Quảng Ninh: Cần chế tài đủ mạnh để không phải giải cứu thủy sản

Diendandoanhnghiep.vn Trong khoảng 2 năm nay, Quảng Ninh chứng kiến nhiều tấn thủy sản bị tồn đọng, ùn ứ không thể xuất khẩu và tiêu thụ.

>> Quảng Ninh nỗ lực gỡ “thẻ vàng” EC thuỷ sản

Nguyên nhân không chỉ là đại dịch khiến việc xuất khẩu gặp khó khăn, mà còn là việc nuôi trồng thủy sản rất lộn xộn, không theo quy hoạch, không có sự tính toán khiến mất cân đối nguồn cung - cầu.

Lồng bè trái phép phủ kín mặt nước

Dọc bờ sông Chanh và sông Rút thị xã Quảng Yên là hàng loạt bè nuôi trồng thủy sản (NTTS) không theo quy định. Hiện lòng 2 con sông Chanh, sông Rút gần như bị phủ kín, nhiều vị trí luồng lạch trên sông bị lấn chiếm gây mất an toàn tuyến giao thông thủy của thị xã.

Dọc bờ sông chanh rất nhiều bè nuôi tự phát. Ảnh Việt Hoa

Dọc bờ sông chanh rất nhiều bè nuôi tự phát. Ảnh Việt Hoa

Theo một hộ nuôi trồng tại đây, việc sau tết nguyên đán 2022, các lồng bè nuôi trồng xuất hiện dày đặc ở đây là để tránh độ mặn đang lên cao ở vùng nuôi cũ, tập trung ở khu vực Hoàng Tân, Tân An, có thể gây chết hàu; trong khi sông Chanh, sông Rút có dòng chảy tương đối cao, độ mặn giảm, phù hợp sinh trưởng của con hàu.

Ông Nguyễn Minh Viên, một hộ nuôi hàu cửa sông ở xã Hoàng Tân, cho biết: “Con hàu cửa sông chủ yếu xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc và tiêu dùng nội địa. Thị trường Trung Quốc đang đóng cửa để phòng, chống dịch COVID-19, thắt chặt an ninh đường biên, chống thẩm lậu hàng hóa qua các đường mòn, lối mở. Thị trường nội địa sức tiêu dùng không cao, ngay cả khi mở cửa du lịch trở lại. Bởi vậy nguy cơ không tiêu thụ được 20.000 tấn hàu cửa sông là rất cao, các hộ nuôi có thể phá sản vì hàu cửa sông.

>> Quảng Ninh: Giải pháp nào để phát triển ngành thuỷ sản theo hướng bền vững?

>> Hải Dương: Sắp có liên vùng nuôi thủy sản công nghệ cao gần 300 ha

Đến thời điểm này, các hộ nuôi hàu cửa sông đang bước vào vụ thu hoạch, kéo dài đến hết tháng 6/2022. Sản lượng ước tính trên 20.000 tấn, trong khi đó thị trường tiêu thụ đang gặp khó, dẫn đến nguy cơ ứ, ế. Trước tết nguyên đán 2022, tại Quảng Yên ngư dân cũng gặp khó khi khi tồn đọng hàng trăm tấn cá song do không thể xuất khẩu. Và để giải quyết sự tồn đọng đó vẫn cứ là những cuộc “giải cứu” đến từ các cơ quan, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn.

Tại huyện Vân Đồn, vùng biển được coi là thủ phủ NTTS cũng có thời gian dài không tiến hành giao, cho thuê mặt nước, song nhu cầu NTTS của các hộ dân rất cao, khiến cho không ít hộ bất chấp quy định mà NTTS trái phép. Cuối năm 2020, lực lượng chuyên môn khảo sát thực tế vùng NTTS phục vụ kế hoạch chuyển đổi phao xốp sang phao nổi HDPE theo quy định của tỉnh, cho thấy diện tích NTTS của Vân Đồn hiện hơn 5.000ha đã vượt quá tính toán của địa phương đến năm 2030. Các vùng thả nuôi nhuyễn thể phủ kín khu vực mặt nước trong và ngoài phạm vi 3 hải lý, rất nhiều vị trí bị NTTS phủ kín là luồng lạch giao thông, khiến cho mặt biển Vân Đồn chằng chịt những lồng, bè và phao xốp.

Việc nuôi trồng tự phát, bất chấp quy định mà lại không nắm được nhu cầu, biến động của thị trường đã khiến cho nhiều hộ nuôi trồng ở đây tồn đồng hàng trăm tấn thủy sản các loại, thiệt hại hàng trăm tỷ đồng.

Cần giải pháp bền vững

Theo Sở NN&PTNT, để giao, cho thuê mặt nước đối với tổ chức cá nhân theo đúng quy định và phát triển bền vững thì cần trông vào tiến độ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, trong đó có tích hợp các dữ liệu phát triển NTTS toàn tỉnh, làm “kim chỉ nam” cho các địa phương xây xựng kế hoạch, đề án, dự án phát triển thủy sản trên địa bàn. Quy hoạch này cũng là cơ sở để Bộ TN&MT ban hành đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm (thường gọi là đường triều kiệt) cho Quảng Ninh, lấy đây là cơ sở để phân cấp, phân quyền việc giao, cho thuê mặt nước cho các tổ chức, cá nhân.

Hiện ước tính có hàng trăm tấn hàu tại Quảng Ninh đã đến vụ thu hoạch, tuy nhiên lại không thể tiêu thụ và đứng trước nguy cơ chết hàng loạt. Ảnh Việt Hoa

Hiện ước tính có hàng trăm tấn hàu tại Quảng Ninh đã đến vụ thu hoạch, tuy nhiên lại không thể tiêu thụ và đứng trước nguy cơ chết hàng loạt. Ảnh Việt Hoa

Theo quy định, phạm vi mặt nước 3 hải lý tính từ đường triều kiệt ra biển sẽ do UBND cấp huyện thực hiện giao, cho thuê; phạm vi 3-6 hải lý do UBND tỉnh thực hiện; ngoài 6 hải lý do cấp trung ương quản lý. Hiện chưa có đường triều kiệt, nên chưa phân định rõ về cấp thẩm quyền quản lý, thực hiện giao, cho thuê mặt nước để NTTS cho các tổ chức, cá nhân.

Được biết, dự thảo Quy hoạch đã được tỉnh Quảng Ninh trình Bộ KH&ĐT. Bộ KH&ĐT đang xin ý kiến đóng góp của các bộ, ngành liên quan... Nhằm đảm bảo trật tự và phát triển NTTS, nhất là trong thời điểm chờ Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 được phê duyệt, một trong những đề xuất của các địa phương là giao, cho thuê tạm thời diện tích mặt nước để NTTS, trước mắt là tính hết năm 2022. Đề xuất này đang được ngành Nông nghiệp tỉnh tổng hợp, báo cáo, tham mưu UBND tỉnh xem xét giải quyết.

Đó là giải pháp lâu dài, nhưng trước hết để không còn tình trạng nuôi trồng tự phát, không phải có những cuộc “giải cứu” thủy sản ùn ứ, lực lượng chức năng Quảng Ninh cần tăng cường tuyên truyền giúp cho ngư dân nâng cao kiến thức về pháp luật, nắm được những biến động và nhu cầu thực tế từ thị trường. Cùng với đó là chế tài đủ mạnh, để răn đe những ai cố tình vi phạm.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Quảng Ninh: Cần chế tài đủ mạnh để không phải giải cứu thủy sản tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714402009 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714402009 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10