Quảng Ninh: Cửa khẩu Móng Cái tăng tốc từ những ngày đầu năm

Diendandoanhnghiep.vn Theo thông tin từ Ban Quản lý cửa khẩu Quốc tế Móng Cái, trong ngày đầu tiên của năm mới 2023, đã có hơn 2.000 tấn hàng hóa xuất nhập khẩu qua lối mở cầu phao tạm Km3+4 Hải Yên.

>>> Quảng Ninh: Hình thành chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm OCOP bền vững

Từ các cửa khẩu...

Theo từ Ban Quản lý cửa khẩu Quốc tế Móng Cái, ngày trong những ngày đầu của năm mới 2023, đã có hơn 2.000 tấn hàng hóa xuất nhập khẩu qua lối mở cầu phao tạm Km3+4 Hải Yên. Cụ thể nhất là ngày đầu tiên của năm 2023, lực lượng chức năng tại lối mở cầu phao tạm Km 3+4 Hải Yên đã làm thủ tục xuất nhập cảnh cho 189 phương tiện (trong đó có 41 phương tiện Việt Nam và 148 phương tiện Trung Quốc) chở 1.757 tấn hàng hóa xuất khẩu (gồm 989 tấn nông sản và 768 tấn hàng thủy sản). Đồng thời đã có 83 phương tiện chở 264 tấn hàng hóa nhập khẩu, trong đó có 204 tấn hàng tạp hóa và 60 tấn hàng vải may mặc.

Tại Cửa khẩu cầu Bắc Luân 2, lực lượng chức năng phía Việt Nam và Trung Quốc đã làm thủ tục thông quan hẹn trước cho hàng chục phương tiện xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu này, chủ yếu là mặt hàng nguyên liệu sản xuất và hàng sợi của Tập đoàn Texhong.

Hơn 2.000 tấn hàng hóa XNK qua lối mở Km3+4 Hải Yên trong ngày đầu năm mới

Hơn 2.000 tấn hàng hóa XNK qua lối mở Km3+4 Hải Yên trong ngày đầu năm mới

Trước đó, trong ngày 31/12/2022, tại lối mở cầu phao tạm Km3+4 Hải Yên đã có 187 xe chở 2.108 tấn hàng hóa xuất khẩu và 94 phương tiện chở 298 tấn hàng hóa nhập khẩu. Hàng xuất khẩu chủ yếu là bột sắn, hàng khô, hải sản đông lạnh, hải sản tươi sống, hoa quả; hàng nhập khẩu chủ yếu là vải, các loại hàng tạp.

Để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện, hàng hóa lưu thông, Ban Quản lý Cửa khẩu quốc tế Móng Cái tiếp tục phối hợp với các ngành khối cửa khẩu triển khai thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch, bệnh Covid-19, đảm bảo “vùng xanh an toàn” tại Cửa khẩu cầu Bắc Luân 2 và lối mở cầu phao tạm Km3+4 Hải Yên.

... đến sức mạnh của Khu kinh tế 

Theo Ban Quản lý Khu kinh tế (KKT) Quảng Ninh, KKT cửa khẩu Móng Cái đã thu hút được 110 dự án đầu tư, trong đó có 16 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư 223,94 triệu USD và 94 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư 30.119 tỷ đồng.

Trong các nhà đầu tư lớn trong nước, Vingroup là chủ đầu tư 3 dự án, gồm: Dự án Tổ hợp trung tâm thương mại và nhà ở liền kề tại khu 3, phường Trần Phú đã được hoàn thành; 2 dự án đang triển khai là Dự án Tổ hợp công nghiệp, dịch vụ và logistics phía Nam sông Lục Lầm, phường Hải Hòa và Dự án Khu đô thị hai bên đường dẫn cầu Bắc Luân II, phường Hải Hòa.

Bên cạnh đó, Sun Group đề xuất nghiên cứu đầu tư Khu đô thị kết nối cầu Bắc Luân I và cầu Bắc Luân II. Công ty cổ phần Tập đoàn Bến Thành Holdings Group đang nghiên cứu Dự án Trung tâm Văn hóa thể thao huyện Hải Hà, Dự án Khu giáo dục quốc tế chất lượng cao, Khu du lịch nghỉ dưỡng đa chức năng tại đảo Cái Chiên...

Một số nhà đầu tư khác đang đề xuất thực hiện một số sự án có quy mô lớn như: Dự án Tổ hợp nhà máy sản xuất trang thiết bị y tế (tổng mức đầu tư 2.037 tỷ đồng); Dự án Nhà máy sản xuất công cụ y khoa (tổng mức đầu tư 2.422,5 tỷ đồng)...

Trong ngày đầu năm mới 2023 có hơn 1.750 tấn nông sản, thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc qua lối mở cầu phao tạm Km3+4 Hải Yên

Trong ngày đầu năm mới 2023 có hơn 1.750 tấn nông sản, thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc qua lối mở cầu phao tạm Km3+4 Hải Yên (ảnh báo Quảng Ninh)

Tận dụng ưu thế là trung tâm kinh tế thương mại cửa khẩu, công nghiệp và cảng biển, logistics của Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu quốc tế Tân Đại Dương đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng để thực hiện Dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật dịch vụ thương mại Trạm kiểm soát liên ngành cầu Bắc Luân II, gắn với khu thương mại dịch vụ tại phường Hải Hòa, TP. Móng Cái, theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Theo ông Nguyễn Văn Thành - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu quốc tế Tân Đại Dương cho biết: Chúng tôi đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng của giai đoạn I với các hạng mục như: Khu cách ly, kiểm dịch, xử lý y tế; Khu vực kiểm tra, giám sát đối với phương tiện xuất nhập cảnh; Khu vực kho giữ hàng; Bãi đỗ xe cá nhân cho khách vào làm thủ tục xuất nhập cảnh... Giai đoạn II sẽ đầu tư các công trình hạ tầng dịch vụ, thương mại theo phương thức PPP. Toàn bộ Dự án sẽ hoàn thành trong năm 2026. Đây cũng là dự án đón đầu định hướng thành lập Khu hợp tác kinh tế qua biên giới Móng Cái (Việt Nam) - Đông Hưng (Trung Quốc) của tỉnh Quảng Ninh

Dự án trên được lãnh đạo TP. Móng Cái đánh giá là sẽ góp phần nâng cao năng lực kiểm tra, kiểm soát, công suất xuất nhập cảnh và xuất nhập khẩu hàng hóa và phát triển du lịch, đảm bảo duy trì trật tự ổn định an ninh quốc phòng và kinh tế, khẳng định vị thế của một thành phố cửa khẩu quốc tế quan trọng của Quảng Ninh tại khu vực Trạm kiểm soát liên ngành cầu Bắc Luân II. Tỉnh đang đề nghị các cơ quan Trung ương có thẩm quyền xem xét, thông qua Đề án thành lập Khu hợp tác kinh tế qua biên giới Móng Cái (Việt Nam) - Đông Hưng (Trung Quốc) của tỉnh Quảng Ninh để mở ra cơ hội phát triển mới cho Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái theo đúng như kỳ vọng là một trong hai mũi đột phá của tỉnh Quảng Ninh.

Sẵn sàng tăng tốc

Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020-2025 và Quyết định số 368/QĐ-TTg phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái đến năm 2040 của Thủ tướng Chính phủ, định hướng phát triển công nghiệp của Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái là theo hướng ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ logictics gắn với cửa khẩu quốc tế, cảng biển và đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái.

Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái đã thu hút được 110 dự án đầu tư, trong đó có 16 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư 223,94 triệu USD và 94 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư 30.119 tỷ đồng.

Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái đã thu hút được 110 dự án đầu tư, trong đó có 16 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư 223,94 triệu USD và 94 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư 30.119 tỷ đồng.

Trong tương lai, sẽ bố trí 7.000 - 7.500 ha đất công nghiệp gắn với Khu công nghiệp cảng biển Hải Hà, Khu công nghiệp Hải Yên mở rộng, Khu công nghiệp và dịch vụ logictics Vạn Ninh, Khu công nghiệp cộng nghệ cao Hải Hà mở rộng. Hình thành một số cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất chế biến sản phẩm nông, thủy hải sản tại địa phương và hỗ trợ nghề cá và các dịch vụ khác. Những khu vực phát triển công nghiệp được bố trí các khu vực dự trữ mở rộng kế cận để đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai.

Hiện nay, tại Khu công nghiệp Hải Yên quy mô 182,4 ha do Tổng công ty Viglacera - CTCP làm chủ đầu tư hạ tầng, đã thu hút được 6 nhà đầu tư thứ cấp. Khu công nghiệp Texhong Hải Hà (giai đoạn I) do Công ty TNHH Khu công nghiệp Texhong Việt Nam làm chủ đầu tư có quy mô 660 ha, đã thu hút được 19 dự án đầu tư thứ cấp, với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 1,5 tỷ USD, trong đó 11 dự án của Tập đoàn Texhong đầu tư.

Mục tiêu của Tập đoàn Texhong là xây dựng Khu công nghiệp Texhong Hải Hà trở thành khu công nghiệp chuyên ngành về dệt may theo hướng khép kín từ khâu nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm, đảm bảo yêu cầu cao nhất về an toàn cho môi trường, để được hưởng các ưu đãi về thuế quan theo cam kết tại các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia.

“Chúng tôi đã thu hút được các nhà đầu tư thứ cấp là đơn vị gia công, sản xuất cho thương hiệu thời trang lớn trên thế giới như Uniqlo (Nhật Bản). Trong tương lai, với sự hợp tác với Hiệp hội Dệt may Việt Nam, chúng tôi sẽ xây dựng kênh phân phối ngay trong nước để sản phẩm sản xuất ra sẽ được bán ngay tại thị trường nội địa”, ông Wu Xian Hong, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Khu công nghiệp Texhong Việt Nam cho biết.

Bốc xếp hàng hóa tại bãi kiểm hóa lối mở cầu phao tạm Km3+4 Hải Yên trong ngày 1/1/2023 (báo Quảng Ninh)

Bốc xếp hàng hóa tại bãi kiểm hóa lối mở cầu phao tạm Km3+4 Hải Yên trong ngày 1/1/2023 (báo Quảng Ninh)

Với việc thu hút được nguồn lực đầu tư nhờ những ưu thế lớn của Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, TP. Móng Cái, huyện Hải Hà đã đạt được sự tăng trưởng tốt về kinh tế - xã hội. Riêng TP. Móng Cái, trong 5 năm 2015-2020, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt bình quân 15,02%/năm; tổng thu ngân sách 5 năm đạt khoảng 10.533 tỷ đồng, trong đó thu nội địa đạt 5.372,6 tỷ đồng, bình quân 14,2%/năm; GRDP bình quân đầu người là 5.051 USD/người/năm.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Quảng Ninh: Cửa khẩu Móng Cái tăng tốc từ những ngày đầu năm tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713545649 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713545649 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10