Quảng Ninh: Gỡ nút thắt nơi vùng biên để dẫn đầu CDCI ngành Hải quan

Diendandoanhnghiep.vn Với bước đột phá mạnh mẽ của nơi cửa khẩu vùng biên, Hải Quan Móng Cái đã gỡ khó được rất nhiều “điểm nghẽn” cho các doanh nghiệp nhập khẩu hàng máy móc, thiết bị mỏ, ô tô tải, sơ mi rơ mooc.

>>> Quảng Ninh: Thúc đẩy công nghiệp chế biến, chế tạo thành ngành kinh tế quan trọng

>>> Hải quan Quảng Ninh: Tháo gỡ khó khăn đẩy nhanh thủ tục thông quan hàng hóa

Gỡ nút thắt…

Nhờ những điểm nhấn “nút thắt” đã được gỡ cho các doanh nghiệp mà Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái đã được dẫn đầu chỉ số CDCI ngành Hải quan tỉnh Quảng Ninh. Có thể nói, năm 2021 Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái trong đã có những bứt phá vượt bậc, khi tăng 4 bậc từ thứ hạng số 5 lên vị trí thứ nhất, khẳng định vai trò của mình trong các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn. Đây cũng là lần thứ 3 đơn vị này đạt vị trí dẫn đầu trong các Chi cục trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh trong vòng 5 năm triển khai CDCI từ năm 2017 đến nay.

Với điểm số 92,46, Hải quan Móng Cái đã bứt phá thành công lên vị trí quán quân CDCI 2021

Với điểm số 92,46, Hải quan Móng Cái đã bứt phá thành công lên vị trí quán quân CDCI 2021

Báo cáo CDCI 2021 ghi nhận có 284 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã từng làm việc, thực hiện thủ tục hải quan, thủ tục hành chính tham gia trả lời phiếu khảo sát CDCI cho thấy mức độ quan tâm cao của cộng đồng doanh nghiệp đối với nỗ lực và kết quả cải thiện chất lượng dịch vụ của Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái. Kết quả thể hiện ở vị trị dẫn đầu trong 6 Chi cục ở 4 chỉ số thành phần (Tính minh bạch và tiếp cận thông tin ; Hiệu quả thực thi quy định pháp luật và thiết chế pháp lý ; Chất lượng và hiệu quả thủ tục hải quan, dịch vụ công và tính năng động, trách nhiệm giải trình của lãnh đạo) và vị trí thứ hai đối với 4 chỉ số thành phần còn lại (Chi phí thời gian thực hiện thủ tục hải quan, thủ tục hành chính ; Đối xử công bằng ; Hỗ trợ doanh nghiệp và Chi phí không chính thức).

Bà Phùng Thị Phương Thảo, Giám đốc Công ty TNHH Logistics PT (TP Móng Cái), chia sẻ: Năm 2021, cộng đồng doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã trải qua một năm đặc biệt khó khăn, khi có tới 91% số doanh nghiệp phải chịu tác động rất tiêu cực do đại dịch COVID-19 gây ra. Trong bối cảnh đó, chúng tôi và những doanh nghiệp làm thủ tục thông quan qua qua cừa khẩu Móng Cái đều cảm nhận được sự đồng hành và chia sẻ khó khăn rất chủ động từ phía đơn vị. Đầu tiên là các các bộ hải quan nơi đây đã gặp gỡ, đối thoại để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của doanh nghiệp. Tiếp đó là lãnh đạo đơn vị cũng chỉ đạo rất quyết liệt các đội nghiệp vụ để luôn ưu tiên tạo thuận lợi tối đa, nhanh chóng nhất trong khâu tiếp nhận thủ tục hải quan đối với hàng hóa, từ chuẩn bị hồ sơ đến hỗ trợ xác định mã số, thuế suất hàng hóa, giúp doanh nghiệp mở tờ khai và nộp thuế thuận lợi, nhanh chóng và bố trí phân công cán bộ tinh thông nghiệp vụ để hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp theo ngành hàng. 

Theo ông Phạm Quốc Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái, cho biết: Năm 2022, đơn vị sẽ tiếp tục kiên trì, sáng tạo, luôn theo dõi, bám sát tình hình thực tế, nâng cao khả năng dự báo, phát hiện những diễn biến mới, những vấn đề lớn, quan trọng phát sinh để kịp thời đề ra chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp cho phù hợp với tình hình thực tế. Công tác đồng hành cùng doanh nghiệp sẽ được chú trọng hàng đầu để giải quyết dứt điểm những tồn tại, vướng mắc, ách tắc, tạo đột phá, từ đó giữ chân doanh nghiệp cũ, thu hút doanh nghiệp mới.

Được biết, năm 2021 Hải quan Móng Cái khi đã gỡ khó được rất nhiều "điểm nghẽn" cho các doanh nghiệp nhập khẩu hàng máy móc, thiết bị mỏ, ô tô tải, sơ mi rơ mooc. Thông qua trao đổi và làm việc với nhóm các doanh nghiệp này, đơn vị này đã nhận thấy một loạt những bất cập cần có hướng khắc phục ngay như: Chi phí vận tải, bốc xếp tại Móng Cái cao hơn Lạng Sơn; chi phí vận chuyển nội địa từ cửa khẩu về kho doanh nghiệp nhiều hơn do quãng đường vận chuyển xa; thiếu lái xe trung chuyển, hiện chỉ có khoảng 200 lái xe trung chuyển Việt Nam trong khi nhu cầu hiện tại phải cần đến 400 lái xe.

Năm 2021 Hải Quan Móng Cái đã gỡ khó được rất nhiều “điểm nghẽn” cho các doanh nghiệp nhập khẩu hàng máy móc, thiết bị mỏ, ô tô tải, sơ mi rơ mooc.

Năm 2021 Hải Quan Móng Cái đã gỡ khó được rất nhiều “điểm nghẽn” cho các doanh nghiệp nhập khẩu hàng máy móc, thiết bị mỏ, ô tô tải, sơ mi rơ mooc.

>>> Quảng Ninh: Nỗ lực “đẩy hàng, ngăn dịch” tại các cửa khẩu

Đột phá …từ niềm tin

Để giải quyết các bài toán trên, lãnh đạo Chi cục đã kiên trì vận động các doanh nghiệp bằng những cam kết cụ thể, từ khâu mở tờ khai đến khâu thông quan để hàng hóa của doanh nghiệp được thông quan một cách nhanh chóng nhất, giải quyết đến cùng các điểm nghẽn nói trên, đảm bảo tổng chi phí từ cửa khẩu Móng Cái về kho doanh nghiệp tương đồng với Lạng Sơn. Ngoài ra, đơn vị đã tranh thủ sự chỉ đạo của Cục Hải quan tỉnh, sự ủng hộ vào cuộc của TP Móng Cái để tham mưu tổ chức thành công cuộc họp bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhập khẩu ô tô, máy móc thiết bị.

Tính đến hết ngày 15/12, tổng số tờ khai của Chi cục đạt gần 49.000 (tăng 19% so với cùng kỳ 2020), kim ngạch XNK đạt trên 3,72 tỷ USD (tăng 39% so với cùng kỳ 2020), thu NSNN đạt 1.185 tỷ đồng (tăng 6,4% so với cùng kỳ năm 2020).

Tính đến hết ngày 15/12, tổng số tờ khai của Chi cục đạt gần 49.000 (tăng 19% so với cùng kỳ 2020), kim ngạch XNK đạt trên 3,72 tỷ USD (tăng 39% so với cùng kỳ 2020), thu NSNN đạt 1.185 tỷ đồng (tăng 6,4% so với cùng kỳ năm 2020).

Cụ thể là làm việc với Cục Thương vụ Đông Hưng (Trung Quốc) hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh vận tải giải quyết nhanh thủ tục cấp phép cho các phương tiện vận tải Trung Quốc qua cầu Bắc Luân II sang địa điểm kiểm tra tập trung của Công ty CP quốc tế Tân Đại Dương và phương tiện vận tải Việt Nam qua cầu Bắc Luân II sang Trung Quốc... Qua đó, việc giao nhận hàng hóa nhập khẩu đảm bảo thông quan nhanh chóng, hạn chế việc lưu xe làm tăng chi phí phát sinh cho doanh nghiệp. Chi cục cũng làm việc trực tiếp với từng ngành chức năng liên quan (Biên phòng, Cảnh sát giao thông, Y tế, Trạm quá cảnh, Ban quản lý cửa khẩu Móng Cái...) để tạo sự đồng thuận, thống nhất chủ trương, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp nhập khẩu và ưu tiên về chi phí bốc xếp hàng hóa, chi phí xe ra, vào bãi đối với một số doanh nghiệp thuộc diện thu hút theo danh sách do Chi cục đề xuất.

CDCI là sáng kiến của Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh, nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của tỉnh.

Năm 2021 là năm thứ 5 Cục Hải quan tỉnh triển khai bộ chỉ số CDCI với 1.000 doanh nghiệp tham gia đánh giá, khảo sát, gồm 540 doanh nghiệp trong tỉnh, 460 doanh nghiệp ngoài tỉnh, theo hình thức trực tuyến và khảo sát qua email.
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Quảng Ninh: Gỡ nút thắt nơi vùng biên để dẫn đầu CDCI ngành Hải quan tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713871060 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713871060 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10