Quảng bá, xúc tiến du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc

MINH CHÂU 24/06/2024 00:20

Năm 2023, Việt Nam đón 12,6 triệu lượt khách quốc tế, trong đó có 3,6 triệu lượt khách Hàn Quốc, đứng đầu trong các thị trường khách nước ngoài tới Việt Nam.

>>Khách Trung Quốc đến Việt Nam tăng mạnh

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) thông tin Lễ hội xúc tiến du lịch-văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 29/6 đến ngày 3/7 tại Hàn Quốc.

Trong khuôn khổ Lễ hội sẽ diễn ra Diễn đàn xúc tiến du lịch và hợp tác văn hóa Việt Nam-Hàn Quốc, gặp gỡ doanh nghiệp với sự tham dự của lãnh đạo cấp cao nước ta; không gian quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa du lịch; tiệc giao thương; biểu diễn nghệ thuật...

Đây là dịp để Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, các địa phương, doanh nghiệp du lịch giới thiệu chính sách, điểm đến, sản phẩm hấp dẫn, là cơ hội cho doanh nghiệp thiết lập quan hệ hợp tác kinh doanh, thu hút khách du lịch Hàn Quốc đến nước ta.

Theo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, từ năm 2015-2019, lượng khách Hàn Quốc đến Việt Nam tăng trưởng đột phá, từ 1,1 triệu lượt lên 4,3 triệu lượt (tăng gần 4 lần).

>>Đề xuất Úc nới lỏng visa thị thực cho người Việt Nam

ừ năm 2015-2019, lượng khách Hàn Quốc đến Việt Nam tăng trưởng đột phá, từ 1,1 triệu lượt lên 4,3 triệu lượt (tăng gần 4 lần).

Từ năm 2015-2019, lượng khách Hàn Quốc đến Việt Nam tăng trưởng đột phá, từ 1,1 triệu lượt lên 4,3 triệu lượt (tăng gần 4 lần).

Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2015-2019 đạt 40,1%/năm, cao nhất trong số các thị trường nguồn gửi khách đến Việt Nam.

Điều này cho thấy Hàn Quốc luôn là một thị trường khách trọng điểm của du lịch Việt Nam và còn nhiều tiềm năng, dư địa để khai thác.

Tháng 12/2022, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (khi đó là Tổng cục Du lịch - VNAT) và Cơ quan du lịch quốc gia Hàn Quốc (KTO) đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác xúc tiến du lịch Việt Nam-Hàn Quốc giai đoạn 2023-2024, tạo cơ sở để hai bên đẩy mạnh hợp tác du lịch, trao đổi khách.

Năm 2023, Việt Nam đón 12,6 triệu lượt khách quốc tế, trong đó có 3,6 triệu lượt khách Hàn Quốc, đứng đầu trong các thị trường khách nước ngoài tới Việt Nam.

Kết quả tích cực này là minh chứng cho hiệu quả của công tác xúc tiến quảng bá du lịch, hợp tác song phương Việt Nam-Hàn Quốc.

Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng là thị trường nguồn khách hàng đầu của Hàn Quốc trong khu vực Đông Nam Á với khoảng 420.000 nghìn lượt khách. Năm 2023, tổng trao đổi khách hai chiều giữa Việt Nam và Hàn Quốc đạt 4 triệu lượt, phục hồi 83% so với trước đại dịch COVID-19.

Các điểm đến được du khách Hàn Quốc yêu thích là cụm Huế-Đà Nẵng-Hội An, Nha Trang, Quy Nhơn, Đà Lạt, Phú Quốc...; các đường bay thuê bao nguyên chuyến (charter) cũng tập trung khai thác tới các điểm đến này.

Trước đó, năm 2023, Lễ hội xúc tiến du lịch-văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc diễn ra tại thành phố Suwon và Thủ đô Seoul. Đặc biệt, chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam và kết nối các doanh nghiệp du lịch hai nước ở Seoul đã thu hút hàng ngàn người tham dự, thưởng thức đêm nghệ thuật “Sắc màu Việt Nam.”

Việt Nam thường đón những dòng khách trọng điểm như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, châu Âu… nhưng đa số du khách này thường chỉ chọn 1- 2 dịch vụ lẻ, không chọn mua tour theo đoàn.

Việt Nam thường đón những dòng khách trọng điểm như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, châu Âu… nhưng đa số du khách này thường chỉ chọn 1- 2 dịch vụ lẻ, không chọn mua tour theo đoàn.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho biết, thực tế, lượng khách Hàn Quốc nói riêng và khách du lịch quốc tế nói chung đến Việt Nam đang tăng khá nhanh nhưng so với tiềm năng và nhu cầu của nền kinh tế thì còn thấp. Bài toán đặt ra là làm sao để tăng trưởng khách nước ngoài bền vững, làm sao để đón nhiều du khách mà chi phí thấp nhất là 2 vấn đề cơ bản của ngành kinh tế du lịch Việt Nam cần xử lý.

Theo ông Bình, thực tế thống kê hàng năm là số du khách tăng nhưng khách đi tour không tăng nhiều. Cụ thể như lượng khách hàn Quốc, Nhật Bản đến Việt Nam theo hướng riêng của họ nên không tạo nguồn thu cho ngành du lịch Việt Nam. 

"Ngoài việc làm mới sản phẩm, các địa phương cũng cần làm mới các hoạt động xúc tiến du lịch. Hiện nay, các chính sách xúc tiến du lịch bị lạc hậu hơn so với các nước trong khu vực. Cụ thể, nhiều tỉnh, thành phố tổ chức lễ hội để giới thiệu đến du khách và thường nhầm lẫn giữa quảng bá giới thiệu, xúc tiến thu hút khách nội địa với khách quốc tế. Trong khi đó, khách du lịch quốc tế không đủ thời gian và sự quan tâm để tham gia những lễ hội mà chúng ta tổ chức ở khắp nơi. Vì vậy, đã đến lúc cần có chiến lược xúc tiến du lịch tầm quốc gia để xúc tiến theo các xu hướng du lịch mới, có tính trọng tâm, trọng điểm để các tỉnh, thành dành kinh phí thực hiện xúc tiến theo đúng chiến lược, từ đó mới có thể thu hút nhiều du khách đến hơn", ông Vũ Thế Bình đề xuất.

Có thể bạn quan tâm

  • Báo chí “bắt tay” doanh nghiệp xúc tiến du lịch

    02:00, 21/06/2024

  • Du lịch Hà Nội 6 tháng đầu năm đạt nhiều tăng trưởng tích cực

    15:47, 20/06/2024

  • Cần cuộc “cách mạng” về du lịch

    02:00, 20/06/2024

  • Khai thác lợi thế phát triển du lịch tàu biển

    01:02, 18/06/2024

  • Nâng kỳ vọng với du lịch Việt Nam năm 2025

    01:00, 17/06/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Quảng bá, xúc tiến du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO