Dù Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, HOSE: DCM) đã đạt kết quả kinh doanh tích cực trong 6 tháng đầu năm 2022, nhưng cũng đang đối mặt với một số nguy cơ...
>>> Cổ phiếu Dầu khí- Nhóm ngành chống chịu tốt trong khủng hoảng
Với kết quả 6 tháng đầu năm này, DCM đã thực hiện được 92% kế hoạch doanh thu và vượt mục tiêu lợi nhuận năm 2022.
DCM cho biết giá phân bón trong quý 2 giảm so với quý 1, nhưng vẫn neo ở mức cao. Riêng giá bán bình quân ure cao hơn 79% so cùng kỳ làm cho doanh thu tăng mạnh.
Cụ thể, DCM đạt doanh thu thuần 4.084 tỷ đồng, tăng 73% so cùng kỳ năm ngoái. Do giá vốn tăng chậm hơn, nên lợi nhuận gộp cao gấp 2,6 lần so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1.353 tỷ đồng. Các yếu tố chi phí sản xuất, chi phí bán hàng và quản lý đều tăng do biến động giá nguyên liệu đầu vào tăng. Khấu trừ các khoản chi phí, DCM đã đạt lợi nhuận ròng 1.039 tỷ đồng, gấp 3,5 lần cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 6 tháng đầu năm nay, DCM đạt lợi nhuận ròng 2.554 tỷ đồng, gấp 5,7 lần so với cùng kỳ năm 2021.
Trong 6 tháng qua, sản lượng sản xuất urê quy đổi của DCM đạt 474.000 tấn, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng tiêu thụ urê khoảng 432.380 tấn, tăng 3%, vượt 15% kế hoạch tháng. Tổng sản lượng urê xuất khẩu của DCM hơn 200.000 tấn, chủ yếu đi Campuchia, Ấn Độ và Bangladesh - là một số thị trường truyền thống mà DCM có thế mạnh.
>>>Giá phân bón hạ nhiệt, doanh nghiệp ngành phân bón “bay màu” lợi nhuận
2.554 là tổng lợi nhuận sau thuế của DCM trong 6 tháng đầu năm 2022, tăng gấp 5,7 lần so với cùng kỳ năm 2022.
Đánh giá tình hình 6 tháng cuối năm nay, lãnh đạo DCM cho rằng tỷ lệ lạm phát tăng lên, trong khi dự báo tăng trưởng kinh tế đang xấu đi, khiến nhiều sản phẩm hàng hóa sẽ tăng lên và sức mua của người dân giảm. Trong khi đó, tình hình chiến sự Nga - Ukraine cùng các chính sách trừng phạt kinh tế, cấm vận cũng tiếp tục làm giá dầu, giá năng lượng lên cao làm tăng chi phí nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất, khiến giá bán tăng, làm giảm nhu cầu tiêu thụ.
Bên cạnh đó, những diễn biến bất thường của thời tiết, khí hậu dự báo sẽ gây ra những tác động không thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Theo các chuyên gia, hiện giá nông sản chưa được cải thiện nhiều trong khi chi phí sản xuất nông nghiệp tăng cao tiềm ẩn nguy cơ nông dân giảm canh tác hoặc chuyển đổi sang sử dụng phân bón giá rẻ kém chất lượng.
Ngoài ra, theo SSI Research, nhu cầu urê suy yếu do lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu và do quý III thường là quý tiêu thụ thấp điểm sẽ gây khó khăn ngắn hạn cho các doanh nghiệp sản xuất u rê mà điển hình là DCM.
Tuy nhiên, SSI Research cho biết, Nga tiếp tục áp dụng hạn ngạch xuất khẩu đối với urê trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 12, nhưng hạn ngạch đã được tăng lên 8,3 triệu tấn trong nửa cuối năm 2022. Do đó, sản lượng xuất khẩu urê toàn cầu trong 6 tháng cuối năm sẽ cao hơn so với nửa đầu năm, sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp như DCM hưởng lợi xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm