Hàng trăm con tàu du lịch đang phải hoạt động cầm chừng, thậm chí, không có doanh thu do buộc phải tạm dừng hoạt động vì đại dịch COVID-19.
Dịch COVID-19 liên tiếp trở lại khiến 504 con tàu hoạt động dịch vụ đưa khách tham quan vịnh Hạ Long chỉ chạy được vài chuyến rồi nằm bờ, để lại món nợ ngân hàng, khiến những ông chủ tàu đai gia một thời, nay trở thành những đối tượng "nợ xấu" đó là chia sẻ của ông Đào Mạnh Lượng - Chi hội trưởng Chi hội Tàu du lịch Hạ Long tại hội nghị tháo gỡ khó khăn của các doanh nghiệp kinh doanh tàu du lịch có liên quan tới lĩnh vực ngân hàng, bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Trước đó, cuối tháng 5 Chi hội Tàu du lịch Hạ Long – Quảng Ninh đã có đơn kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ. Theo đơn trình bày, trong những năm trước năm 2020, Chi hội đã đạt được những kết quả vượt bậc và vô cùng tốt đẹp, góp phần vào thành quả của ngành du lịch Quảng Ninh cũng như cả nước. Đồng thời giải quyết công ăn việc làm và tạo thu nhập ổn định cho trên 5.000 người lao động.
Tuy nhiên dịch COVID-19 xảy ra từ hơn 1 năm nay đã đem đến rất nhiều khó khăn và hệ lụy cho toàn thể các chủ tàu và người lao động của Chi hội tàu du lịch Hạ Long.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Quảng Ninh, tính đến ngày 31/5, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đã cho 240 doanh nghiệp, hộ kinh doanh tàu du lịch tham quan, lưu trú trên vịnh Hạ Long vay tổng dư nợ 1.876 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 là 1.670 tỷ đồng. Toàn tỉnh hiện có trên 500 tàu du lịch trên vịnh Hạ Long. Do dịch bệnh, các tàu một thời gian dài không có khách, phải hoạt động cầm chừng; thậm chí, không có doanh thu do buộc phải tạm dừng hoạt động để phòng chống dịch.
Chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp ông Nguyễn Văn Phượng, Phó Chi hội tàu du lịch Hạ Long cho biết: “Hạ Long hiện có hơn 500 tàu du lịch nhưng giờ đây đều phải chịu cảnh neo đậu im lìm tại bến mà chưa biết ngày nào mới có thể hoạt động đón khách trở lại”. Mặc dù đã có nhiều tháo gỡ cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp hoạt động du lịch nhưng dịch bệnh kéo dài khiến các doanh nghiệp này rơi vào tình trạng kiệt quệ, không có nguồn thu để trả các khoản nợ ngân hàng, thuế, bảo hiểm, duy tu bảo dưỡng và tái khởi động lại hoạt động du lịch.
Ông Nguyễn Văn Phượng – Chi hội phó Chi hội tàu du lịch vịnh Hạ Long cho biết, hiện tại tổng số tàu hoạt động dịch vụ đưa khách tham quan vịnh Hạ Long là 504 tàu. Trong đó, hơn 300 tàu phục vụ khách theo giờ, số còn lại là tàu du lịch nghỉ đêm trên vịnh.Tàu phục vụ khách theo giờ, trị giá đầu tư cũng từ 5-10 tỷ đồng.
Mỗi con tàu nghỉ đêm hạng sang có giá đầu tư trên dưới 100 tỷ đồng, tàu rẻ nhất cũng có giá từ 20-30 tỷ đồng. Những con tàu này trước đây hầu hết chỉ phục vụ khách nước ngoài. Nhưng kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát từ đầu năm 2020, chủ tàu phải chấp nhận hạ giá vé để phục vụ khách trong nước, tuy nhiên cũng chỉ hoạt động trong thời gian rất ngắn, gián đoạn, số lượng khách nhỏ lẻ.
Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức hội nghị tháo gỡ khó khăn đối với các hộ kinh doanh tàu du lịch trên vịnh Hạ Long. Dự hội nghị có hơn 90 doanh nghiệp, hộ kinh doanh tàu du lịch cùng đại diện Sở Du lịch, Hiệp hội Du lịch, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh và các tổ chức liên quan. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tàu du lịch gửi kiến nghị đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Ninh, các sở, ngành. Các kiến nghị tập trung vào những vấn đề liên quan đến chính sách cơ cấu lại khoản vay; kéo dài thời gian hỗ trợ giãn, hoãn các khoản nợ gốc và lãi đối với các dự án vay đóng tàu du lịch; ban hành chính sách hỗ trợ cho vay vốn lưu động để phục hồi hoạt động...
Tuy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Quảng Ninh đã tổ chức đối thoại, chia sẻ, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh tàu du lịch với những nội dung thuộc thẩm quyền. Nhưng với những bất cập về mặt chính sách phát sinh trong thực tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Quảng Ninh cũng chỉ dừng lại ở mức tiếp thu, tổng hợp ý kiến của doanh nghiệp để kiến nghị lên các cấp có thẩm quyền giải quyết trong thời gian tới. Theo đó, các ngân hàng cũng chỉ cam kết tạo điều kiện hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp hoạt động theo các chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh; đặc biệt là theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN và Thông tư 03/2021/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước.
Ông Đào Mạnh Lượng, Chi hội trưởng Chi hội Tàu du lịch Hạ Long chia sẻ: “Hiện tại doanh nghiệp tôi đã nằm trong nhóm nợ xấu, dù đã trình đơn lên ngân hàng nhưng không được giải quyết”.
Theo ông Lượng, gia đình ông đã phải bán tống tháo nhiều tài sản giá trị để tất toán, do bất đồng với chính sách “không khoan nhượng” của ngân hàng. Tuy nhiên bản thân ông còn có tài sản khác để bán đi trả nợ cho ngân hàng, nhưng nhiều chủ tàu khác đã dồn toàn lực mua sắm tàu, không còn tài sản gì để có thể bán đi, hòng thoát cảnh nợ nần.
Tính đến thời điểm này, tổng dư nợ vốn cho vay liên quan đến tàu du lịch là gần 2.000 tỉ đồng, với 243 khách hàng vay. Hoạt động đón khách “đóng băng”, không có nguồn thu trả công nhân viên, bảo dưỡng phương tiện và trả lãi ngân hàng, nhiều chủ tàu đã tính bán tàu để cắt lỗ nhưng theo thống kê của Sở Giao thông Vận tải Quảng Ninh, từ 1/9/2020 – 7/5/2021, chỉ có 29 tàu du lịch được chuyển quyền sở hữu.
Thực hiện Nghị quyết 84/NG-CP ngày 29/5/2020 của Chính Phủ
Có thể bạn quan tâm
Quảng Ninh: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công để thu hút đầu tư
00:17, 12/06/2021
Quảng Ninh nỗ lực “chia lửa” cùng Bắc Giang
17:21, 07/06/2021
Quảng Ninh chung tay cùng cả nước đưa nguồn vắc-xin tiêm cho người dân
18:41, 06/06/2021
Quảng Ninh - Những con tàu đang “chìm dần” (Kỳ 2): Trông chờ “gói kích cầu du lịch”
11:06, 06/06/2021