Quảng Ninh: Gắn xây dựng nông thôn mới với phát triển du lịch

Diendandoanhnghiep.vn Khai thác hiệu quả lợi thế về cảnh quan thiên nhiên cùng những thành quả từ xây dựng nông thôn mới đã và đang mở ra cơ hội để Quảng Ninh phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn.

>>> Quảng Ninh: Giao thông nối liên kết vùng

>>> Quảng Ninh: Tăng sức bật cho ngành du lịch

Đầu tư xây dựng nông thôn mới

Trong "Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 8/2022 đã chỉ rõ, phát triển du lịch nông thôn là một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, trên cơ sở thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông thôn, góp phần hỗ trợ các địa phương thực hiện hiệu quả, bền vững các tiêu chí nông thôn mới.

Du khách về tham quan, trải nghiệm tại Am Váp Farm, xã Kỳ Thượng, TP Hạ Long

Du khách về tham quan, trải nghiệm tại Am Váp Farm, xã Kỳ Thượng, TP Hạ Long

Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới là một trong những giải pháp quan trọng được tỉnh đặt ra trong chương trình xây dựng nông thôn mới đến năm 2025. Theo đó, tỉnh tập trung thực hiện 5 nhiệm vụ và 6 giải pháp phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời tập trung 8 nhóm giải pháp chính theo Đề án “Phát triển du lịch cộng đồng bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025". Trong đó, chú trọng các giải pháp về cơ chế chính sách, đầu tư phát triển du lịch cộng đồng, xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng, phát triển nguồn lực du lịch cộng đồng, xúc tiến quảng bá, bảo vệ môi trường du lịch.

Tuy nhiên, các mô hình du lịch nông thôn tại Quảng Ninh còn khá manh mún, tự phát và chưa có nhiều sản phẩm hấp dẫn du khách, đặc biệt là khách quốc tế. Một số mô hình du lịch nông nghiệp của tỉnh mới chỉ đáp ứng được nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, trải nghiệm của du khách ở mức đơn giản, chưa có nhiều dịch vụ hấp dẫn. Ngoài ra, người dân và doanh nghiệp lữ hành, chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nhà nước... chưa có sự liên kết chặn chẽ để tạo ra và phát triển các sản phẩm du lịch một cách bài bản, chất lượng.

Theo ông Phạm Ngọc Thủy, Giám đốc Sở Du lịch Quảng Ninh cho biết, thời gian tới, đơn vị chỉ đạo các địa phương xác định xu hướng phát triển du lịch nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm; rộng các loại hình trang trại thiên nhiên, trang trại hữu cơ, trang trại chuyên đề, vùng nông nghiệp canh nông; chú trọng phát triển nền nông nghiệp xanh, hạn chế sử dụng hóa chất, khôi phục sản phẩm truyền thống, đặc sản địa phương; nhân...

Cùng với đó, chính quyền địa phương cần có sự quan tâm hơn nữa đối với lĩnh vực này thông qua các cơ chế, chính sách, như: xây dựng chương trình phát triển du lịch canh nông gắn với xây dựng nền nông nghiệp bền vững và nông thôn mới; đầu tư thích đáng cho kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch canh nông như đường, điện, nước sạch; hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực...

Du khách tham quan, ngắm cảnh ở vườn cam thuộc xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn (Ảnh: Báo Quảng Ninh)

Du khách tham quan, ngắm cảnh ở vườn cam thuộc xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn (Ảnh: Báo Quảng Ninh) 

Được biết, hiện tỉnh Quảng Ninh đã đầu tư nhiều nguồn lực cho chương trình xây dựng nông thôn mới với nhiều chính sách về hỗ trợ đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật nông thôn, hỗ trợ lãi suất đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp, phát triển ngành nghề, đổi mới hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn...

>>> Phát triển du lịch cộng đồng Quảng Ninh (Kỳ III): Cần giải pháp bền vững

Đến nay, toàn tỉnh Quảng Ninh có 98/98 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 44 xã đạt nông thôn mới nâng cao và 22 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu. Toàn tỉnh đã có 9/13 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới. Như vậy, toàn tỉnh Quảng Ninh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới ngay trong năm 2022. Điều này đã tạo sự chuyển biến về bộ mặt nông thôn khang trang, hiện đại, mở đường cho du lịch địa phương phát triển.

Tạo đường băng cho du lịch phát triển

Với vị trí địa lý và địa hình đa dạng, phong phú, mang nét đặc trưng của vùng đồng bằng, trung du, miền núi và vùng biển với nhiều hình thái khí hậu khác nhau, Quảng Ninh được xem là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Thời gian qua, sự đầu tư về hạ tầng cơ sở, đường, điện, giao thông nông thôn đã tạo nên một sự thông thương thuận lợi giữa các vùng, tạo nên sự kết nối các điểm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.

Bên cạnh đó, sự hình thành và phát triển của các làng nghề, các sản phẩm nông nghiệp đặc sản vùng miền, sản phẩm OCOP vừa mang đậm tính truyền thống, vừa có sức cạnh tranh trên thị trường đang thực hiện tốt vai trò là sản phẩm phục vụ cho du lịch.

Du khách về trải nghiệm chợ phiên văn hóa vùng cao Hà Lâu, huyện Tiên Yên (Ảnh: Báo Quảng Ninh)

Du khách về trải nghiệm chợ phiên văn hóa vùng cao Hà Lâu, huyện Tiên Yên (Ảnh: Báo Quảng Ninh)

Theo các chuyên gia, việc khai thác những thành quả từ xây dựng nông thôn mới đã giúp cho nhiều nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn một cách hiệu quả.

Như tại xã Hà Lâu, địa phương một thời từng là xã nghèo của huyện Tiên Yên. Từ chương trình xây dựng nông thôn mới, đến nay, Hà Lâu đã trở thành một điểm đến du lịch khá thú vị. Tại các thôn bản Bắc Lù, Co Mười - Khe Liềng, một thời giao thông khó khăn, người dân phải chống mảng qua sông, ấy vậy mà nay chuyện chống mảng trên sông hay đi trên cầu treo lắc lẻo lại được xã khai thác thành sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách.

Còn tại huyện Bình Liêu, tuy có xuất phát điểm, điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hơn nhiều địa phương trong tỉnh khi thực hiện xây dựng nông thôn mới song Bình Liêu luôn nổi bật trong số các huyện vùng cao biên giới của tỉnh Quảng Ninh về huy động các nguồn lực trong và ngoài ngân sách, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng làm đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên toàn huyện.

Đặc biệt, Bình Liêu còn được biết đến là địa phương thực hiện công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới, phát triển các mô hình hợp tác xã nông nghiệp gắn với du lịch, từ đó, tạo thêm hướng phát triển mới, đa dạng cho du lịch Bình Liêu. Đến nay, hệ thống giao thông kết nối đến các tuyến, điểm du lịch đã được hoàn thành đồng bộ, các công trình văn hóa, di tích lịch sử được nâng cấp, trùng tu... tạo động lực quan trọng cho du lịch Bình Liêu phát triển. Người dân địa phương lại có thêm nguồn thu mới, xóa nghèo làm giàu ngay trên đất rừng từng khuất nẻo.

Theo bà Nguyễn Thị Tuyết Hạnh – Bí thư huyện uỷ Bình Liêu cho biết, việc đẩy mạnh thực hiện các tiêu chí văn hóa trong xây dựng nông thôn mới được địa phương triển khai tích cực, hiệu quả. Qua đó, góp phần phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trở thành những sản phẩm, dấu ấn du lịch độc đáo thu hút du khách bốn phương.

Còn theo ông Nguyễn Trung Kiên - thành viên nhóm khởi nghiệp mô hình du lịch cộng đồng Am Váp Farm tại xã Kỳ Thượng (TP Hạ Long) cho biết, dù là hướng đi mới, nhưng mô hình phát triển du lịch cộng đồng như thế này mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Mô hình đã khai thác được lợi thế, đồng thời quảng bá, giới thiệu, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương. Đặc biệt, mô hình đã thúc đẩy kinh tế tại cộng đồng dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng nông thôn mới.

 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Quảng Ninh: Gắn xây dựng nông thôn mới với phát triển du lịch tại chuyên mục Du lịch của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713582657 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713582657 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10