Quảng Ninh: Linh hoạt ứng dụng công nghệ trong kiểm soát dịch

Diendandoanhnghiep.vn Quảng Ninh đã kết nối đồng bộ dữ liệu và vận hành thử hệ thống tự động kiểm soát người ra, vào địa phương tại chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 trạm thu phí cầu Bạch Đằng, thị xã Quảng Yên.

Theo đại diện Công ty TNHH Điện tử Hanet Việt Nam cho biết: Trên cơ sở ý tưởng đặt hàng của tỉnh Quảng Ninh, công ty đã xây dựng phần mềm và lắp đặt thử nghiệm 4 máy hỗ trợ khai báo tự động để phục vụ cho hoạt động kiểm soát tại chốt kiểm soát phòng, chống COVID-19 trạm thu phí cầu Bạch Đằng từ ngày 28/9. Qua thời gian vận hành thử nghiệm cho thấy hiệu quả bước đầu, góp phần giảm quy trình cũng như thời gian thực hiện các thủ tục khai báo của người dân.

Hệ thống tự động kiểm soát người ra, vào gắn các camera tự động quét mã QR của người dân khi qua chốt, thay vì cán bộ tại chốt phải dùng điện thoại cá nhân để quét và kiểm tra như trước. Khi người dân đưa mã QR vào vị trí quy định, camera sẽ tự động quét và tiếp nhận thông tin dữ liệu, giấy tờ tùy thân truyền đến máy tính. Cán bộ trực sẽ kiểm tra thông tin người dân đã khai báo có chính xác với giấy đi đường và giấy tờ tùy thân hay không. Camera quét mã QR tự động xử lý thông tin nhanh hơn nhiều so với quét mã bằng điện thoại di động.

ông Ngô Hoàng Ngân - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh

Ông Ngô Hoàng Ngân - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh tại buổi kiểm tra hoạt động của Chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19

Theo ông Ngô Hoàng Ngân - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh cho biết: Quảng Ninh đang kiên trì thực hiện chủ trương bảo vệ sức khỏe nhân dân gắn với đạt “mục tiêu kép” và phương châm “Vắc xin + 5K + công nghệ + truyền thông”. Trong đó, việc củng cố năng lực công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch, đặc biệt thí điểm đưa trí tuệ nhân tạo tại Chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 Trạm thu phí cầu Bạch Đằng là giải pháp quan trọng. Ông Ngân cũng đề nghị, công ty TNHH Điện tử Hanet Việt Nam tiếp tục bố trí đội ngũ kỹ thuật thường trực tại chốt kiểm soát để theo dõi hoạt động của hệ thống thiết bị này trong thực tế. Trên cơ sở đó tiếp tục nâng cấp, điều chỉnh để nâng cao hiệu quả hoạt động. Trong quá trình điều chỉnh công ty phối hợp chặt chẽ với Sở Thông tin và Truyền thông cùng các đơn vị liên quan lưu ý việc xây dựng hệ thống lưu trữ dữ liệu tổng thể và kết nối với hệ thống dữ liệu chung của tỉnh. Bổ sung thêm thông tin điểm đến của người, phương tiện khi qua chốt. Qua đó, phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát của tỉnh và các địa phương.

Đồng thời, yêu cầu Công ty TNHH Điện tử Hanet Việt Nam từng bước hướng dẫn, chuyển giao quy trình vận hành cho lực lượng chức năng tại chốt kiểm soát để vận hành lâu dài. TX Quảng Yên tăng cường thêm lực lượng đoàn viên, thanh niên để hướng dẫn người dân thực hiện các thủ tục khai báo y tế khi qua chốt. Trước mắt, lắp đặt bổ sung màn hình trình chiếu videoclip hướng dẫn quy trình hoạt động của hệ thống máy quét mã QR code tự động để người dân nắm được và thực hiện.

Chốt kiểm soát khai báo y tế chân cầu Bạch Đằng

Chốt kiểm soát khai báo y tế chân cầu Bạch Đằng

Theo bà Đinh Thị Kịm Huệ - Giám đốc Công ty TNHH An Hồng cho biết: Việc tỉnh Quảng Ninh đã kết nối đồng bộ dữ liệu và vận hành thử hệ thống tự động kiểm soát người ra, vào tỉnh tại chốt kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 trạm thu phí cầu Bạch Đằng, thị xã Quảng Yên. Qua ứng dụng công nghệ này giúp cho chốt kiểm soát ra vào địa phương giảm số lượng nhân sự, rút ngắn thời gian kiểm tra thông qua việc tra cứu trên hệ thống máy tính và quan trọng hơn cả là hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh, khi lực lượng trực tại các chốt kiểm tra không phải tiếp xúc nhiều với người dân qua chốt.

Trước đó, Tổ công tác đặc biệt của Bộ GTVT về công tác vận tải hàng hóa gắn với phòng, chống dịch COVID-19 khi đi kiểm tra các chốt kiểm soát dịch trên địa bàn tỉnh Nam Định, tỉnh Thái Bình và TP Hải Phòng đã phát hiện nhiều vấn đề bất cập cần điều chỉnh. Cụ thể, tại chốt kiểm soát Cao Bồ trên Quốc lộ 10, chốt trước cầu Tân Đệ thuộc tỉnh Nam Định và sau cầu Tân Đệ của tỉnh Thái Bình, việc triển khai công tác kiểm tra thông tin phương tiện và lái xe vận tải tại các chốt còn tương đối thủ công, chưa tận dụng các thiết bị thông minh có chức năng quét mã QR Code để kiểm tra phương tiện. Lực lượng tại chốt khi kiểm tra phương tiện đều yêu cầu kiểm tra giấy xét nghiệm của lái xe, điều này khiến công tác kiểm tra mất thêm thời gian và tăng khả năng tiếp xúc. 

Từ mô hình ứng dụng công nghệ kiểm soát tự động hay tại Quảng Ninh và các vấn đề còn tồn tại ở các chốt kiểm soát tại tỉnh Nam Định, việc ứng dụng công nghệ tại các chốt kiểm soát dịch cần được thí điểm và triển khai rộng rãi tại các địa phương.

Được biết, để “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả COVID-19”, từ ngày 3/10, tỉnh Quảng Ninh có sự điều chỉnh về thời gian xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh và việc kiểm soát người về từ vùng dịch. Trong đó, tỉnh sẽ điều chỉnh thời gian áp dụng xét nghiệm Realtime-PCR qua các chốt kiểm soát là 72 giờ thay vì 48 giờ như trước đó. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh sẽ thực hiện xét nghiệm sàng lọc đối với tất cả các trường hợp người lao động có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19 như ho, sốt, khó thở… hoặc có yếu tố dịch tễ liên quan; đối với việc xét nghiệm định kỳ cho người lao động được phân thành nhóm có nguy cơ rất cao, nhóm nguy cơ cao và nhóm có nguy cơ để tổ chức xét nghiệm phù hợp.

Việc ứng dụng công nghệ giúp giảm số lượng nhân viên tại chốt kiểm soát, cũng như hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Việc ứng dụng công nghệ giúp giảm số lượng nhân viên tại chốt kiểm soát, cũng như hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Đối với huyện, thị xã, thành phố có nguy cơ rất cao sẽ xét nghiệm định kỳ 1 tuần/lần cho tối thiểu 20% số người lao động có nguy cơ cao (tổ trưởng tổ sản xuất, quản đốc phân xưởng, lãnh đạo công ty, lễ tân…); xét nghiệm định kỳ 1 tuần/lần cho toàn bộ người cung cấp dịch vụ trực tiếp cho cơ sở sản xuất, kinh doanh (cung cấp suất ăn, thực phẩm, nguyên vật liệu liệu, dịch vụ bảo vệ, vệ sinh…).

Tại các địa phương có nguy cơ cao và có nguy cơ thì nhóm các đối tượng trên sẽ xét nghiệm định kỳ 2 tuần/lần cho tối thiểu 5% - 10% số người lao động có nguy cơ cao; xét nghiệm định kỳ 2 tuần/lần cho toàn bộ người cung cấp dịch vụ trực tiếp cho cơ sở sản xuất, kinh doanh. Điểm mới đối với người đã tiêm đủ hai mũi vaccine (mũi cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng) hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng sẽ không phải xét nghiệm.

Đối với việc kiểm soát người ra, vào địa bàn tỉnh từ các vùng có dịch, các vùng đang phải áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch theo Chỉ thị số 15, Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ phải có giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 (theo phương pháp RT-PCR) trong thời gian không quá 72 giờ kể từ khi lấy mẫu và áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh tại các Văn bản số 6530/UBND-DL1 ngày 19/8/2021 và số 6636/UBND-DL1 ngày 22/9/2021 (yêu cầu người vào tỉnh Quảng Ninh phải tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19, thực hiện cách ly tập trung tự trả phí và cách ly tại nhà theo quy định nếu trở về từ các vùng đang thực hiện giãn cách xã hội, trừ các đoàn thực hiện công vụ).

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Quảng Ninh: Linh hoạt ứng dụng công nghệ trong kiểm soát dịch tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714189925 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714189925 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10