Quá khứ “khó tin” của “trùm” đá mỹ nghệ

Diendandoanhnghiep.vn Về thị trấn Nga Sơn hỏi cái tên Sùng “đá” thì ai cũng biết, đến nay anh là ông chủ của ba doanh nghiệp lớn về đá mỹ nghệ, xây dựng và bất động sản.

>> “Đại gia” Trầm Bê & những sóng gió cuộc đời

“Lúc bị kết án, bầu trời như sụp đổ, nghĩ rằng cuộc đời mình sẽ chấm dứt từ đây, tôi bị sụt 10kg, nhiều lúc chỉ muốn tìm đến cái chết, nhưng nghĩ về các em nhỏ, bố mẹ ở quê khiến tôi có thêm động lực để cải tạo tốt, quyết tâm sớm trở về làm lại cuộc đời…”.

Đó là chia sẻ của doanh nhân Trần Văn Sùng tại thị trấn Nga Sơn, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa với phóng viên DĐDN. Ít ai biết, để có thành công trong lĩnh vực đá mỹ nghệ và trở thành ông chủ của 3 doanh nghiệp lớn như hiện tại, Trần Văn Sùng đã trải qua những chuỗi ngày đằng đẵng với đắng cay, tủi nhục bởi lỗi lầm trong quá khứ, anh từng bị kết án 7 năm tù vì tội buôn bán, tiêu thụ tiền giả.

Từ quá khứ “tủi nhục” vì lỗi lầm

Về thị trấn Nga Sơn hỏi cái tên Sùng “đá” thì ai cũng biết. Họ biết bởi trước đây Trần Văn Sùng có một quá khứ “đen tối”, nhưng đến nay anh là ông chủ của ba doanh nghiệp lớn về đá mỹ nghệ, xây dựng và bất động sản. Tại địa phương, nhiều người biết đến anh là một doanh nhân có tấm lòng vàng, luôn giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, những người từng lầm đường lạc lối.

Sinh năm 1982, nhưng nhìn anh Sùng có vẻ già hơn so với tuổi. Anh kể, vốn sinh ra trong gia đình nghèo ở vùng quê làm chiếu cói. Lại là anh cả trong gia đình có 4 anh em, nên ngay từ nhỏ đã ý thức được việc phải học để sau này còn giúp đỡ gia đình.

Năm 2003, anh thi đỗ vào Trường ĐH Nông nghiệp I Hà Nội. Suốt 4 năm sinh viên, năm nào anh cũng là sinh viên giỏi. Ước mơ trở thành kỹ sư nông nghiệp sắp trở thành hiện thực thì cuộc đời Sùng bước sang một ngã rẽ khác. Anh phạm phải một sai lầm “chết người” khi anh nghe bạn bè rủ đi buôn tiền giả. Kết quả Sùng bị tuyên 7 năm tù, thi hành án ở trại giam Ninh Khánh (Ninh Bình).

“Lúc bị kết án tôi như sụp đổ, những ngày tháng đầu ngồi tù bị sụt hẳn 10kg, nghĩ rằng cuộc đời mình sẽ chấm rứt từ đây. Nghĩ về các em nhỏ, bố mẹ ở quê khiến tôi càng chán nản, nhiều lúc chỉ muốn tìm đến cái chết…”, anh Sùng nhớ lại.

Khoảng thời gian trong tù, cũng là lúc Sùng nhìn lại bản thân. Mỗi lần bố mẹ từ Thanh Hóa ra Ninh Bình thăm con càng làm cho anh có động lực để sống, để làm lại từ đầu. Bao nhiêu câu hỏi cứ dồn dập khiến bản thân phải suy nghĩ.

Rồi cơ may đến với Sùng khi trại giam liên kết với một cơ sở làm đá mỹ nghệ ở xã Ninh Khánh cho phạm nhân làm. Sùng như bị cuốn vào công việc này, và tự nhủ mình phải học bằng được cái nghề đá mỹ nghệ để sau này làm “cần câu cơm”. Cứ thế, anh cần mẫn làm, học hỏi…

 Doanh nhân Trần Văn Sùng – Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng hạ tầng Tuấn Thành.

Doanh nhân Trần Văn Sùng – Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng hạ tầng Tuấn Thành.

Đến doanh nhân với tấm lòng “vàng”

May mắn mỉm cười với Sùng khi vào Tết Nguyên đán năm 2009, lúc đó anh mới thi hành án được 29 tháng 3 ngày thì Chủ tịch nước có quyết định đặc xá cho những người cải tạo tốt.

Ra tù với hai bàn tay trắng, Sùng bôn ba làm thuê từ Bắc tới Nam, nhưng với “tai tiếng” là người mới ra tù nên anh luôn bị kỳ thị. Chán nản, năm 2011, anh về quê làm phụ hồ, rồi làm công cho một xưởng đá xẻ. Anh nhớ lại: “Lúc đó rất chênh vênh, cũng có chán nản nhưng tôi không cho phép mình lạc bước. Tôi nghĩ đến làm đá vì trong trại tôi đã được học nghề này. Hơn 10 năm qua theo nghề, rất may tôi cũng đã có những thành công”.

Khởi nghiệp từ 5 triệu đồng vay của một người bạn thân, anh Sùng dành 3,5 triệu mua máy móc còn 1,5 triệu làm vốn lưu động. Anh dùng số tiền này mua đá làm cầu thang cho vị khách đầu tiên. May mắn đã mỉm cười với anh khi ngay trong tháng đầu tiên đi làm, anh đã để ra được 20 triệu đồng; sang tháng thứ 2, gần 30 triệu. Với số tiền tích lũy ban đầu cùng vốn vay 40 triệu đồng từ Quỹ “Doanh nhân với an ninh trật tự” của Công an huyện Nga Sơn, anh mở rộng quy mô sản xuất, thuê nhân công, tự thân đi phát triển thị trường.

Năm 2013, Trần Văn Sùng thành lập Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng hạ tầng Tuấn Thành. Sau khi được Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Nga Sơn cho vay 200 triệu đồng, vốn khởi nghiệp của Tỉnh đoàn 180 triệu đồng, anh tiếp tục đầu tư máy móc, nguyên vật liệu. Những năm qua, sản phẩm đá ốp lát của công ty đã có mặt tại nhiều công trình trong và ngoài tỉnh. Hiện anh có 2 cơ sở sản xuất đá xẻ, đá mỹ nghệ lớn, tạo việc làm thường xuyên cho hàng chục công nhân với thu nhập bình quân 8 triệu đồng/người/tháng.

Thành công từ nghề đá, Trần Văn Sùng tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình giao thông nông thôn. Anh cũng có tiếng trong giới kinh doanh bất động sản ở Nga Sơn. Doanh thu của công ty đạt hàng chục tỷ đồng mỗi năm.

Nhìn lại cuộc hành trình đã qua, anh bảo: “Tôi tiếc là 15 năm về trước chưa đủ bản lĩnh nên nông nổi, ngông cuồng, biết sai nhưng vẫn đi. Tôi vì 50 triệu đồng tiền giả mà vào tù, còn sau này nhờ bạn cho vay 5 triệu đồng mà tôi đứng vững đến hôm nay…”.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Quá khứ “khó tin” của “trùm” đá mỹ nghệ tại chuyên mục Doanh nhân của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714935845 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714935845 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10