạt 29% và chưa tiêm chỉ chiếm 11%. Lượng chưa tiêm chủ yếu là một số doanh nghiệp nằm ngoài trung tâm và lao động tại các doanh nghiệp đã về quê.

“Khó khăn lớn nhất hiện nay mà các doanh nghiệp phải đối mặt là ở khía canh y tế (chi phí xét nghiệm; môi trường lưu trú của người lao động và tiếp cận vắc xin); người lao động cũng như lưu thông hàng hoá”, ông Tô Xuân Phúc nhấn mạnh.

Để tháo gỡ khó khăn, hầu hết doanh nghiệp kiến nghị chính quyền các địa phương hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với nguồn lao động.

gay trong tháng 10/2021, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đã tiến hành khảo sát nhanh với các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ, trong đó 131 doanh nghiệp tại 22 tỉnh, thành phố có phiếu trả lời hợp lệ.

Ngay trong tháng 10/2021, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đã tiến hành khảo sát nhanh với các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ, trong đó 131 doanh nghiệp tại 22 tỉnh, thành phố có phiếu trả lời hợp lệ.

Ở góc độ nguồn nguyên liệu, doanh nghiệp mong muốn ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào, có cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích phát triển trồng rừng gỗ lớn; đặc biệt là thống nhất quy trình lưu thông hàng hóa nhằm tránh tình trạng đứt gãy trong khâu vận chuyển cả về đầu vào lẫn đầu ra sản phẩm.

Trong khi đó, ông Điền Quang Hiệp - Chủ tịch BIFA cho biết đã mạnh dạn đề xuất cho doanh nghiệp được chủ động chống dịch và hậu kiểm. Bình Dương đã được bao phủ lượng vaccine mũi 1 đạt gần như 100%, mũi 2 gần đạt 70% thì không có lý gì giãn cách vì điều này chỉ gây ách tắc mà thôi. Vì vậy, việc cho phép doanh nghiệp doanh nghiệp sử dụng lao động chịu trách nhiệm về nguồn lực lao động an toàn dịch bệnh là điều rất nên làm và đã phát huy hiệu quả".

"Hầu như các doanh nghiệp đã quay lại sản xuất, nhiều doanh nghiệp đã sản xuất với giải pháp "3 xanh" (nhà máy xanh, nhà trọ xanh, người lao động xanh-PV), chúng ta quay lại sản xuất trong tình hình  mới, đồng nghĩa với chúng ta trở lại sản xuất trong dịch bệnh, có thể còn nhiều chủng virus nguy hiểm, nhưng vấn đề dảm bảo "3 xanh" là hết sức quan trọng. Chúng tôi có phòng khử khuẩn, lao động đến sản xuất phải đi qua phòng khử khuẩn này và thực hiện 5K" - ông Điền Quang Hiệp nhấn mạnh.

Theo ông Lê Xuân Quân - Chủ tịch Hiệp hội gỗ Đồng Nai, do được tiêm vaccine, nên khi quay lại sản xuất trong điều kiện dịch bệnh, mặc dù có xuất hiện ca bệnh F0, nhưng số lượng rất ít, chỉ khoảng vài ca và không lây lan.

“Điều này thể hiện vaccine đã phát huy tác dụng, vì vậy, việc được tiêm vaccine đã tạo điều kiện để lực lượng lao động yên tâm quay lại nhà máy sản xuất. Hiện nay tỉ lệ lao động tại nhà máy của chúng tôi đã đạt trên 80%” – ông Quân nói. 

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Phục hồi kinh tế: 67% doanh nghiệp gỗ hoạt động trên 70% công suất tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713620427 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713620427 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10