Một giáo sư người Mỹ, ông là Peter Navarro từng xuất bản cuốn sách “Death by China” – dịch sát nghĩa là “Chết bởi Trung Quốc”.
Nhìn vào World Cup 2018 có thể thấy một phần bức tranh kinh tế thế giới, đầu tiên là nền kinh tế nước chủ nhà, hiện đang đứng thứ 11 toàn cầu tính theo GDP, họ đầu tư 9,6 tỷ Euro xây mới hàng loạt sân vận động hoành tráng, chi tiêu cho an ninh.
Thật ấn tượng khi hơn một nửa số trận đấu tại World Cup lần này đã diễn ra nhưng tất cả khán đài mấy chục ngàn chỗ ngồi hầu như được lấp đầy, mang về nguồn thu dồi dào hàng tỷ Euro tiền bán vé.
Nhưng khâu quảng bá thương hiệu ra thế giới - hình ảnh nhận diện thương hiệu các doanh nghiệp Trung Quốc đang làm “trùm” trên mỗi tấm hàng rào điện tử quanh những sân vận động.
Là những gã “trọc phú” như Wanda, công ty điện tử Hisense, hãng sữa Mengniu, doanh nghiệp công nghệ Yadea lấn át hoàn toàn những tên tuổi lớn như McDonald, Huyndai, Coca Cola, Nike, Adidas…
Các doanh nghiệp Trung Quốc đã chi tổng cộng 850 triệu đô la Mỹ để quảng cáo thương hiệu tại World Cup 2018, cao hơn gấp đôi con số 400 triệu đô la của các công ty Mỹ và vượt xa con số 65 triệu đôla của các công ty của nước chủ nhà.
Sự có mặt liên tục trong mọi khung hình được truyền đi khắp thế giới cho thấy tiềm lực của kinh tế Trung Quốc khủng khiếp đến cỡ nào. Đó là minh chứng rõ nhất cho tham vọng bá chủ thế giới của quốc gia đông dân nhất thế giới.
Có thể bạn quan tâm
15:57, 25/06/2018
05:19, 21/06/2018
05:30, 17/06/2018
13:30, 15/06/2018
05:38, 14/06/2018
Cơ hội để các doanh nghiệp Trung Quốc khuếch trương hình ảnh là do bê bối tham nhũng của chủ tịch FIFA Sepp Blatter ở nhiệm kỳ trước khiến những thương hiệu tên tuổi như Sony, Jonhson & Johnson, Castrol, Nike, Adidas “nghỉ chơi” khiến FIFA lỗ gần 400 triệu USD.
Để tìm nguồn thu bù đắp thì tổ chức bóng đá lớn nhất thế giới bắt đầu chấp nhận những cái tên khá xa lạ đến từ Trung Quốc - quảng cáo trong tổng số 64 trận đấu chỉ chưa đầy 1 tỷ đô để phát hình ảnh đến 7,5 tỷ người xem, một cái giá quá hời.
Nói về khả năng nẫng cơ hội, Trung Quốc luôn là bậc thầy. Một ví dụ khác, trong khi các siêu cường như Mỹ, Nga đang bận bịu chiến sự ở Trung Đông, Tây Á thì các công ty “Made in China” len lõi vào Châu Phi, Trung Mỹ, bằng các dự án tài trợ, trúng thầu đã biến các “quốc gia thứ ba” thành con nợ như “chúa chổm”.
Thắng thầu quảng cáo tại World Cup 2018 là cú nhảy ngoạn mục của các công ty Trung Quốc, điều mà dù có nhiều tiền cũng không thể mơ đến tại các kỳ World Cup trước.
Ở Việt Nam đến thời điểm này chỉ có ông Đoàn Nguyên Đức mới dám bạo chi để dòng chữ “Hoàng Anh Gia Lai” chạy trên hàng rào điện tử tại sân vận động Emirates của câu lạc bộ Asernal tại giải Ngoại hạng Anh. Nhưng đó là thời điểm hoàng kim hợp tác đào tạo bóng đá giữa ông chủ phố núi với đội bóng hàng đầu nước Anh.
Một thương hiệu khác là mạng viễn thông Viettel đã gián tiếp phục vụ World Cup thông qua thị trường Peru. Tại World Cup năm nay Peru là đại diện khu vực CONCACAF (Trung Mỹ) tham gia tranh tài.
Theo thống kê những ngày đội tuyển nước này thi đấu, mạng Viettel hoạt động hết công suất để chuyển tải thông tin liên quan đến bóng đá. Nếu Peru vượt qua vòng bảng thì tốc độ sử dụng mạng Bitel (thương hiệu của Viettel tại Peru) còn tăng trưởng mạnh.
Việc chạy đua để đưa hình ảnh thương hiệu đến hàng trăm quốc gia trên thế giới là mục tiêu xa vời với doanh nghiệp Việt Nam. Mặc dù những cái tên như Vinamilk, Saigontourist… mỗi ngày chi hàng chục tỷ đồng dành cho quảng cáo và khuyến mãi.
Doanh nghiệp Trung Quốc “phủ sóng” hình ảnh sẽ ảnh hưởng gì đến kinh tế thế giới? Đương nhiên là rất nhiều, nhưng để trở thành thương hiệu lớn có chiều sâu chỉ việc đổ tiền quảng bá là chưa đủ.
Hãy hỏi người tiêu dùng có muốn một chiếc tivi 4k của Hisense hay là của Sony, tin dùng hộp sữa Meiji của Nhật hay Mengniu của Trung Quốc? Câu trả lời là có hoặc không đều phụ thuộc rất nhiều vào đẳng cấp doanh nghiệp.
Một giáo sư người Mỹ, ông là Peter Navarro từng xuất bản cuốn sách “Death by China” – dịch sát nghĩa là “Chết bởi Trung Quốc”. Cốt lõi cuốn sách là mối quan ngại về sự hiện diện của Trung Quốc khắp mọi lĩnh vực, trên mọi không gian.
Trung Quốc làm “trùm” quảng bá tại World Cup lần này phần nào phản ảnh sự hiện diện tối đa đó.