Các mức thuế mới của Mỹ đối với pin năng lượng mặt trời từ Đông Nam Á sẽ làm tăng giá và giảm biên lợi nhuận.
Các mức thuế mới được Bộ Thương mại công bố vào ngày 29/11 mở rộng chế độ chống bán phá giá của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á sang các tấm pin mặt trời, thay vì chỉ áp dụng cho các mô-đun mới hoàn thiện trước đó.
Chuyên gia phân tích Pierre Lau của Citi cho biết trong một lưu ý rằng mức tăng thuế phần lớn phù hợp với kỳ vọng của các nhà sản xuất tại Mỹ, đồng thời nói thêm rằng về lâu dài, các mức thuế này sẽ khuyến khích sản xuất nhiều hơn tại Hoa Kỳ, thay thế cho hàng nhập khẩu.
Tuy nhiên, ông nói thêm rằng, tác động này chỉ giới hạn trong ngắn hạn, với giả định rằng phần lớn chi phí gia tăng sẽ được chuyển cho khách hàng Hoa Kỳ mà không có lựa chọn thay thế.
Được biết, phán quyết này là phán quyết thứ hai trong một vụ kiện thương mại do một nhóm các công ty, bao gồm Hanwha Qcells và First Solar của Hàn Quốc, cáo buộc các công ty Trung Quốc bán các thành phần năng lượng mặt trời dưới giá thị trường vào Hoa Kỳ một cách không công bằng.
Theo Yana Hryshko, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu chuỗi cung ứng năng lượng mặt trời toàn cầu tại công ty tư vấn WoodMackenzie, các nhà sản xuất bị ảnh hưởng có thể lấy nguồn pin từ Lào và Indonesia hoặc cắt giảm một phần lợi nhuận.
“Họ muốn duy trì sức cạnh tranh trên thị trường Hoa Kỳ. Chi phí sản xuất thực tế ở Đông Nam Á không quá cao so với giá mà họ bán cho Hoa Kỳ”, chuyên gia này giải thích thêm.
Những cơ sở sản xuất chính của Đông Nam Á vẫn chưa bị áp thuế quan, mặc dù các chuyên gia trong ngành cho biết chúng có thể bị áp thuế quan khi khối lượng xuất khẩu tăng lên.
Trong trường hợp các mức thuế áp dụng đối với Indonesia, công suất mới có thể được chuyển hướng vào thị trường nội địa đang phát triển mạnh.
Khoảng 80% lượng nhập khẩu pin năng lượng mặt trời của Hoa Kỳ đến từ Campuchia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam vào năm 2023. Bộ Thương mại Mỹ đã tính toán mức thuế chống bán phá giá là 271,28% đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam, 125,37% đối với Campuchia, 77,85% đối với Thái Lan và 21,31% đối với Malaysia.
Theo Citi, Hoa Kỳ chỉ chiếm 4 đến 10% sản lượng bán hàng của các nhà sản xuất mô-đun lớn của Trung Quốc, nhưng đóng góp tỷ trọng cao hơn trong thu nhập của họ. Do đó, sự gián đoạn trong nhập khẩu của Mỹ có thể thúc đẩy các công ty trong nước đầu tư vào sản xuất trong nước.
Các biện pháp này cũng có thể làm căng thẳng thêm mối quan hệ thương mại với Trung Quốc và buộc các nước châu Á liên quan phải đàm phán để điều chỉnh các mức thuế.
Dự kiến, phán quyết cuối cùng của Bộ Thương mại Mỹ sẽ được công bố vào tháng 4/2025, khi các mức thuế được đề xuất có thể được sửa đổi.