Quảng Ninh: Nỗ lực bảo vệ môi trường biển

Diendandoanhnghiep.vn Quảng Ninh hiện có hơn 250km bờ biển, rộng trên 6.000 km2 mặt biển, thời gian qua, tỉnh đã chú trọng trong chỉ đạo, thực hiện công tác bảo vệ môi trường biển.

>>> Quảng Ninh: Thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp

Từ việc chuyển đổi phao xốp sang phao HDPE... 

Là địa bàn hải đảo, đồi núi đa dạng, trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Vân Đồn đã luôn sát sao trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác bảo vệ môi trường biển, đặc biệt là chuyển đổi phao xốp sang phao HDPE thân thiện với môi trường. Nghị quyết 10-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh ra đời đã tạo thêm cơ sở pháp lý để Vân Đồn làm tốt hơn nhiệm vụ quan trọng này.

Theo lãnh đạo UBND huyện Vân Đồn cho biết: Huyện có tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên 4.200ha, khoảng 2,7 triệu quả phao xốp đã được người dân Vân Đồn sử dụng để NTTS trên diện tích 1.900ha. NTTS từ lâu đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.

Để thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 26/9/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh, huyện Vân Đồn xác định tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 10/8/2021 của BTV Tỉnh uỷ về tăng cường công tác quản lý và phát triển bền vững NTTS trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 31/2020/QĐ-UBND ngày 31/8/2020 của UBND tỉnh ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương về vật liệu sử dụng làm phao nổi trong NTTS lợ, mặn tại Quảng Ninh. Đây được xác định là chủ trương, định hướng quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững ngành NTTS của địa phương.

Khu vực nhà bè nuôi trồng thuỷ sản của xã Thắng Lợi đã được thay thế phao nhựa đạt chuẩn (ảnh báo Quảng Ninh)

Khu vực nhà bè nuôi trồng thuỷ sản của xã Thắng Lợi đã được thay thế phao nhựa đạt chuẩn (ảnh báo Quảng Ninh)

Với chủ trương quyết tâm hoàn thành việc chuyển đổi phao xốp sang vật liệu nổi theo quy chuẩn đối với toàn bộ các tổ chức, cá nhân đang NTTS trên địa bàn huyện xong trong năm 2022, cấp ủy, chính quyền các cấp, các cơ quan, tổ chức và nhân dân đã tích cực triển khai thực hiện, đến nay đã có chuyển biến tích cực. Công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm được tăng cường, các trường hợp nuôi trồng vi phạm luồng tuyến giao thông thủy được xử lý.

Theo ông Trương Mạnh Hùng - Bí thư Huyện ủy khẳng định: Công tác chỉ đạo, lãnh đạo, quản lý đối với việc chuyển đổi sử dụng vật liệu nổi theo quy chuẩn trong NTTS là một trong các nhiệm vụ chính trị trọng tâm năm 2022. Chúng tôi đã yêu cầu cấp ủy, chính quyền cấp huyện, cấp xã, các cơ quan, đơn vị tiếp tục bám sát các nội dung trong Nghị quyết đã đề ra. Từ đó, triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp bằng các kế hoạch hành động cụ thể, chi tiết, rõ người, rõ việc, rõ kết quả, rõ thời gian gắn với xác định rõ vai trò, trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, lập biểu theo dõi tiến độ thực hiện và báo cáo thường xuyên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên trực tiếp vi phạm hoặc có hành vi bao che cho người thân, gia đình hoặc để xảy ra tình trạng tiếp tục vi phạm trong NTTS, đặc biệt là xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tình trạng lấn chiếm luồng lạch và phát sinh khu vực NTTS trái phép mới trên địa bàn.

Tính đến ngày 4/12/2022, trên địa bàn huyện đã chuyển đổi, di dời, cắt giảm được gần 4.067.000 phao, đạt 89,8% tổng số phao xốp còn phải chuyển đổi. Trong đó số phao chuyển đổi thay mới là gần 940.000 phao. Số lượng phao xốp còn lại phải chuyển đổi và cắt giảm là gần 1.044.000 phao. Từ nay đến ngày 31/12/2022, toàn huyện kiên quyết ra quân cắt bỏ và vận động người dân thay thế được 80% số phao xốp trên địa bàn theo mục tiêu đã đề ra.

Ông Vũ Đức Hưởng, Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Vân Đồn, nhắc nhở người nuôi trồng thuỷ sản khẩn trương hoàn thành việc thay thế phao xốp bằng phao nhựa đạt chuẩn (ảnh báo Quảng Ninh)

Ông Vũ Đức Hưởng, Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Vân Đồn, nhắc nhở người nuôi trồng thuỷ sản khẩn trương hoàn thành việc thay thế phao xốp bằng phao nhựa đạt chuẩn (ảnh báo Quảng Ninh)

Có thể thấy, cả hệ thống chính trị của Quảng Ninh đã vào cuộc mạnh mẽ, từ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đến việc tổ chức thực hiện, giám sát. Mặc dù chỉ còn ít ngày nữa là kết thúc năm 2022, để hoàn thành chỉ tiêu về việc thay thế vật liệu nổi trong NTTS theo như chỉ tiêu tỉnh giao và Nghị quyết số 03-NQ/HU của Huyện ủy Vân Đồn ngày 9/4/2021 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc chuyển đổi sử dụng vật liệu nổi trong hoạt động NTTS theo Quy chuẩn địa phương trên địa bàn huyện là không hề dễ dàng.

Tuy nhiên, với những kết quả đạt được đã cho thấy sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự chuyển biến tích cực của nhân dân trong nỗ lực bảo vệ môi trường biển, vì sự phát triển bền vững.

...đến nhiều giải pháp làm sạch môi trường

Quần đảo Cô Tô nằm giữa biển, do vậy hàng ngày đều có nguồn rác thải rất lớn từ ngoài khơi dạt vào các bãi. Mặt khác, hàng năm Cô Tô đón lượng khách du lịch rất đông, kèm theo lượng rác thải lớn của du khách thải ra rất nhiều chai, túi nhựa…

Theo lãnh đạo UBND huyện Cô Tô: Để làm sạch môi trường biển Đoàn thanh niên huyện Cô Tô đã tổ chức nhiều buổi tuyên truyền và phát túi thân thiện môi trường miễn phí từ bến cảng Vân Đồn cho du khách trước khi ra đảo, đã được các du khách nhiệt tình ủng hộ. Sau buổi tuyên truyền và đổi túi nhựa sang túi thân thiện môi trường miễn phí, các đoàn viên thanh niên đã thu về được vài chục kg túi nilon, góp phần ngăn chặn đưa túi nhựa lên đảo.

Cuối tháng 11 vừa qua, Hội LHPN thị trấn Cô Tô cũng triển khai mô hình phân loại, xử lý rác thải tại các hộ gia đình thành phân hữu cơ, nhằm giúp người dân hình thành thói quen phân loại, tái chế rác ngay tại nhà. Trước mắt, 10 hộ đăng ký tham gia mô hình điểm, mỗi hộ được hỗ trợ miễn phí 1 nắp nhựa để đậy hố xử lý và chế phẩm men vi sinh. Hàng tuần, các hộ tham gia mô hình được hướng dẫn về ủ phân hữu cơ thông qua lớp đào tạo trực tuyến trên mạng Internet.

Các trường học trên địa bàn cũng đã tích cực vào cuộc, ở khối mầm non tại các giờ học kỹ năng sống, các bé được các cô giáo giới thiệu màu sắc các thùng rác, để các em phân biệt được thùng rác nào đựng loại rác gì, giúp các em biết phân loại rác ngay từ khi còn nhỏ. Các trường cũng thông báo đến các phụ huynh không đựng đồ bằng túi nilon cho con khi đến trường.

Các trường tiểu học trên địa bàn huyện thì xây dựng mô hình “Con đường em chăm” thu hút đông đảo thầy cô giáo các trường tham gia, qua đó các trường cũng đã tổ chức nhiều buổi dọn vệ sinh môi trường làm sạch, chăm sóc đường làng, ngõ xóm, bãi biển. Các em đã hăng hái nhặt rác thải nhựa, lá cây, cành cây khô trên các con đường thôn, khu giúp môi trường thêm sạch đẹp, thu gom rác thải đại dương tại các bãi biển, sau đó rác thải được phân loại đưa về nơi tập kết rác theo đúng quy định.

Theo ông Nguyễn Mạnh Tiến – Chủ doanh nghiệp dịch vụ du lịch chuyên tuyến Cô Tô cho biết: Những người làm kinh doanh dịch vụ du lịch cũng vào cuộc tích cực như: Tổ chức các tour du lịch nhặt rác ở các bãi biển cho khoảng 10 khách/tour, được đông đảo du khách đăng ký tham gia để có trải nghiệm. Du khách sẽ được thuê nguyên một chiếc ca nô để ra khơi với hướng dẫn viên thông thạo nghề biển và địa hình Cô Tô, đưa du khách đến những hòn đảo lân cận như đảo Cô Tô Con, hòn Dê, hòn Chép Con, kết hợp câu cá, câu mực và tắm lặn biển. Nhiều khách rất thích thú với việc dọn bãi biển, vì ngay cả rác cũng có đặc thù riêng như lưới đánh cá, bóng đèn câu mực, rong rêu biển và các vỏ ốc, vỏ sò. Nhiều du khách thích thú mang cả “rác” về để chế biến thành các vật dụng trang trí bắt mắt và họ tỏ ra rất thích với sản phẩm này.

Du khách tham gia nhặt rác tại bãi biển Hồng Vàn, xã Đồng Tiến, huyện Cô Tô (ảnh báo Quảng Ninh)

Du khách tham gia nhặt rác tại bãi biển Hồng Vàn, xã Đồng Tiến, huyện Cô Tô (ảnh báo Quảng Ninh)

Theo ông Đoàn Văn Thành - Giám đốc Khu nghỉ dưỡng Thủy Hoàng, chủ của mô hình nhà nghỉ container này thì anh có 12 phòng nghỉ container luôn có khách đặt trước. Những thùng container khi được loại ra trong môi trường tự nhiên trở thành đồ phế thải lớn và rất khó xử lý, nhưng khi được đưa vào áp dụng mô hình nhà nghỉ, nhiều du khách lại thích vì mang đến cho họ một không gian khác biệt.

Như vậy bằng rất nhiều cách, Cô Tô đã hạn chế thấp nhất nguồn rác hàng ngày được thải ra môi trường. Đây cũng là những giải pháp tích cực để Quảng Ninh thực hiện thắng lợi Nghị quyết 10-NQ/TU ngày 26/9/2022 của BCH Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh nguồn nước giai đoạn 2022-2030.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Quảng Ninh: Nỗ lực bảo vệ môi trường biển tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713537687 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713537687 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10