Phương pháp tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành đồ uống có cồn không còn phù hợp

Diendandoanhnghiep.vn Theo đánh giá của các chuyên gia thuộc CIEM, 15 năm thực hiện, các mục tiêu thi hành chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt với ngành sản xuất đồ uống có cồn đều chưa đạt được một cách triệt để.

>> Cần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia và rượu lên 85%

Hôm nay (8/4), Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tổ chức Hội thảo Công bố kết quả nghiên cứu: Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành sản xuất đồ uống có cồn tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp.

TS Trần Thị Thu Hoài, Trưởng ban nghiên cứu ngành và lĩnh vực, Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương phát biểu tại hội thảo.

TS Đặng Thị Thu Hoài, Trưởng ban nghiên cứu ngành và lĩnh vực, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương phát biểu tại hội thảo.

Nhiều hạn chế trong thực thi chính sách

Phát biểu tại Diễn đàn, TS Đặng Thị Thu Hoài, Trưởng ban nghiên cứu ngành và lĩnh vực, Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cho biết, Chính phủ Việt Nam kỳ vọng chính sách thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có cồn sẽ đạt được các mục tiêu như: Giảm lượng tiêu thụ đồ uống có cồn, từ đó hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của người tiêu dùng, tăng thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đồng thời đảm bảo công bằng, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, hạn chế nguy cơ tăng tiêu thụ hàng buôn lậu và hàng kém chất lượng.

Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan, theo bà Hoài sau gần 15 năm thực hiện, các mục tiêu này đều chưa đạt được một cách triệt để.

Lý giải nguyên nhân của tình trạng này, bà Hoài cho biết bên cạnh nguyên nhân khách quan khi đồ uống có cồn phi chính thức/chưa được ghi nhận chiếm đa số trên thị trường, phương pháp tính thuế TTĐB hiện hành – thuế tương đối (ad valorem) được xác định là một trong những nguyên nhân chính.

đồ uống có cồn phi chính thức/chưa được ghi nhận chiếm đa số trên thị trường.

Hiện nay, đồ uống có cồn phi chính thức/chưa được ghi nhận chiếm đa số trên thị trường.

Cụ thể, phương pháp này không có tác động trực tiếp làm giảm tiêu thụ cồn nguyên chất, thậm chí trong dài hạn còn khuyến khích nhà sản xuất và người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm giá rẻ hơn với lượng cồn nguyên chất cao hơn – dẫn tới nguy cơ cao hơn về an toàn thực phẩm và sức khỏe cộng đồng. Mặt khác, đối với hoạt động thu ngân sách, hệ thống thuế hiện hành không đảm bảo ổn định nguồn thu ngân sách nhà nước, mà còn làm tăng chi phí quản lý nhà nước. 

>> Đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt cần được cân nhắc kỹ

Mặt khác, cũng theo bà Hoài phương pháp này không còn phù hợp với thực tiễn quốc tế.

“Hiện nay trên thế giới, nhiều nước phát triển đã chuyển hoàn toàn sang đánh thuế tuyệt đối (như Úc, Canada, Nhật Bản, Mỹ và hầu hết các nước OECD) và các nước láng giềng và có điều kiện kinh tế tương tự Việt Nam cũng đã chuyển dần sang thuế tuyệt đối hoặc hỗn hợp (như Indonesia, Philippines, Thái Lan và Malaysia)”, bà Hoài nói.

Hội thảo Công bố kết quả nghiên cứu: Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành sản xuất đồ uống có cồn tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp thu hút sự quan tâm đông đảo của cộng đồng doanh nghiệp.

Hội thảo Công bố kết quả nghiên cứu: Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành sản xuất đồ uống có cồn tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp thu hút sự quan tâm đông đảo của cộng đồng doanh nghiệp.

Ba đề xuất chính sách

Để các chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đi vào cuộc sống, bà Hoài đưa ra ba giải pháp đề xuất.

Theo đó, trước tiên, cần ổn định môi trường chính sách trong những năm tới, đặc biệt là chính sách thuế, để giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh sau nhiều năm chịu tác động nặng nề của đại dịch COVID-19. Đây cũng là giải pháp nhằm nuôi dưỡng nguồn thu, hướng tới việc tăng thu ngân sách trong dài hạn.

Cùng với đó, cần đẩy mạnh việc quản lý khu vực đồ uống có cồn phi chính thức – đây là yếu tố sống còn giúp Chính phủ đạt được các mục tiêu chính sách cả về việc giảm tiêu thụ đồ uống có cồn nói chung và giảm lạm dụng loại đồ uống này nói riêng cũng như tăng thu ngân sách.

Và cuối cùng là khi thực hiện sửa đổi Luật Thuế TTĐB ở thời điểm phù hợp, xem xét việc áp dụng phương pháp thuế hỗn hợp dựa trên số lít cồn nguyên chất – LPA thay cho thuế tương đối do các ưu điểm vượt trội trong việc giúp đạt các mục tiêu chính sách và phù hợp với bối cảnh và khả năng thích ứng của Việt Nam.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Phương pháp tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành đồ uống có cồn không còn phù hợp tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711705532 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711705532 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10