Quá tải sân bay Tân Sơn Nhất: Lòng vòng chọn nhà đầu tư

Hương Giang 17/03/2019 05:42

Quá tải về nhà ga lẫn trên không đã khiến cho chất lượng dịch vụ của Tân Sơn Nhất ở vị trí “đội sổ” trong các sân bay quốc tế tại Việt Nam. Thế nhưng, việc mở rộng sân bay liên tục bị trì hoãn...

Sự quá tải không chỉ dừng lại ở các ngày nghỉ, lễ, tết mà các ngày thường cũng tương tự, nhiều khách hàng không khỏi bất ngờ khi bước vào khu vực làm thủ tục nhập cảnh tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Câu chuyện về việc hành khách phải xếp hàng nối đuôi nhau chờ làm thủ tục kéo dài từ cửa vào sân bay cho tới khu vực hải quan, thậm chí làn ưu tiên cho khách hạng thương gia cũng chật kín người là những hình ảnh không mấy đẹp mắt về một loại hình vận chuyển hành khách bậc cao là ngành “hàng không”.

hình ảnh hành khách chen chúc xếp hàng chờ đợi làm thủ tục check-in, lấy hành lý cũng tương tự.

Hình ảnh hành khách chen chúc xếp hàng chờ đợi làm thủ tục check-in tại sân bay Tân Sơn Nhất

Theo số liệu từ Tổng công ty Cảng hàng không VN (ACV) cho biết năm 2017, lượng hành khách thông qua Tân Sơn Nhất đã vượt con số 36 triệu lượt, quá tải khoảng 30%, trong đó, nhà ga quốc nội T1 đã khai thác 22,37 triệu lượt, vượt 1,5 lần công suất thiết kế.

Với những lẽ đó, chắc hẳn chúng ta không quá ngạc nhiên khi trong bảng xếp hạng khảo sát sự hài lòng của hành khách về chất lượng dịch vụ đối với 6 sân bay quốc tế mà Cục Hàng không Việt Nam vừa mới công bố, sân bay Tân Sơn Nhất giữ vị trí “đội sổ” với 3,96 điểm. Điều đáng nói là trong bối cảnh về sự phát triển đột phá trong ngành ngành du lịch, đã kéo theo lượng khách quốc tế tăng trưởng cao, bên cạnh đó, sự xuất hiện và gia nhập của nhiều hãng hàng không mới đang đặt thêm áp lực rất lớn lên khả năng khai thác của sân bay Tân Sơn Nhất, một sân bay được mệnh danh là lớn nhất Việt Nam.

Còn nhớ, những ngày đầu tháng 10/2018, trong buổi lễ công bố Quyết định điều chỉnh quy hoạch chi tiết Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ đã nhấn mạnh: “Việc triển khai thực hiện mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất là nhiệm vụ vô cùng cấp bách, các đơn vị liên quan cần sớm lập kế hoạch đầu tư các hạng mục trong quy hoạch với các hình thức đầu tư; huy động vốn phù hợp, cố gắng để năm 2022 có thể đưa vào khai thác sân bay theo quy hoạch mới. Đặc biệt, việc quan trọng nhất cần phải làm ngay  là “xây dựng nhà ga hành khách T3”. Thế nhưng thời gian đã trôi qua hơn 5 tháng, việc xác định ai sẽ là chủ đầu tư của nhà ga T3 vẫn còn “bỏ trống” và chưa thể ngã ngũ".

Theo nguồn tin mới đây từ ACV: Theo chỉ đạo của Bộ GTVT, Tổng công ty đã lựa chọn đơn vị tư vấn là ADCC lập báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án trên khu đất 36,16 ha mà Bộ Quốc phòng đã thống nhất bàn giao cho hàng không dân dụng. Trong đó, 19,79 ha đất đã được bàn giao làm sân đỗ máy bay và 16,37 ha để triển khai xây dựng nhà ga hành khách T3 và các công trình phụ trợ. Theo đó, với diện tích đất 16,05 ha, nhà tư vấn ADCC đã nghiên cứu đề xuất phương án xây dựng nhà ga T3 cùng các công trình hạ tầng kỹ thuật đồng bộ phục vụ hành khách nội địa, đảm bảo đáp ứng công suất 20 triệu hành khách/năm, nâng tổng công suất của cảng đạt 50 triệu hành khách/năm. Phương án nhà ga T3 với 2 cao trình được xây dựng 3 tầng, 10 cầu ống dẫn khách với tổng diện tích sàn khoảng 100.000 m2 cùng với các hạng mục như một phần sân đỗ máy bay, đường giao thông nội cảng, nhà để xe cao tầng, các công trình phụ trợ... Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 11.659 tỉ đồng, dự kiến khởi công vào quý 3/2020, có thể bắt đầu khai thác từ quý 2/2022 nếu bảo đảm tiến độ.

sân bay Tân Sơn Nhất giữ vị trí “đội sổ” với 3,96 điểm, cách sân bay Cát Bi - đứng đầu bảng - tới gần 1 điểm. Điều đáng nói là trong bối cảnh về sự phát triển đột phá trong ngành ngành du lịch, đã kéo theo lượng khách quốc tế tăng trưởng cao, bên cạnh đó, sự xuất hiện và gia nhập của nhiều hãng hàng không mới đang đặt thêm áp lực rất lớn lên khả năng khai thác của sân bay Tân Sơn Nhất, một sân bay được mệnh danh là lớn nhất Việt Nam.

Sự phát triển đột phá trong ngành ngành du lịch đã kéo theo lượng khách quốc tế tăng trưởng cao, cùng sự xuất hiện và gia nhập của nhiều hãng hàng không mới đang đặt thêm áp lực rất lớn lên khả năng khai thác của sân bay Tân Sơn Nhất, một sân bay được mệnh danh là lớn nhất Việt Nam.

Về phía Bộ GTVT cũng kiến nghị với việc Chính phủ giao ACV đầu tư nhà ga T3, và nếu không là nhà đầu tư duy nhất, ACV có thể góp vốn ở mức 61%, hoặc 51% hay 36%. Tuy nhiên cho đến nay, ACV vẫn chưa hoàn thành báo cáo nghiên cứu khả thi cho dự án mặc dù Bộ GTVT và Văn phòng Chính phủ đã có công văn chỉ đạo.

Trong khi đó, trong quá trình Bộ GTVT chờ báo cáo của ACV, đã có rất nhiều doanh nghiệp “đánh tiếng” muốn đầu tư vào dự án này. Cụ thể, cuối năm 2018, Công ty TNHH xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương - IPP có công văn gửi Bộ trưởng Bộ GTVT đề nghị được cùng ACV đầu tư nhà ga hành khách T3. Mới đây, Tập đoàn FLC cũng đề nghị Chính phủ, Bộ GTVT cho phép nghiên cứu đầu tư xây dựng nhà ga này và khẳng định sẽ tập trung toàn lực để đưa công trình vào khai thác sau 1 năm xây dựng nếu được chấp thuận đầu tư.

Mói đây, tại buổi họp báo Chính phủ chiều 1/3, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông, đã thông tin, trong trường hợp có nhiều hơn một nhà đầu tư sẽ phải tổ chức đấu thầu cạnh tranh. Như vậy, dù là dự án cấp bách, khẩn thiết nhưng công tác triển khai vẫn lòng vòng, chậm trễ và không biết bao giờ dự án mới có thể khởi công.

Có thể bạn quan tâm

  • Vì sao sân bay Tân Sơn Nhất xếp “đội sổ” về chất lượng dịch vụ hàng không?

    15:12, 11/03/2019

  • Đề xuất thêm giải pháp khắc phục quá tải tại sân bay Tân Sơn Nhất

    12:00, 10/01/2019

  • Trả lại đất sân golf cho sân bay Tân Sơn Nhất là phù hợp

    00:32, 13/12/2018

  • Sau điều chỉnh quy hoạch, sân bay Tân Sơn Nhất sẽ đáp ứng 50 triệu hành khách/năm

    17:18, 01/10/2018

Trao đổi trong một diễn biến mới đây, ông Phạm Văn Hùng - Phó Viện trưởng Viện KHCN GTVT phía Nam, cho rằng: Không cần biết chỉ định thầu hay đấu thầu, người dân chỉ cần nhanh chóng có 1 nhà ga với quy mô lớn, chất lượng tốt, tiết kiệm cho ngân sách, để đảm bảo đáp ứng nhu cầu. Do đó, thay vì chờ phương án của từng đơn vị rồi tổng hợp, đánh giá, Bộ GTVT chỉ cần nêu ra những yêu cầu cụ thể đối với dự án về quy mô, chất lượng công trình, thời gian hoàn thành thi công, phương án tài chính phù hợp… Bên cạnh đó, những doanh nghiệp nào có khả năng và cảm thấy có thể đảm nhận thì đề xuất xin làm. Trong trường hợp, nếu có nhiều hơn 1 doanh nghiệp tham gia, năng lực tương đương thì mới tổ chức đấu thầu công khai – ông Hùng bày tỏ quan điểm.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Quá tải sân bay Tân Sơn Nhất: Lòng vòng chọn nhà đầu tư
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO