Quảng Ngãi: Chính sách đặc thù hút đầu tư vào nông nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn Quảng Ngãi có diện tích đất sản xuất nông nghiệp khá lớn, cộng với nguồn lao động tương đối dồi dào là thế mạnh để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

 Dự án trồng rau sạch tại Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Qnasafe.

Dự án trồng rau sạch tại Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Qnasafe.

Từ đầu năm đến nay, dịch COVID -19 bùng phát và diễn biến phức tạp, nhưng tỉnh Quảng Ngãi vẫn ưu tiên gói hỗ trợ cho nông nghiệp, nông thôn.

Tín hiệu lạc quan

Mới đây, UBND tỉnh quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư đối với một số DA chăn nuôi gia súc tập trung, sản xuất rau quả, chế biến nông, lâm, thủy sản, giống nông nghiệp công nghệ cao và đầu tư kết cấu hạ tầng nông nghiệp nông thôn.

Điển hình là Dự án Khu sản xuất và chế biến nông nghiệp tập trung, ứng dụng công nghệ cao 4.0, kết hợp du lịch sinh thái nhà vườn tại xã Đức Phong, huyện Mộ Đức do Công ty cổ phần thực phẩm Anh Khải Ký làm chủ đầu tư. Khu sản xuất và chế biến nông nghiệp tập trung của dự án có quy mô chăn nuôi 1.000 con bò thịt… gắn với du lịch sinh thái với tổng vốn đầu tư hơn 78 tỷ đồng. Hay dự án Dự án Trang trại chăn nuôi gia công heo thịt thương phẩm tại huyện Nghĩa Hành, do Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Trà Giang làm chủ đầu tư với công suất thiết kế 4.200 con lợn thịt/năm...

Ông Phạm Ngọc Lân - Chủ tịch UBND huyện Mộ Đức cho biết: Đến nay, trên địa bàn huyện đã thu hút được 25 dự án đầu tư thuộc lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có 17 dự án đã có quyết định chủ trương đầu tư. Có 3/17 dự án đã được giao đất đang tiến hành triển khai hoạt động đầu tư.

Điển hình như dự án Khu sản xuất chế biến thức ăn và Chăn nuôi bò sữa tập trung ứng dụng công nghệ cao Vinamilk (trang trại bò sữa Vinamilk) Quảng Ngãi, do Công ty TNHH MTV Bò sữa Việt Nam làm chủ đầu tư. Đến nay, dự án đã triển khai đạt 95% khối lượng. Sau khi hoàn thành và đi vào hoạt động, Trang trại Bò sữa Vinamilk Quảng Ngãi sẽ tạo nhiều việc làm cho lao động địa phương, từng bước hình thành chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm từ sữa và sản phẩm phụ trợ phục vụ cho việc chăn nuôi bò sữa. Qua đó, tạo sinh kế cho nông dân huyện Mộ Đức và các huyện lân cận…

Vẫn còn khó khăn

Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 65 dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, với tổng vốn đăng ký trên 3.300 tỷ đồng. Các doanh nghiệp đã liên kết với nông dân sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị... thông qua 400 cánh đồng lớn, với tổng diện tích hơn 7.400ha; xây dựng các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao...

Theo ông Dương Văn Tô - Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, mặc dù có nhiều khởi sắc, nhưng quá trình thực hiện các chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vẫn còn nhiều vướng mắc.

Rào cản đối với doanh nghiệp, cũng như nguyên nhân chính dẫn đến việc một số dự án thực hiện không đúng tiến độ là do vướng mắc thủ tục bồi thường, giải phóng mặt bằng; thỏa thuận bồi thường; đơn giá bồi thường.... Bên cạnh đó, việc tiếp cận nguồn vốn vay tổ chức tín dụng khó khăn; thị trường đầu ra của sản phẩm chưa ổn định. Đó cũng là những nguyên nhân khiến số lượng doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh còn thấp, quy mô nhỏ..

<p/>Cánh đồng măng tây ở huyện Mộ Đức

Cánh đồng măng tây ở huyện Mộ Đức

Chính sách đặc thù

Tỉnh Quảng Ngãi luôn tích cực hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tăng Bính, trên cơ sở Kết luận số 54/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị định số 57/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp (DN) đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, cũng như tinh thần Kết luận 30 của Tỉnh ủy, mới đây, Sở KH&ĐT phối hợp với các sở, ngành và địa phương tổng hợp, hoàn chỉnh dự thảo Quy định một số chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Theo dự thảo, doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp, nông thôn được ngân sách địa phương hỗ trợ lãi suất vay thương mại sau khi dự án đã thi công hoàn thành và đưa vào vận hành sản xuất. Thời gian hỗ trợ lãi suất tối đa 8 năm đối với dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư, 6 năm nếu là dự án ưu đãi đầu tư, 5 năm đối với dự án khuyến khích đầu tư, với hạn mức vay tối đa không quá 70% tổng chi phí đầu tư của dự án.

Về hỗ trợ đầu tư sản xuất nông nghiệp hữu cơ, dự thảo đề xuất mức hỗ trợ 50 triệu đồng/ha, nhưng không quá 5 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng, điện, thiết bị, hệ thống tưới và xử lý môi trường. Điều kiện hỗ trợ quy định diện tích từ 3 ha trở lên. Đối với dự án đầu tư trồng rau, củ, quả, nấm an toàn, dự thảo đề xuất mức hỗ trợ 60% chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng, điện, thiết bị, hệ thống tưới và xử lý môi trường nhưng không quá 1,5 tỷ đồng/ha. Điều kiện hỗ trợ quy định diện tích từ 3 ha trở lên hoặc từ 2.000m2 nhà lồng (nhà kính, nhà lưới, nhà màng) trở lên hoặc từ 1.000m2 trở lên đối với nhà trồng nắm (kể cả diện tích liên kết sản xuất với các hộ dân).

Cùng với việc xây dựng các chính sách đặc thù khuyến khích doanh doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, tỉnh Quảng Ngãi cũng tiếp tục kiểm tra, rà soát và đưa ra các giải pháp tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp thuận lợi triển khai đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Quảng Ngãi: Chính sách đặc thù hút đầu tư vào nông nghiệp tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714098136 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714098136 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10