Bộ Tứ đưa ra tuyên bố chung về các vấn đề chiến lược

CẨM ANH 25/09/2021 14:17

Trong cuộc họp trực tiếp đầu tiên của nhóm Bộ tứ (QUAD) tại Nhà Trắng, các nhà lãnh đạo đã cùng nhấn mạnh tầm quan trọng của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Các nhà lãnh đạo 4 nước Bộ Tứ họp mặt trực tiếp tại Nhà Trắng. Ảnh: Reuters

Các nhà lãnh đạo 4 nước Bộ Tứ họp mặt trực tiếp tại Nhà Trắng. Ảnh: Reuters

Cụ thể, trong tuyên bố chung được đưa ra sau hội nghị thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên của nhóm Bộ tứ gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia, lãnh đạo các nước đã nhấn mạnh tầm quan trọng của một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương "tự do và rộng mở".

Theo Thủ tướng Australia Scott Morrison, "Chúng ta cùng sát cánh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, một khu vực mà chúng tôi mong muốn luôn không có các hành vi cưỡng bức, nơi các quyền chủ quyền của tất cả các quốc gia được tôn trọng và các tranh chấp được giải quyết một cách hòa bình và phù hợp với luật pháp quốc tế”,

Đồng quan điểm, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết, cuộc gặp thể hiện tình đoàn kết mạnh mẽ giữa các nước và cam kết vững chắc đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo nhất trí thành lập nhóm làm việc mới về hợp tác vũ trụ, đầu tư cơ sở hạ tầng 5G và các vấn đề chuỗi cung ứng chất bán dẫn. 4 quốc gia sẽ thúc đẩy việc triển khai mạng viễn thông 5G và vượt ngoài 5G an toàn, công khai và minh bạch, đồng thời thúc đẩy sự đổi mới trong các phương pháp tiếp cận mới như Open-RAN.

Việc bổ sung hợp tác về vũ trụ, lĩnh vực trọng yếu trong tương lai, cả 4 quốc gia đã thành lập nhóm làm việc mới về không gian để tham gia vào 3 khuôn khổ hiện có về vaccine, khí hậu cùng công nghệ quan trọng và mới nổi đã công bố khi họp hội nghị trực tuyến hồi tháng 3. 

Nhóm làm việc không gian sẽ trao đổi dữ liệu vệ tinh quan sát Trái đất, giúp các nước Bộ Tứ thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu và chuẩn bị cho các thảm họa, thông tin được công bố sau cuộc họp cho biết. Nhóm Bộ Tứ nhấn mạnh, hợp tác trong không gian sẽ vì mục đích hòa bình. 

Tổng thống Biden cũng đã công bố một chương trình học bổng cho phép sinh viên từ bốn quốc gia trong nhóm QUAD theo học các chương trình về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) tại các trường đại học Hoa Kỳ.

"Các quốc gia đang xích lại gần nhau để đối mặt với những thách thức quan trọng của thời đại chúng ta, từ COVID-19 đến biến đổi khí hậu cho đến các công nghệ mới nổi trong tương lai", Tổng thống Mỹ nhấn mạnh.

Theo các nhà quan sát, nhóm Bộ Tứ đang dần xây dựng được

Theo các nhà quan sát, nhóm Bộ Tứ đang dần xây dựng được chỗ đứng vững chắc

Các nhà quan sát cho rằng nhóm QUAD đang dần xây dựng được chỗ đứng vững chắc và các thành viên đang cùng thống nhất về lập trường chung trong việc đối phó với tầm ảnh hưởng của Trung Quốc. Mặc dù không nhắc trực tiếp đến quốc gia này, tuy nhiên, các mục tiêu đa dạng trong tuyên bố chung, cùng sự không rõ ràng phản ánh thái độ lo ngại của 4 nước trong các lĩnh vực mà Trung Quốc đang mở rộng tầm ảnh hưởng.

Hiện tại, Nhật Bản và Úc tỏ ra sẵn sàng hơn trong việc thể hiện sự hoan nghênh Mỹ, ngay cả khi Bắc Kinh là đối tác thương mại lớn thứ hai của Tokyo và lớn nhất của Canberra.

Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg, Thủ tướng Nhật Bản đã cảnh báo rằng sự gia tăng các hành động quân sự của Trung Quốc có thể gây rủi ro cho hòa bình và thịnh vượng của Nhật Bản và ủng hộ việc tăng cường quan hệ quốc phòng với Mỹ. Ông nói thêm rằng điều quan trọng đối với Nhật Bản và Trung Quốc là duy trì đối thoại.

Trong khi đó, chỉ vài ngày trước hội nghị thượng đỉnh QUAD, Mỹ, Úc và Vương quốc Anh đã công bố một hiệp ước an ninh Ấn Độ - Thái Bình Dương mới có tên gọi  AUKUS, bao gồm một thỏa thuận cung cấp cho Canberra các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki hôm thứ Tư đã loại trừ khả năng Nhật Bản hoặc Ấn Độ được mời tham gia quan hệ đối tác an ninh này.

Đối với Ấn Độ, Ethan Paul, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Quincy cho biết, quyết định tiếp tục tham gia nhóm Bộ Tứ của Ấn Độ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ông lưu ý rằng New Dehli ít quan tâm đến Biển Đông hơn các quốc gia khác, nhưng quan tâm nhiều hơn đến khu vực tranh chấp biên giới với Trung Quốc và an ninh hàng hải ở Ấn Độ Dương.

Mỗi quốc gia trong Bộ Tứ cũng khẳng định nhóm này không phải là một liên minh chống Bắc Kinh, nhưng nhà phân tích Malcolm Davis, thuộc Viện Chính sách chiến lược Úc, nhận định: "QUAD không phải là một NATO ở châu Á, nhưng rõ ràng nó đang đi theo hướng là một sự tiếp cận hợp tác về an ninh".

Có thể bạn quan tâm

  • Bộ tứ kim cương gửi thông điệp gì tới Trung Quốc?

    Bộ tứ kim cương gửi thông điệp gì tới Trung Quốc?

    05:11, 22/10/2020

  • CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI TUẦN TỪ 12-17/10: Việt Nam hoan nghênh

    CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI TUẦN TỪ 12-17/10: Việt Nam hoan nghênh "Bộ tứ kim cương" hợp tác với ASEAN về tự do trên biển

    05:00, 17/10/2020

  • Bước đi mới của Bộ tứ kim cương

    Bước đi mới của Bộ tứ kim cương

    11:00, 16/10/2020

  • "Bộ tứ kim cương" hợp tác với ASEAN về tự do trên biển: Khẳng định sức mạnh tập thể!

    05:00, 16/10/2020

  • Bộ tứ kim cương sẽ hiện thực hay viển vông?

    Bộ tứ kim cương sẽ hiện thực hay viển vông?

    11:30, 16/05/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Bộ Tứ đưa ra tuyên bố chung về các vấn đề chiến lược
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO