Quảng Ninh: Quyết tâm đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế từ “nâu” sang “xanh”

Diendandoanhnghiep.vn Thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung chỉ đạo chuyển đổi mạnh mẽ mô hình tăng trưởng từ “nâu” sang “xanh”. Từ đó phát triển công nghiệp năng lượng thân thiện với môi trường.

>>> Quảng Ninh: Nỗ lực đưa sản phẩm OCOP từ “làng” lên “phố”

Từ phát triển nguồn năng lượng sạch

Theo lãnh đạo TP Móng Cái - Quảng Ninh: Với vị trí địa lý, đường bờ biển dài, đặc thù khí hậu nhiệt đới gió mùa và có nguồn năng lượng tái tạo dồi dào và đa dạng, giàu tiềm năng cho việc khai thác, sản xuất, phát triển nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng gió...,TP Móng Cái là một trong những địa phương được lựa chọn để phát triển năng lượng xanh, năng lượng tái tạo. 

Ông Hồ Quang Huy - Chủ tịch UBND TP Móng Cái cho biết: Trên cơ sở triển khai thực hiện các chiến lược, quy hoạch đã được phê duyệt, TP Móng Cái từng bước đầu tư phát triển, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng kết nối các vùng kinh tế động lực trong khu vực, đặc biệt là khu vực ven biển.

Trong đó, quan tâm đến việc đầu tư nghiên cứu, phát triển công nghệ liên quan đến nguồn năng lượng tái tạo, nguồn năng lượng mới “từ nâu sang xanh”, chuyển đổi từ việc tiêu thụ các nguồn năng lượng truyền thống như than, dầu, khí tự nhiên… sang các nguồn năng lượng sạch và an toàn như gió, mặt trời, nước, nhiên liệu sinh học.

Bên cạnh đó, phát huy tiềm năng tối đa, tăng cường giám sát, quản lý, bảo vệ môi trường biển, tránh ô nhiễm môi trường biển; đầu tư phát triển hạ tầng kết nối các vùng kinh tế động lực ven biển gắn với đầu tư khai thác có hiệu quả cảnh quan tự nhiên nhất là khu vực biển song vẫn bảo tồn được hệ sinh thái biển, đảo góp phần phát triển ngành kinh tế biển theo hướng bền vững.

Sở Công Thương khảo sát, đánh giá tiềm năng năng lượng tái tạo tại xã Vĩnh Thực, TP Móng Cái (Ảnh: Báo Quảng Ninh)

Sở Công Thương khảo sát, đánh giá tiềm năng năng lượng tái tạo tại xã Vĩnh Thực, TP Móng Cái (Ảnh: Báo Quảng Ninh)

Được biết, để phát triển nguồn năng lượng xanh, năng lượng tái tạo, tỉnh đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung Dự án Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh công suất 1.500MW (giai đoạn 1) tại phường Cẩm Thịnh, TP Cẩm Phả vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh tại Văn bản số 1409/TTg-CN ngày 17/10/2020. Đây là nhà máy điện sử dụng khí LNG nhập khẩu đầu tiên của miền Bắc có công suất dự kiến 1.500MW. Dự kiến, khi đi vào hoạt động, Nhà máy sẽ cung cấp cho hệ thống lưới điện quốc gia khoảng 9 tỷ kWh điện/năm và đóng góp cho ngân sách địa phương khoảng 57.700 tỷ đồng trong vòng 25 năm.

Ngay sau đó, Quảng Ninh đã chấp thuận nhà đầu tư và thực hiện khởi động dự án Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh với kinh phí đầu tư hơn 47.400 tỷ đồng (tương đương hơn 2 tỷ USD). Với việc đầu tư xây dựng Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh, tỉnh đã khẳng định lợi thế cạnh tranh về phát triển điện lực quốc gia về điện khí LNG.

Cùng với đó, tỉnh cũng đề nghị bổ sung quy hoạch phát triển điện gió giai đoạn 2021-2040 tại địa phương là 5.000MW (gió ngoài khơi là 3.000MW, gió trên bờ 2.000MW), trong đó giai đoạn 2021-2030 là 2.500MW (gió ngoài khơi là 500MW, gió trên bờ 2.000MW). Đề xuất này được tỉnh đưa ra nhằm khai thác những lợi thế nổi trội về nguồn năng lượng tái tạo trên địa bàn, nhất là về điện gió. Quảng Ninh được Viện Năng lượng khảo sát, đánh giá là địa phương có tiềm năng phát triển điện gió rất to lớn trên đất liền và ngoài khơi, với tổng công suất khoảng 15.397MW. 

Được biết, theo Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Quảng Ninh sẽ phát triển công nghiệp năng lượng thân thiện với môi trường; tiếp tục duy trì là một trung tâm năng lượng của quốc gia (một trong những trung tâm điện gió, điện khí LNG của miền Bắc), chuyển dần sang phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo.

Trong thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục tập trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp xanh, tăng nhanh tỷ trọng đóng góp của công nghiệp chế biến, chế tạo công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn; đưa ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trở thành một trụ cột chính trong nền kinh tế. Trong đó, phát triển đồng bộ, hợp lý và đa dạng hoá các loại hình năng lượng, ưu tiên khai thác, sử dụng triệt để và hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch; tiếp tục duy trì là một trung tâm năng lượng của quốc gia, chuyển dần sang phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo.

Bên cạnh đó, kêu gọi đầu tư phát triển điện khí LNG; phát triển nguồn điện gió trên bờ, gần bờ và ngoài khơi và các dự án điện tận dụng khí, nhiệt thải để phát điện nhằm bảo đảm an ninh năng lượng và phát triển bền vững theo Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tại Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị.Quảng Ninh đang chuyển đổi mạnh mẽ mô hình tăng trưởng từ “nâu” sang “xanh”, phát huy nội lực, ưu tiên phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, từ đó phát triển công nghiệp năng lượng thân thiện với môi trường.

... đến quyết tâm chuyển đổi

Theo lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh: Những năm qua Quảng Ninh đã quyết tâm đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế từ “nâu” sang “xanh. Điều đó được thể hiện rõ nét trong các quy hoạch quan trọng của tỉnh.

Theo đó, tỉnh đã ban hành nhiều chương trình kế hoạch đi sâu vào quản lý từng thành phần môi trường, kiểm soát từng loại chất thải của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, như: Không khí, nước thải, chất thải sinh hoạt, chất thải nhựa...

Quảng Ninh hiện là một trong số ít các địa phương trong nước ban hành quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến hoạt động nuôi trồng thủy sản lồng, bè, giàn có sử dụng phao nổi. Trên cơ sở đó, tỉnh đã chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương chuyển đổi lồng, bè, giàn bằng phao xốp sang vật liệu thân thiện với môi trường. Quảng Ninh cũng là tỉnh đi đầu trong di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư; xây dựng trạm quan trắc môi trường tự động (157 trạm).

cùng với sức đóng góp to lớn, mô hình tăng trưởng dựa vào công nghiệp, chủ yếu là khai thác than ở Quảng Ninh ngày càng bộc lộ những mảng “nâu” với nhiều bất cập (Ảnh minh họa)

Cùng với sức đóng góp to lớn, mô hình tăng trưởng dựa vào công nghiệp, chủ yếu là khai thác than ở Quảng Ninh ngày càng bộc lộ những mảng “nâu” với nhiều bất cập (Ảnh minh họa)

Ông Vũ Trọng Hiệt - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh cho biết: Tiêu chuẩn về phát thải ngày càng nghiêm ngặt hơn, yêu cầu giảm nồng độ bụi phát thải ra môi trường dưới tiêu chuẩn cho phép là điều kiện bắt buộc với các nhà máy sản xuất. Công ty đã lắp đặt trạm quan trắc môi trường tự động và các dữ liệu này đều công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân được biết, cùng giám sát chất lượng môi trường. Từ năm 2022 đến nay, Công ty đã đầu tư trên 150 tỷ đồng để cải tạo, nâng cấp công nghệ thiết bị sản xuất đối với dây chuyền của lò nung số 1 và số 2, riêng đầu tư cho thiết bị lọc bụi là 30 tỷ đồng/lò.

Quảng Ninh tăng cường chỉ đạo các đơn vị khai thác than trên địa bàn đảm bảo kinh phí cho bảo vệ môi trường. Riêng đối với TKV, tổng chi phí cho công tác bảo vệ môi trường hằng năm là hơn 1.000 tỷ đồng; trong đó 50% dành cho đầu tư các công trình bảo vệ môi trường, 50% dành cho các công việc bảo vệ môi trường thường xuyên. TKV đang từng bước thực hiện lộ trình kết thúc khai thác than lộ thiên theo quy hoạch của Chính phủ. Kết quả này vừa thể hiện sự chủ động của TKV, vừa khẳng định mối quan hệ gắn bó, đồng hành hết sức chặt chẽ, hiệu quả giữa tỉnh Quảng Ninh và ngành Than trong phương châm phát triển bền vững.

Ông Trần Như Long - Giám đốc Sở TN&MT, nhấn mạnh: Để xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, là một trong những trung tâm phát triển năng động toàn diện phía Bắc, giai đoạn tới tỉnh sẽ tiếp tục tận dụng tối đa nguồn đất đá thải mỏ, phục vụ cho các mục đích như san lấp mặt bằng, tạo nền móng cho các công trình xây dựng hạ tầng giao thông và xem xét giải quyết theo hướng xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, thực hiện quản lý theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường thay cho việc quản lý như đối với khoáng sản theo quy định của Luật Khoáng sản.

Đồng thời xây dựng các cơ chế chính sách nhằm khuyến khích doanh nghiệp sử dụng các nguồn năng lượng sạch, ứng dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất, kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường. Đặc biệt, tỉnh đặt ra lộ trình phấn đấu đến năm 2025 chấm dứt khai thác, đóng cửa toàn bộ mỏ đá làm vật liệu xây dựng thông thường để hoàn nguyên môi trường. Đây là một trong những giải pháp quan trọng nhằm tiếp tục hiện thực hóa mục tiêu chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ “nâu” sang “xanh” của tỉnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Quảng Ninh: Quyết tâm đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế từ “nâu” sang “xanh” tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714284069 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714284069 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10