Quản trị dữ liệu để tạo giá trị mới

HUYỀN TRANG thực hiện 06/02/2022 11:30

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long nhấn mạnh: Quản trị dữ liệu đang là một thách thức của nhân loại, nếu nắm bắt được, doanh nghiệp sẽ có thêm công cụ để phát triển bền vững.

>>>Chuyển đổi số: Hiểu đúng, để làm trúng

Trong khi tập đoàn lớn phát triển các nền tảng, thì các doanh nghiệp nhỏ thúc đẩy giải quyết những bài toán công nghệ số. Riêng năm 2021, mặc dù đại dịch COVID-19 bùng phát mạnh ở Việt Nam nhưng có 5.600 doanh nghiệp công nghệ số mới thành lập, nhân lực công nghệ số tăng 5%. Đây là tiền đề quan trọng cho việc thực hiện chuyển đổi số.

- Trong chuyển đổi số, dữ liệu sẽ đóng vai trò rất quan trọng. Nhưng đây lại là điểm yếu của chúng ta, thưa ông?

Chiến lược chuyển đổi số quốc gia với Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số đều liên quan đến dữ liệu. Trong chuyển đổi số, dữ liệu số ngày càng tỏ rõ sức mạnh và được ví von là đáng giá hơn cả dầu mỏ. Trong đó, các doanh nghiệp xây dựng văn hóa dữ liệu, sử dụng các công cụ, công nghệ và quy trình tổng thể để điều hành dựa trên dữ liệu số. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ đạt được tối ưu hóa trải nghiệm người dùng dựa trên các công nghệ quản lý, khai thác và ứng dụng dữ liệu số như AI, Blockchain, NFT, Metaverse… Các quốc gia đều đi sớm phát triển công nghệ dữ liệu với hành lang pháp lý hoàn thiện. Ở Việt Nam, vai trò to lớn của dữ liệu được khẳng định, coi dữ liệu là tài nguyên.

Tuy nhiên, hiện nay hành lang pháp lý để quản lý khai thác, kinh doanh dữ liệu ở Việt Nam gần như chưa có, chúng ta đang đi chậm trong vấn đề này.

- Vậy, chúng ta cần những giải pháp như thế nào để chúng ta đi nhanh hơn trong việc khai thác dữ liệu, thưa ông?

 Trải nghiệm sản phẩm công nghệ tại Diễn đàn Cấp cao CNTT-TT - Ngày Chuyển đổi số Việt Nam

Trải nghiệm sản phẩm công nghệ tại Diễn đàn Cấp cao CNTT-TT - Ngày Chuyển đổi số Việt Nam

Thời gian tới, Bộ sẽ tập trung vào các giải pháp như sau:

Thứ nhất, cần chuyển đổi nhận thức về thu thập, xử lý dữ liệu. Dữ liệu là tài sản chiến lược của cơ quan tổ chức cá nhân, nguồn tài nguyên để phát triển kinh tế, tạo ra giá trị. Tuy nhiên hiện nay, 80% tài sản dữ liệu đang ở nước ngoài. Đây là tài nguyên quý để tạo ra cơ hội khai thác nhưng chúng ta chưa nhận thức được. Tôi rất mong cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam ý thức, lan toả được vấn đề này. Làm sao để bảo quản được tài nguyên quốc gia.

Thứ hai, hình thành cơ sở hạ tầng phục vụ chuyển đổi số. Cộng đồng doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng số, trong đó quan trọng là hạ tầng dữ liệu. Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi Luật Viễn thông, trong đó đưa các trung tâm dữ liệu trở thành một thành phần quan trọng, được quy hoạch trong hạ tầng của chuyển đổi số.

Chúng tôi mong muốn quy hoạch các trung tâm dữ liệu lớn để sẵn sàng về hạ tầng cho nền kinh tế số. Hiện nay, đội ngũ xây dựng hạ tầng mỏng, rất rời rạc, không có sự chung sức để cùng nhau phát triển, xây dựng được một trung tâm tầm cỡ khu vực.

>>Nỗ lực xây dựng thành công cơ sở dữ liệu lớn về người dân, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Rất mong cộng đồng liên kết, chung tay để phát triển hạ tầng dữ liệu mang tầm khu vực.

Thứ ba, chúng tôi muốn tập trung vào vấn đề khai thác dữ liệu. Để khai thác dữ liệu hiệu quả, cần hình thành văn hoá số, bảo vệ giá trị đạo đức, bảo đảm an toàn an ninh mạng, bảo vệ dữ liệu khi khai thác. Ở đây chúng ta có hơn 100 công ty cung cấp dịch vụ Internet. Khi chuyển sang hướng dữ liệu, chúng ta có 65.000 doanh nghiệp công nghệ số sẽ khai thác, kinh doanh dữ liệu. Chúng tôi mong muốn 65.000 doanh nghiệp này sẽ đồng hành cùng 1 triệu doanh nghiệp Việt Nam hình thành 1 triệu doanh nghiệp số trong tương lai. Như thế, Việt Nam mới có thể phát triển nền kinh tế số, bắt kịp xu hướng của cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Như vậy, Việt Nam mới sẵn sàng phát triển kinh tế số.

- Nhưng, chuyển đổi số sẽ không đơn giản là cuộc cách mạng về công nghệ. Vậy, với vấn đề pháp lý, thời gian tới, Bộ sẽ hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho vấn đề này như thế nào?

Quả đúng là như vậy. Đây không chỉ là vấn đề của công nghệ, không phải chỉ đột phá về công nghệ mà còn là cuộc cách mạng của thể chế, luật pháp. Trong đó, việc thu thập, khai thác, kinh doanh dữ liệu cần hành lang pháp lý để phát triển. Hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đang đề xuất sửa đổi các luật để thúc đẩy sự phát triển lĩnh vực dữ liệu: Trong năm 2022, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ trình Chính phủ, Quốc hội để ban hành các hành lang pháp lý.

Trong quá trình này, Bộ cũng xây dựng một số nghị định liên quan để đảm bảo trong giai đoạn quá độ, lĩnh vực dữ liệu vẫn có thể chế hoạt động.

- Xin cảm ơn ông!

Có thể bạn quan tâm

  • Chuyển đổi số: “Tự thua” nếu không chủ động

    Chuyển đổi số: “Tự thua” nếu không chủ động

    04:00, 04/02/2022

  • Cần “nhạc trưởng” dẫn dắt chuyển đổi số

    Cần “nhạc trưởng” dẫn dắt chuyển đổi số

    04:00, 03/02/2022

  • Tạp hóa bước vào chuyển đổi số

    Tạp hóa bước vào chuyển đổi số

    05:08, 02/02/2022

  • Chuyển đổi số gia tăng giá trị cho doanh nghiệp xây dựng bất động sản

    Chuyển đổi số gia tăng giá trị cho doanh nghiệp xây dựng bất động sản

    05:00, 04/02/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Quản trị dữ liệu để tạo giá trị mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO